Dưới thời nhà Nguyễn Nho giáo như thế nào

1viện khoa học xã hội việt namĐại học quốc gia hà nộiViện triết họcTr-ờng Đại học khoa họcxã hội và nhân vănTạ VĂN LÂMSự ĐộC TÔN NHO GIáO d-ới TRIềU NGUYễN:NGUYÊN NHÂN Và ảNH HƯởNGđ-ơng thời CủA NóLuận văn thạc sĩ triết họcHà Nội - 20092viện khoa học xã hội việt namĐại học quốc gia hà nộiViện triết họcTr-ờng Đại học khoa họcxã hội và nhân vănTạ VĂN LÂMSự ĐộC TÔN NHO GIáO d-ới TRIềU NGUYễN:NGUYÊN NHÂN Và ảNH HƯởNGđ-ơng thời CủA NóChuyên ngành: Triết họcMã số: 60 22 80Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Nguyên ViệtHà Nội - 20093MỞ ĐÇU1. Tính cấp thiết của đề tài:Như chúng ta đều biết, để “Kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộcvà tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người…Xây dựng nền văn hoá Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội vàcon người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hộinhập kinh tế quốc tế” như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X củaĐảng đã chỉ ra, chúng ta cần phải phát triển và hoàn thiện tư duy lý luận.Song, theo Ph.Ăngghen: “Muốn hoàn thiện tư duy lý luận thì cho tới nay,không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thờitrước”[37; tr.487].Trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tam giáo (Nho, Phật và LãọTrang) đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành phong cách tư duy cũngnhư những giá trị tinh thần khác thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong đó,Nho giáo với tư cách trụ cột ý thức hệ của chế độ phong kiến Việt Nam hàngtrăm năm, đã có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình lịch sử tư tưởng Viê ̣t Nam.Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XIX đã song hành cùng với những biếnđộng lớn của đất nước. Nửa đầu thế kỷ XIX (từ khi nhà Nguyễn thành lập1802, đến khi Pháp xâm lược 1858) là thời kỳ nhà Nguyễn củng cố quyền lựckhông chỉ bằng những biện pháp hành chính, mà cả về hệ tư tưởng mang tínhý thức hệ dựa trên nền tảng của Nho giáo nhằm thiết lập và duy trì trật tự xãhội. Đây là nguyên nhân căn bản của sự độc tôn Nho giáo của vương triềuNguyễn.Việc độc tôn Nho giáo thời Nguyễn được xem là sự độc tôn lần thứhai, hay còn gọi là sự tái độc tôn. Sự độc tôn của nó lần thứ nhất từ thời Lê Sơđã đem lại sự ổn định xã hội trong gần 100 năm đầu của triều đại, nhờ đó màsự nghiệp tái thiết đất nước sau chiến tranh cũng như xây dựng và củng cố4chính quyền phong kiến trung ương tập quyền Đại Việt đạt được những thànhtựu nhất định.Ở thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam từ thế kỷXVI đến thế kỷ XVIII, Nho giáo vẫn tiếp tục nắm thế chủ đạo trong hệ thốngcác học thuyết triết học, chính trị, tôn giáo. Các thế lực phong kiến tuy thùđịch nhau , nhưng đều phải dựa vào Nho giáo để khẳng định đường lối trịnước đúng đắn và tính chính nghĩa của mình . Chính điều đó đã tạo đà chotriều Nguyễn tiếp tục dựa vào Nho giáo như là nền tảng hệ tư tưởng của triềuđại. Có thể nói, như sự độc tôn Nho giáo mà triều Nguyễn nửa đầu thế kỷXIX đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Song, cho đến nay, vấn đềvề triều Nguyễn vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở khách quan khoahọc, ở đó chuyên ngành lịch sử triết học cần phải góp phần mình vào việc làmrõ nguyên nhân và hệ quả của sự độc tôn Nho giáo.Xuất phát từ lý luận và thực tiễn cấp