Đức Thánh Hiền trong chùa là ai


tùy phiên âm].

Đối xứng với tượng Đức Ông, thường có tượng Thánh Hiền.Pho tượng tạc hình một vị Tăng đầu đội mũ hoa sen, tay phải bắt ấn Cát tường hoặc ấn Vô úy, tay trái để ngửa trong lòng, ngồi thả chân chứ không xếp bằng như tượng Phật, Bồ tát.

Xét về tổng quan, tượng này đại diện cho tất cả các vị Thánh trong Phật giáo đã có công lưu truyền, hoằng bá Phật pháp nói chung. Về cụ thể, thì tượng được coi là tượng thờ riêng Tôn giả A Nan Đà, vì ông là đại đệ tử có công lớn nhất trong việc kết tập kinh sách, nên được coi là vị Thánh Tổ tiếp tục truyền bá phát triển Phật giáo. Do đó nhiều chùa đề tên tượng này là A Nan [hoặc Át Nan - 

 Hai bên tượng Thánh hiền có hai thị giả. Nhiều chùa thì hai thị giả này có hình dáng dữ tợn, một bên mặt đen sì hoặc xanh lè gọi là Tiêu Diện Đại sỹ, một bên trắng hơn là Quỷ vương. Tượng Tiêu Diện đại sĩ tượng trưng cho Bồ tát hóa thân xuống địa ngục để cứu độ chúng sinh nơi đó, nhưng để phù hợp với cõi địa ngục nên mặt mũi cũng hung dữ, dù có tâm Phật. Do đi khắp các cõi ngục, nên lửa địa ngục thiêu cháy mặt Bồ tát, mặt trở thành đen hoặc xanh. Quỷ vương sau khi nghe được Phật pháp từ Tiêu Diện cũng phát nguyện hộ pháp cõi địa ngục. Do đó hai tượng này bày ngang với nhau. Tượng Thánh hiền chùa Bà Đá.

Đức Ông [hay còn gọi là Đức Chúa Ông] và Đức Thánh Hiền là 2 vị thánh được thờ đối xứng với nhau ở các ngôi chùa Phật Giáo truyền thống và thường có ban thờ riêng 2 ngài. Theo trình tự lễ chùa, trước tiên phải vào dâng lễ ban Đức Ông, báo cáo xin phép rồi mới tới lễ ban Phật. Theo kinh sách nhà Phật ghi chép lại, Đức Chúa Ông tên thật là Anathapindika – một doanh nhân, trưởng giả giàu có ở Ấn Độ cổ đại. Ngài là một tín đồ giàu có, mộ đạo đã bỏ ra một lượng tài sản vô cùng lớn để dát vàng kín mặt vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Vệ Xá, mua lại khu vườn xinh đẹp, cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn tới thuyết pháp. Ngài được xem là thí chủ lớn nhất, rộng rãi nhất từ trước cho đến nay. Do làm nhiều việc thiện và ủng hộ Phật pháp nên dù không phải là Phật nhưng Cấp Cô Độc vẫn được thờ tại các ngôi chùa, tôn làm Long Thần hộ pháp, là vị thần trông coi và bảo vệ chùa.

Đối xứng với tượng Đức Ông, là tượng Đức Thánh Hiền. Là pho tượng tạc hình một vị Tăng đầu đội mũ hoa sen, tay phải bắt ấn Cát tường hoặc ấn Vô úy, tay trái để ngửa trong lòng, ngồi thả chân chứ không xếp bằng như tượng Phật, Bồ tát. Tượng đức Thánh Hiền này đại diện cho tất cả các vị Thánh trong Phật giáo đã có công lưu truyền, hoằng bá Phật pháp nói chung. Về cụ thể, thì tượng được coi là tượng thờ riêng Tôn giả A Nan Đà, vì ông là đại đệ tử có công lớn nhất trong việc kết tập kinh sách, nên được coi là vị Thánh Tổ tiếp tục truyền bá phát triển Phật giáo. Do đó nhiều chùa đề tên tượng này là A Nan [hoặc Át Nan] Hai bên tượng Thánh hiền có hai thị giả. Nhiều chùa thì hai thị giả này có hình dáng dữ tợn, một bên mặt đen sì hoặc xanh lè gọi là Tiêu Diện Đại sỹ, một bên trắng hơn là Quỷ vương.

