Dung dịch X làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Dung dịch X làm quỳ tím ngả màu xanh, dung d...

Câu hỏi: Dung dịch X làm quỳ tím ngả màu xanh, dung dịch Y không làm đổi màu quỳ tím. Trộn X và Y thấy xuất hiện kết tủa. Hai dung dịch X và Y có thể là:

A. NaOH và K2SO4.

B.NaOH và FeCl3.

C.K2CO3và Ba(NO3)2.

D.Na2CO3và KNO3.

Đáp án

C

- Hướng dẫn giải

Để ý rằng trộn X và Y thu được kết tủa → loại đáp án A và D. Để ý rằng dung dịch NaOH và K2CO3 đều có tính bazo: tính bazo của NaOH do ion OH-, tính bazo của K2CO3 do ion CO32-. Mặt khác dung dịch Y làm đổi màu quỳ tím → loại C (do dung dịch Ba(NO3)2 trung tính).
Chọn đáp án C.
Giải thích thêm về tính axit của dung dịch FeCl3: Cation Fe3+ được tạo ra do sự điện ly FeCl3 tác dụng với nước tạo thành chất điện ly yếu Fe(OH)2+ và giải phóng ion H+:
Fe3+ + HOH ⇄
Fe(OH)2+ + H+.

Đáp án C

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm

Bài tập về Cacbon, Silic cơ bản, nâng cao có lời giải !!

Lớp 11 Hoá học Lớp 11 - Hoá học

Câu hỏi:Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A.NaCl.

B.Na2SO4.

C.NaOH.

D.NaNO3.

Lời giải:

Đáp án đúng:C.NaOH

Giải thích:

NaOH là một bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bazơ qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

A. Bazơ

I. Định nghĩa về BAZƠ là gì?

Bazơlà hợp chất hóa học mà phân tử của nó bao gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH), trong đó hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit.

Ngoài ra, ta có thể hình dung bazơ chính là chất mà khi hòa tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có pH lớn.

Công thức của BAZƠ là gì?

Bazơ có công thức hóa học tổng quát sau đây:

M(OH)n

Trong đó:

+ M là môt kim loại

+ n là Hóa trị của kim loại.

- Ví dụ :

+ CTHH của bazơ Natrihidroxit là NaOH

+ CTHH của bazơ Sắt (III) hidroxit là H2CO3

+ CTHH của bazơ kali hidroxit là KOH

II. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính bazơ thành2 loại:

- Bazơtan được trong nướctạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

- Những bazơkhông tan trong nước:

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…

III. Tính chất hóa học của bazơ

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: 2NaOH + SO2→ Na2SO3+ H2O

3Ca(OH)2+ P2O5→ Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2+ 2HNO3→ Cu(NO3)2+ H2O

4) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí dụ: 2NaOH + CuSO4→ Na2SO4+ Cu(OH)2↓

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Thí dụ: Cu(OH) →t0CuO + H2O

2Fe(OH)3 →t0Fe2O3+ 3H2O

B. NATRI HIĐROXIT (NaOH)

I. Tính chất vật lí

– Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải giấy và ăn mòn da. Khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận.

II. Tính chất hóa học

Natri hiđroxit có đầy đủ tính chất của một bazơ tan (kiềm).

1. Làm đổi màu chất chỉ thị.

Dung dịch NaOH làm đổi màu qùy tím thành xanh, dung dịch phenolphatalein không màu thành màu đỏ.

2. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước (phản ứng trung hòa)

Thí dụ:NaOH + HCl → NaCl + H2O

2NaOH + H2SO4→ Na2SO4+ H2O

3. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

Thí dụ:2NaOH + CO2→ Na2CO3+ H2O

2NaOH + SO2→ Na2SO3+ H2O

(khi NaOH tác dụng vớiCO2, SO2còn có thể tạo ra muối axit NaHCO3, NaHSO3)

4. Tác dụng với dung dịch muối.

Thí dụ:2 NaOH + CuSO4→ Na2SO4+ Cu(OH)2↓

III. Ứng dụng

Natri hiđroxit có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất. Nó được dùng trong:

-Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt.

- Sản xuất giấy, tơ nhân tạo, trong chế biến dầu mỏ.

- Sản xuất nhôm (làm sạch quặng nhôm trước khi sản xuất).