bách và trên cơ sở nghiên cứucủa nhiều ngành khoa học xã hội từ trước tới nay ở trong và ngoài nước,chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn:nguyên nhân và ảnh hưởng đương thời của nó” làm đề tài nghiên cứu choluận văn thạc sĩ triết học của mình.2. Tình hình nghiên cứu đề tài:Việc nghiên cứu Nho giáo thế kỷ XIX, cụ thể là một học thuyết chínhtrị - đạo đức mà triều đại phong kiến nhà Nguyễn chủ trương độc tôn, hiệnvẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.Giai đoạn từ những năm 60 của thế kỷ XX đến khi có các cuộc hộithảo về Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn tại Thanh Hoá (ngày18/10/2008), hầu như quan điểm của các nhà nghiên cứu chủ yếu nhìn nhận,đánh giá về việc độc tôn Nho của triều đại nhà Nguyễn mang nhiều yếu tốtiêu cực và bất hợp lý. Nói đúng hơn, các nhà nghiên cứu thống nhất ở việcxem giai đoạn lịch sử đó như là bước thụt lùi của cỗ xe lịch sử, đồng thời sựđánh giá một chiều thái quá của họ đã không đưa ra được những lý giải khách5quan cho vấn đề tại sao triều Nguyễn lại chủ trương độc tôn Nho giáo?Nguyên nhân của sự độc tôn Nho giáo, đã có những tác động, ảnh hưởng nhưthế nào đến các mặt đời sống xã hội thời bấy giờ?Nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội triều Nguyễn, theo chúng tôicó thể tạm quy về các phương diện khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích củatừng chuyên ngành khoa học xã hội như ngành sử học, văn học, triết học, v.v.Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ triết học , chúng tôi chú trọngnghiên cứu quan điể m của các học giả thuộc hai chuyên ngành tuy có khácnhau về mục đích và cách tiếp cận, song có điểm chung về nghiên cứu nguồngốc và diễn biến của các sự kiện, đó là Sử học và Triết học.Thứ nhất, đó là các công trình nghiên cứu về lịch sử Viê ̣t Nam nóichung và giai đoạn triều Nguyễn nói riêng. Cuốn Lịch sử Việt Nam (Lịch sửViệt Nam thế kỷ XIX), Nxb Khoa học Xã hội do GS. Nguyễn Khánh Toànchủ biên; Lịch sử cận đại Việt Nam, tập I, Nxb Giáo dục, 1960, do các tác giảTrần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự biên soạn; cuốn Lịch sử chếđộ phong kiến Việt Nam (Từ đầu thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX), tập III,Nxb Giáo dục, 1965, do Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên,Đinh Xuân Lâm biên soạn, đều có cách tiếp cận và các quan điể m đánh giátương đồng do đòi hỏi của thực tiễn đất nước thời bấy giờ. Các tác giả chorằng: “Sau khi đánh thắng Tây Sơn, trên cơ sở nước nhà được thống nhất rộnglớn, về mặt cai trị được tổ chức chặt chẽ hơn, có đủ khả năng để phát triển sảnxuất, đáng lẽ nhà cầm quyền phải nhận những điều kiện thuận tiện ấy để đưara những chính sách thích hợp làm cho nước thịnh dân giàu; trái lại, bè lũphong kiến thống trị triều Nguyễn càng ngày càng đi sâu vào con đường phảnđộng, phục hồi và ra sức củng cố quan hệ sản xuất cũ và cố bóp nghẹt lựclượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỷ thứ XVIII. Mọi chínhsách, luật lệ, thuế khoá, tổ chức của nhà Nguyễn ban hành đều nhằm bãi bỏtất cả những thắng lợi mà người dân đã giành được trước đó, và đều nhằm bảovệ đặc quyền của tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn được tha hồ đàn áp bóc lột6nhân dân, thu vét hết của cải thiên hạ về kho để ăn chơi hoang phí vô độ. Tấtcả những tổ chức về chính trị, về kinh tế, về quân sự, đều