Là hai pho tượng không thể thiếu tại Chùa và đối với những quý khách có duyên được 2 đức thánh phù hộ thỉnh về thờ tại gia nên cơ sở sản xuất đồ thờ Thông Hồng xin được giới thiệu về quy trình chế tác và điêu khắc tượng Đức ông và tượng Đức Thánh Hiền theo các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Khảo sát nhu cầu của khách hàng & Tư vấn của nghệ nhân Thông Hồng

Giới thiệu các mẫu tượng có sẵn qua ảnh, mẫu do khách hàng cung cấp, hoặc mẫu do nghệ nhân tự phác thảo;

Giới thiệu các kích thước tiêu chuẩn của các pho tượng đức Ông, tượng đức Thánh Hiền  phổ biến tại các chùa chiền, nơi thờ phụng;

Chọn vật liệu chính sử dụng cho pho Tượng: Đây là khâu quan trọng để đục tượng. Vật liệu từ xa xưa dùng để chế tác tượng Phật hay được làm bằng gỗ mít, đây là chất liệu thường được sử dụng trong các đình chùa. Ngày nay tượng phật có thể được làm từ nhiều loại gỗ cao cấp như gỗ trắc, gỗ mun, gỗ hương thậm chí là gỗ sưa và hoàng đàn. Tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng của khách hàng mà Thông Hồng sẽ lựa chọn gỗ phù hợp.

Thống nhất vật liệu hoàn thiện của pho Tượng như phủ sơn bóng, sơn giả cổ, hay sơn son thếp vàng, mạ vàng quỳ, men đá, men rạn...

Thống nhất với khách hàng trong trường hợp khách hàng có thể tiến hành làm lễ trì chú của Gỗ trước khi nghệ nhân chế tác.

Giai đoạn 2: Chế tác & điêu khắc tượng Phật

Bước 1: Chế tác bản mộc

Đây là bước đầu tiên của quá trình hình thành một bức tượng phật. Những nghệ nhân của Đồ thờ Thông Hồng sẽ tạo dáng thô cho pho tượng. Ở bước này, chúng tôi gia công phần đầu, mặt tượng trước tiên, đục phác thảo các khối đầu, hốc mắt  rồi tới  trán, mũi, môi, v.v… Các nghệ nhân thường làm theo lối chế tác nhanh nhất bằng cách thực hiện đó là phân đôi khối đầu, thường lấy đường vạch thẳng bổ giữa sống mũi, xong đục một bên mặt trước; tiếp đó lấy sống mũi làm trục đối xứng, cuối cùng đục nốt nửa phần còn lại và đối chiếu với các chi tiết bên kia cho đối xứng. Trên khuôn mặt tượng các nghệ nhân chế tác tại Thông Hồng cũng phân chia ra thành từng mảng, từng diện: khoảng cách giữa hai con mắt, nhất là từ chân tóc tới chân mày, chiều dài của sống mũi, bề rộng của cánh mũi, hoặc khoảng cách giữa môi trên và môi dưới, từ môi dưới tới cằm, hay độ dày của môi.v.v…Tính toán sau để toát lên được các góc cạnh trang nhã phong cách nghiêm trang, thông thái hoặc tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Bước 2: Điêu khắc chi tiết

Sau khi đã định hình được kiểu dáng của tượng, và đục sơ khai để phác thảo bức Tượng [lấy dáng chung] những người thợ lành nghề sẽ sẽ đi những đường nét chính, đục chạm liền một lượt suốt từ diện tượng đến bệ tượng rồi đến khâu đục chi tiết, những người thợ tạc tượng cũng thể hiện dần từng bộ phận. Khâu này được coi là bước quan trọng nhất trong cả quá trình hoàn thành một pho tượng. Trong khi đục vẫn phải phân chia những mảng khối, từng khoảng cách và đảm bảo những tỷ lệ “quân bình”, cân xứng của hai bức tượng Đức Ông & đức Thánh Hiền.

Bước 3: Đục chạm, đẽo gọt & tạo điểm nhấn

Sau bước 2 là khâu gọt tượng, nạo tượng, rồi đánh giấy ráp cho nhẵn pho tượng. Đây là bước hoàn thiện các đường nét, các chi tiết để tạo nên một bức tượng phật Sơn Đồng bằng gỗ hoàn chỉnh, tạo nên được tuỳ khí của pho tượng ví dụ như tượng Đức Ông, ngài xuất thân là doanh nhân giàu có nên gương mặt tinh anh, trang phục dát vàng. Ở bước này, nghệ nhân của Thông Hồng sẽ sử dụng lọai đục dẹt, mỏng để tách từng chi tiết sao cho toát lên được vẻ anh tú và tinh anh của gương mặt ngài.  Gọt nạo được coi là khâu hoàn chỉnh phần gỗ trước khi chuyển sang phần sơn ở bước 4 tiếp theo.