IV. Sản xuất Natri hiđroxit

Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa. Thùng điện phân có màng ngăn giữa cực âm và cực dương.

2NaCl + 2H2O→2NaOH + H2+ Cl2

Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh

  • Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
  • Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh
  • Sự biến đổi màu quỳ tím như thế nào
    • 1. Đối với hợp chất vô cơ
    • 2. Đối với hợp chất hữu cơ
  • Bài tập vận dụng liên quan

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là có tính bazơ. Cũng như biết cách vận dụng vào giải các dạng câu hỏi bài tập tương tự, từ đó hình thành các kĩ năng thao tác làm bài tập xác định dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

  • Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
  • Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím
  • Dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ
  • Dãy các bazo làm phenolphtalein hóa đỏ
  • Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là
  • Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là

Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là

A. NaCl.

B. Na2SO4.

C. NaOH.

D. NaNO3.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

A. NaCl là muối có mối trường trung tính nên không làm quỳ tím đổi màu

B. Na2SO4 có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu

C. NaOH là bazo yếu do đó làm quỳ tím hóa xanh

D. NaNO3 có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu

Đáp án C

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh

A. H2NCH2COOH

B. HCl

C. CH3NH2

D. CH3COOH

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

H2NCH2COOH có số nhóm NH2 = số nhóm COOH => Không làm đổi màu quỳ tím

HCl là axit vô cơ làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

CH3NH2 là amin có tính bazo yếu làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

CH3COOH là axit hữu cơ làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

Đáp án C

Sự biến đổi màu quỳ tím như thế nào

1. Đối với hợp chất vô cơ

Quỳ tím đổi màu đỏ khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính axit.

Ví dụ: HCl, H2SO4, HNO3,...

Quỳ tím đổi màu xanh khi giấy quỳ tiếp xúc với dung dịch có tính bazo.

Ví dụ: Ca(OH)2, KOH, Ba(OH)2,...

Quỳ tím không đổi màu khi dung dịch đó là trung tính (tính axit = tính bazo).

Ví dụ: KCl, K2SO4, H2O, NaNO3,.....

2. Đối với hợp chất hữu cơ

Amin có nguyên tử N gắn trực tiếp với vòng benzen có tính bazo rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím

Các amin khác làm quỳ tím chuyển xanh.

Amino axit

Số nhóm NH2 = số nhom COOH => Không làm đổi màu quỳ tím

Số nhóm NH2 > số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa xanh (Ví dụ: Lysin)

Số nhóm NH2 < số nhóm COOH => Làm quỳ tím hóa đỏ (Ví dụ: Axit glutamic)

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1.Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím

A. HCl

B. Na2SO4

C. NaOH

D. KCl

Xem đáp án

Đáp án C

A. HCl là axit mạnh nên làm quỳ tím chuyển sang đỏ

B. Na2SO4 có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu

C. NaOH là bazo yếu do đó làm quỳ tím hóa xanh

D. KCl có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu

Câu 2. Dung dịch nào trong các dung dịch sau đây làm quỳ tím hóa xanh

A. NaCl

B. HNO3

C. NH3

D. HCl

Xem đáp án

Đáp án C

Dung dịch nào trong các dung dịch sau đây làm quỳ tím hóa xanh

A. Loại vì NaCl là muối trung hòa không làm đổi màu quỳ tím

B Loại vì HNO3 là axit làm quỳ tím đổi sang màu đỏ

D. Loại vì HCl là axit làm quỳ tím đổi sang màu đỏ

Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím

A. HCOOH

B. K2SO4

C. NH3

D. KCl

Xem đáp án

Đáp án D

A. HCOOH là axit mạnh làm quỳ tím hóa đỏ

B. K2SO4 có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu

C. NH3 là bazo yếu do đó làm quỳ tím hóa xanh

D. KCl có môi trường trung tính không làm quỳ tím đổi màu

Câu 4. Dung dịch nào làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

A. Metylamin.

B. Alanin.

C. Anilin.

D. Glyxin.

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 5. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Axit glutamic.