trở thành những cáigông cùm xiềng xích trói buộc kìm hãm nhân dân”[35; tr.402].Hội thảo Khoa học Quốc gia do Bộ Giáo dục và Trường Đại học SưPhạm tổ chức, năm 2002, với chủ đề: “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thờiNguyễn ở Đại học, Cao đẳng Sư phạm và Phổ thông”, đã tập hợp được hơn100 bài tham luận của các nhà nghiên cứu và giảng dạy về lĩnh vực lịch sử.Nội dung chủ yếu gồm: Những vấn đề chung, mang tính phương pháp luận;những vấn đề nghiên cứu về triều Nguyễn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,xã hội, quân sự, văn hoá, giáo dục, tư tưởng. Lần hội thảo này đã mang nhiềudấu ấn học thuật, với cách nhìn về triều Nguyễn mới mẻ, công tâm, kháchquan và khoa học hơn so với các công trình lịch sử trước đây. Cũng trên tinhthần ấy, các nhà khoa học đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịchsử để đánh giá triều Nguyễn vừa là tác nhân lịch sử, vừa là sản phẩm của lịchsử xã hội. Do vậy, nhận thức về triều Nguyễn đòi hỏi phải đặt nó trong bốicảnh lịch sử dân tộc và nhân loại thời bấy giờ, phải đứng trên quan điểm lịchsử của chủ nghĩa Mác - Lênin để xem xét các hiện tượng lịch sử ấy phát sinh,phát triển như thế nào và cần phải đánh giá chúng ra sao?Cũng có yêu cầu cần phải thống nhất quan điểm lịch sử và quan điểmgiai cấp trong việc đánh giá triều Nguyễn. Nếu trước đây có một số quanđiểm “hiện đại hoá lịch sử”, dẫn đến việc đánh giá quá cao công lao củaNguyễn Huệ, xem vua Quang Trung như là người đã hoàn thành công cuộcthống nhất đất nước và phủ nhận vai trò, đóng góp của Nguyễn Ánh và cácvua đời đầu nhà Nguyễn trong việc xây dựng đất nước cũng như xác lập chủquyền dân tộc của một quốc gia độc lập, thống nhất. Như chúng ta đều biếtrằng, Nguyễn Huệ đã đập tan các tập đoàn phong kiến trong nước và ngoàinước, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước, nhưng vẫn chưa thực hiện đượcsự thống nhất đất nước một cách triệt để, vì vẫn tồn tại các vùng lãnh thổ,dưới sự quản lý của anh em nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh tuy7không có công trong việc đặt nền móng cho sự thống nhất đất nước, song trêncơ sở đánh bại cuộc khởi nghĩa nông dân lớn đã thực hiện việc thống nhất đấtnước về mặt hành chính và ra sức củng cố chính quyền của mình. Trên cơ sởđó, chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp của triều đại nhà Nguyễn, cũngnhư không quá đề cao vai trò của nó mà không nhận thấy những mặt hạn chếcần phải được lý giải cặn kẽ và chính xác hơn.Trước đây, do nhận thức vấn đề chưa đầy đủ, các nhà sử học nước tađã từng có những đánh giá khá nặng nề về triều Nguyễn, xem nó như là mộttriều đại “phản động toàn diện”, “cõng rắn cắn gà nhà”…Thì giờ đây với cáinhìn mới, cùng với sự phân tích các sự kiện lịch sử một cách khoa học kháchquan, chính họ, chẳng hạn như GS. Đinh Xuân Lâm đã nhận xét: “…Chúng tacó quyền nói là với việc làm của các vua nhà Nguyễn, đặc biệt là ông vuakhai sáng Gia Long, không thể nói là có việc cõng rắn cắn gà nhà, rước voivề dày mả tổ”[79; tr.48].Gần đây, cuốn Lịch sử Việt Nam, tập II, do GS. Phan Huy Lê chủbiên, năm 2003 là công trình tập hợp và đánh giá tình hình đất nước từ đầuthế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX. Trong phần: Đại Nam thời Nguyễn nửa đầuthế kỷ XIX, cuốn sách đã trình bày rất rõ nét tình hình kinh tế, chính trị, vănhoá, tư tưởng của triều Nguyễn nói riêng và của