Bước 4: Công tác sơn lót & sơn phủ bề mặt tượng

Bước cuối cùng khá quan trọng, những bức tượng sau khi được chạm trổ kỹ càng và đánh mịn, bỏ hết những lớp gỗ gồ ghề trên bề mặt. Sau khi làm mịn phủ sơn bảo vệ và mạ vàng cho sản phẩm khiến cho bức tượng sáng bóng, đẹp và có hồn hơn bao giờ hết. Bước này cũng cần tỉ mỉ, cẩn thận và chau chuốt để thể hiện hồn của bức tượng

Trên đây là quy trình chế tác tượng Đức Ông và tượng Đức thánh Hiền tại cơ sở Thông Hồng làng nghề Sơn Đồng, chúng tôi mong muốn thông qua bài viết này sẽ giúp khách hàng có góc nhìn tổng quan hơn về quá trình ra đời của 1 bức tượng Phật trang nghiêm và thanh tịnh là không hề đơn giản mà rất công phu, mất nhiều thời gian chế tác và chứa đầy tính nghệ thuật của làng nghề truyền thống Sơn Đồng.

Đức Ông hay còn gọi là Đức Chúa Ông là một trong những vị Thần được thờ phụng tại đền, chùa. Hầu hết các ngôi chùa Phật giáo truyền thống đều có một ban riêng thờ Ngài.

Theo sách Phật Giáo ghi chép lại, Đức Chúa Ông hiệu là Cấp Cô Độc [Anathapindika] tức là chu cấp cho hết thảy những người cô đơn, nghèo khổ, bệnh tật... – một doanh nhân giàu có ở Ấn Độ cổ đại.

Ngài là người giàu có, mộ đạo đã bỏ ra một lượng tài sản vô cùng lớn để dát vàng kín mặt vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Vệ Xá. Cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn tới thuyết pháp. Ngài được xem là thí chủ lớn nhất, rộng rãi nhất từ trước đến nay.

Đức Ông là một vị Thần hộ pháp được thờ trong các ngôi chùa Phật giáo

Hai vị Hộ pháp khuyến thiện trừng ác trong các ngôi chùa Việt

Về góc độ thần thông, Ngài có công năng thấy hết mọi kho tàng, tài bảo trên thế gian, không cầu cũng có, phong túc không ai bằng. Tài bảo đó cúng dường Tam Bảo, bố thí cho kẻ cùng khốn, nên ở Ngài đầy đủ hạnh Phổ Hiền, đức Từ Bi.

Đức Ông còn nổi tiếng là một người có tấm lòng quảng đại. Thường xuyên làm nhiều việc tốt, giúp đỡ người nghèo khổ. Đặc biệt nhất là giúp cô nhi quả phụ, tích vô số đức. Ngài là tín đồ có lòng trung thành hướng Phật. Luôn hết lòng với Phật Giáo, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì phục vụ cho đạo Phật cao cả, linh thiêng.

Thông qua Ngài, chúng sinh không chỉ hiểu hơn về những điển tích điển cố nhà Phật mà còn ghi nhớ sâu sắc những phẩm chất tốt đẹp, sự hướng thiện chân thành và các hoạt động từ thiện rộng rãi.

Những vị Hộ Pháp trong Phật giáo

Đức Ông là nhân vật có công lớn với Phật Pháp, ở hàng cư sĩ mà hộ trì chính pháp, trọn vẹn hạnh Từ, Bi, Hỉ, Xả, tế độ quần sinh. Do đó, ban Đức Ông luôn được đặt bên tay trái của ban Tam Bảo [tay phải là ban Thánh Hiền], chủ ý rằng hoằng pháp là tu sĩ, hộ pháp là hàng cư sĩ tại gia. Khi vào lễ chính điện, ta cũng vào từ cửa tay trái, tới ban Đức Ông lễ trước để bẩm báo vì Ngài có công xây chùa, tạc tượng.

Như vậy, có thể thấy Đức Chúa Ông hay Đức Ông là một vị Thần được tôn xưng trong Phật giáo. Thông qua Ngài, chúng sinh không chỉ hiểu hơn về những điển tích điển cố nhà Phật mà còn ghi nhớ sâu sắc những phẩm chất tốt đẹp, sự hướng thiện chân thành và các hoạt động từ thiện rộng rãi.

Những điều mà Đức Phật khuyên Đức Ông cũng là lời Phật dạy về tiền tài, về cách làm ăn và về thái độ đối với tài sản. Tiền không xấu, miễn đó là tiền được làm ra chân chính và được dùng chân chính.

Video liên quan

Chủ Đề