B. Alanin.

C. Glyxin.

D. Metylamin.

Xem đáp án

Đáp án D

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

A. Loại vì Axit glutamic (HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH) là axit làm quỳ tím đổi sang màu đỏ

B. Alanin có công thức hóa học là H2N-CH(CH3)COOH không làm đổi màu quỳ tím

C. Glyxin có công thức hóa học là H2N-CH2-COOH không làm đổi màu quỳ tím

D. Metylamin có công thức hóa học là CH3NH2 lam quỳ tím chuyển sang xanh

Câu 6. Dãy chất nào sau đây đều làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

A. Phenol, lysin, alanin.

B. Lysin, metylamin, axit glutamic.

C. Glyxin, phenylamin, axir fomic.

D. Anilin, etylamin, axit axetic.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 7.Trong các phát biểu sau:

(a) Dung dịch alanin làm quỳ tím hóa xanh.

(b) Dung dịch axit glutamic (Glu) làm quỳ tím hóa đỏ.

(c) Dung dịch lysin (Lys) làm quỳ tím hóa xanh.

(d) Từ axit e-aminocaproic có thể tổng hợp được tơ nilon-6.

(e) Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh

(f) Dung dịch metylamoni clorua làm quỳ tím hóa xanh

Số phát biểu sai là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 1

Xem đáp án

Đáp án C

(a) Sai. Dung dịch alanin không làm quỳ tím hóa xanh.

(b) Đúng. Dung dịch axit glutamic (Glu) làm quỳ tím hóa đỏ vì axit glutamic có 2 nhóm – COOH và 1 nhóm –NH2.

(c) Đúng. Dung dịch lysin (Lys) làm quỳ tím hóa xanh vì Lys có 1 nhóm –COOH và 2 nhóm –NH2.

(d) Đúng. Từ axít e-aminocaproic có thể tổng hợp được tơ nilon-6 bằng phản ứng trùng ngưng.

(e) Sai. Dung dịch anilin có tính base yếu, không làm quỳ tím hóa xanh.

(f) Sai. Dung dịch metylamoni clorua làm quỳ tím hóa đỏ.

Câu 8.Có các nhận định sau:

(1) Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

(2) Ancol etylic tác dụng được với NaOH.

(3) Axetandehit có công thức là CH3CHO.

(4) Từ 1 phản ứng có thể chuyển ancol etylic thành axit axetic.

(5) Từ CO có thể điều chế được axit axetic.

Số nhận định không đúng là

A. 5

B. 3

C. 2

D. 4

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Phenol làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. => Sai. Không làm đổi màu quì.

(2) Ancol etylic tác dụng được với NaOH. => Sai.

Câu 9.Cho các nhận định sau:

(1) Dùng dung dịch Br2 có thể nhận biết được các dung dịch anilin, fructozơ và glucozơ.

(2) Các aminoaxit có tính chất lưỡng tính nên dung dịch của chúng không làm đổi màu quì tím.

(3) Các amin đều có tính bazơ nên dung dịch của chúng làm quì tím hóa xanh.

(4) C6H12O3N2 có 3 đồng phân là đipeptit mạch hở.

(5) Phân tử amilozơ, amilopectin và xenlulozơ đều có mạch phân nhánh.

(6) Các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều nho chín để tăng cường thể trạng.

(7) Dung dịch hồ tinh bột hòa tan được iot ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.

Số nhận định đúng là

A. 4

B. 3

C. 1

D. 2

Xem đáp án

Đáp án C

Nhận định đúng: (1).

Các nhận định khác sai vì:

(2) Aa có tính lưỡng tính, nhưng tùy thuộc vào môi trường của aa có thể đổi màu quỳ tím.

(3) Anilin không làm quỳ tím chuyển màu

(4) Có 1 đồng phân đipeptit C6H12O3N2 được tạo thành từ alanin

(5) Amilopectin có cấu tạo mạch không phân nhánh

(6) Trong nho chín có nhiều glucozơ nên nếu bệnh nhân bị đái tháo đường ăn nhiều nho sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe

(7) Dung dịch hồ tinh bột hòa tan iot ở điều kiện thường tạo phức xanh tím.

Câu 10.Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng?

A. Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu

B. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím sang xanh

C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím

D. Tất cả các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím

Xem đáp án

Đáp án A

Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu

Câu 11.Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím:

A. Axit glutamic, valin, alanin

B. Axit glutamic, lysin, glyxin.

C. Alanin, lysin, metyl amin

D. Anilin, glyxin, valin.

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 12.Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là

A. 4

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Xem đáp án

Đáp án C

----------------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.