xã hội Việt Nam nói chung.Tác giả nêu những mặt tích cực của vương triều Nguyễn như sau: “Từ GiaLong đến Minh Mạng, bộ máy cai trị của nhà Nguyễn ngày càng hoàn thiện,có thêm có bớt nhưng nhìn chung không cồng kềnh, thậm chí có thể coi làgọn nhẹ”[36; tr.418].Thứ hai, ngoài các bộ sử, hội thảo khoa học và các công trình nghiêncứu lịch sử Việt Nam nói trên, còn có những công trình nghiên cứu thuộc lĩnhvực tư tưởng triết học, cụ thể là Nho giáo và Nho học dưới triều Nguyễn.Cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim được xuất bản tại Hà Nội nhữngnăm 30 của thế kỷ XX, đã có cái nhìn rất thấu đáo và xác đáng về vị trí, vaitrò của Nho giáo trong bối cảnh lịch sử đương thời. Ông coi Nho giáo như8một thứ bảo vật của dân tộc và rất đắc dụng trong việc trị quốc an dân, làcông cụ tốt nhất để thiết lập trật tự xã hội có tôn ti, trật tự. Tác giả đã phântích khá thấu đáo về đường lối trị quốc mà nhà Nguyễn đã dựa vào Nho giáonhư một công cụ hữu hiệu.Đáng chú ý là công trình được giải thưởng Hồ Chí Minh của GS. TrầnVăn Giàu: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạngtháng Tám, tập I, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1973. Tác phẩm đã đề cậpđến Nho giáo và vai trò của nó dưới triều Nguyễn. Theo GS. Trần Văn Giàu:“Trong lịch sử nước ta, các vương triều tiến bộ trước đây đều được thiết lậptrên thắng lợi của một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc hoặc sau khi thiếtlập, đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dântộc, củng cố thống nhất quốc gia. Đó là cơ sở chủ yếu tạo nên sức mạnh chocác vương triều. Còn triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng dựnglên bằng một cuộc chiến tranh phản cách mạng nhờ thế lực xâm lược củanước ngoài. Gia Long lên làm vua, lập ra triều Nguyễn sau khi đã đàn áp cuộcchiến tranh cách mạng của nông dân mà nội dung cơ bản là đấu tranh choquyền lợi của nhân dân, độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia. Triều Nguyễnlà một vương triều tối phản động”[13; tr.17].Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nộido GS. Nguyễn Tài Thư chủ biên. Tác phẩm đã đề cập đến vai trò của Nhogiáo và sự độc tôn Nho giáo từ Lê Sơ đến thế kỷ XVIII, tình hình kinh tế - xãhội những thế kỷ sau đó. Công trình này đã làm rõ được tính tất yếu của sựđộc tôn Nho giáo dưới thời Lê Sơ, đồng thời khẳng định rằng, dù xã hội ViệtNam thế kỷ XVI - XVIII là thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến, songvai trò hàng đầu của Nho giáo trong hệ tư tưởng của nhà nước Lê Trung hưngvẫn được tiếp tục duy trì. Các thế lực phong kiến dù tranh giành nhau vềquyền lực, song vẫn dựa vào Nho giáo để khẳng định tính chính nghĩa củamình.9Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập II, Nxb Khoa học Xã hội, HàNội, 1997, do PGS. Lê Sỹ Thắng chủ biên. Nội dung cơ bản là nghiên cứutiến trình tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX. Tác giả đã chỉ ra được sự cố gắngxây dựng hệ tư tưởng riêng mà nòng cốt là Nho giáo, những thành tựu và hạnchế của nó, song vẫn chưa đi sâu tìm hiểu những ảnh hưởng của Nho giáo đếnxã hội Việt Nam thế kỷ XIX.Ngoài ra còn có các tác tác phẩm chuyên tập trung nghiên cứu về Nhogiáo và Nho giáo ở Viê ̣t Nam thời Nguyễn . Chẳng hạn Nho giáo xưa và naycủa GS. Quang Đạm; Nho giáo tại Việt Nam do PGS. Lê Sỹ Thắng chủ biênđã bàn đến những yêu cầu đạo đức của Nho giáo đối với các vấn đề cơ bảncủa đời sống xã hội, đó là: Ngũ luân, Tam cương, Ngũ thường, vai trò củaNho giáo trong việc quản lý xã hội, quản lý con người. Quan điểm của các tácgiả tuy có khác nhau, nhưng điểm chung là nhìn nhận, đánh giá những yếu tốtiêu cực của Nho giáo. Đó là sự tàn nhẫn, khắc nghiệt, nó trói buộc con ngườitrong vòng trật tự của xã hội cũ. Những yếu tố đó đã tác động, ảnh hưởngkhông nhỏ tới đời sống xã hội đương thời, cũng như tác động xấu đến xã hộingày nay.Có những ý kiến trong các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành, đã đánhgiá Nho giáo một cách gay gắt, đặc biệt là Nho giáo triều Nguyễn thế kỷ XIX,có khi phủ định sạch trơn những đóng góp của nó đối với xã hội đương thờinhư nhận định của GS. Nguyễn Tài Thư trong Nho học và Nho học ở ViệtNam như sau: “Nho giáo triều Nguyễn là một tập đại thành những tư tưởngduy tâm phản động trong lịch sử của Nho giáo”[71; tr.515].Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu về Nho giáo nói chung vàNho giáo triều Nguyễn nói riêng, đã có sự nhìn nhận khách quan, công tâm,khoa học hơn, vì vậy họ đã đưa ra những nhận định khá xác đáng về Nho giáotheo các khía cạnh, mức độ ảnh hưởng khác nhau, từ kinh tế, chính trị, đạođức cho đến giáo dục, và các giá trị truyền thống của dân tộc như: NguyễnĐăng Duy: Nho giáo với văn hoá Việt Nam; Phan Đại Doãn: Một số vấn đề về10Nho giáo tại Việt Nam; Vũ Khiêu: Bàn về văn hiến Việt Nam, Nho giáo xưavà nay. Những nhận định đó đã góp phần làm phong phú, đa dạng nền vănhoá Việt Nam với tinh thần tiếp thu và phát huy những yếu tố tích cực củaNho giáo.Một số luận án Tiến sĩ và luận văn Thạc sĩ Triết học đã bảo vệ thànhcông tại Việt Triết học. Trần Thị Hồng Thuý: Ảnh hưởng của Nho giáo đốivới chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống; Lê thị Lan: Tìm hiểu các tưtưởng cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX; Nguyễn Nam Thắng: Chủ nghĩayêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, v.v…đều đề cập đến nội dung ở mứcđộ khác nhau về vị trí, vai trò ảnh hưởng của Nho giáo, sự chi phối của nó tớitoàn bộ đời sống xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến. Tuy nhiên, việc trìnhbày phương diện độc tôn Nho giáo thời kỳ này vẫn chỉ mới được đề cập mộtcách sơ bộ, thiếu hệ thống và chưa được phân tích một cách thấu đáo vềnhững nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự độc tôn và hệ quả của nó trên nhữnglĩnh vực nào của đời sống xã hội.Sau đổi mới, nhận thức được sự thiếu hụt, phiến diện và sai lệch trongđánh giá về giai đoạn lịch sử của một vương triều gần nhất với thời đại chúngta là triều Nguyễn, các ngành khoa học xã hội đã coi nghiên cứu về triều đạinày cũng như sự độc tôn Nho giáo của nó là vấn đề trọng tâm, cần có nhậnđịnh, đánh giá xác đáng hơn trên tinh thần khách quan, khoa học. Do vậy, đãcó một chương trình nghiên cứu cấp nhà nước chuyên biệt, lâu dài về triềuNguyễn được chuẩn bị trong suốt 15 năm qua và vào ngày 18/10/2008 tạiThanh Hoá, đã diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc gia về: Chúa Nguyễn vàvương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.Theo nhận định của GS. Phan Huy Lê: Thời kỳ các chúa Nguyễn và vươngtriều Nguyễn từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX là một thời kỳ lịch sử đã trải quanhững cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có những lúc gần nhưđảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt trong khung lý thuyết hình thái kinh tế- xã hội, là triều đại suy vong, lâm vào khủng hoảng nặng nề, và chịu nhiều11phán xét không công bằng. Theo GS. Lê, khi nghiên cứu, nhận thức lịch sửcần phải rút ngắn khoảng cách giữa lịch sử khách quan và lịch sử được nhậnthức, nghĩa là sự nhìn nhận, đánh giá về vị trí, vai trò của các chúa Nguyễn vàvương triều Nguyễn, phải mang tính khách quan, khoa học, công bằng.Nhìn chung, các công trình, các bài viết trên đều đã giới thiệu kháiquát những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá và tư tưởng của giai đoạn lịch sửnày… Song, trên thực tế, chưa có một công trình nào đi sâu vào tìm hiểu sựđộc tôn Nho giáo và ảnh hưởng của nó từ khi triều Nguyễn nắm quyền thốngtrị đến năm thực dân Pháp đình chỉ nền giáo dục và khoa cử theo Nho giáo.Do đó, có thể nói, đây vẫn còn là một vấn đề mở, cần phải đi sâu nghiên cứuvà có những kiến giải rõ hơn, hợp lý và sâu sắc hơn trên cơ sở khái quát, hệthống những nguyên nhân và hệ quả của sự độc tôn Nho giáo.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:- Mục đích: Trình bày nguyên nhân và nội dung cơ bản của sự độctôn Nho giáo dưới triều Nguyễn, qua đó làm rõ ảnh hưởng của nó đối với xãhội Việt Nam từ năm 1802 đến năm 1919.- Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn cần tập trung giải quyếtcác nhiệm vụ sau:+ Làm rõ nguyên nhân và phân tích các tiền đề lịch sử, chính trị - xãhội và tư tưởng cho sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn.+ Trình bày nội dung cơ bản của sự độc tôn Nho giáo qua các chủtrương của triều Nguyễn và trong tư tưởng của một số nhà nho tiêu biểuđương thời.+ Làm rõ những ảnh hưởng của sự độc tôn Nho giáo đối với xã hộiViệt Nam từ khi thành lập triều Nguyễn cho tới thời điểm thực dân Pháp bãibỏ hoàn toàn nền cổ học vốn lấy Nho giáo làm cơ sở.4. Phạm vi nghiên cứu:Luận văn tập trung nghiên cứu những nguyên nhân, nội dung và ảnhhưởng của sự độc tôn Nho giáo dưới triều Nguyễn thông qua việc khảo cứu,12phân tích các nguồn tư liệu về sử liệu của triều Nguyễn, các tư tưởng của mộtsố nhà nho tiêu biểu liên quan đến vấn đề này cũng như những thành tựunghiên cứu về hướng đề tài này của các học giả khác từ trước tới nay.5. Cơ sở và phƣơng pháp luận nghiên cứu:Dựa trên sự phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp kết hợp vớiphương pháp lôgíc - lịch sử, dưới ánh sáng phương pháp luận của Chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.6. Đóng góp của luận văn:Luận văn trình bày một cách hệ thống chủ trương của triều đình nhàNguyễn và tư tưởng Nho giáo của một số nhà nho tiêu biểu đương thời ở ViệtNam về độc tôn Nho giáo, qua đó làm rõ ảnh hưởng của sự độc tôn Nho giáođối với xã hội Việt Nam thế kỷ XIX.7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:- Luận văn góp phần tìm hiểu thực chất của sự độc tôn Nho giáo vàvai trò của nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thế kỷ XIX.- Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiêncứu và giảng dạy lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam thế kỷ XIX.8. Bố cục của luận văn:Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.13Chƣơng 1NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN DẪN ĐẾN TÍNH TẤT YẾUCỦA SỰ ĐỘC TÔN NHO GIÁO DƢỚI TRIỀU NGUYỄN1.1. Một số nét khái quát về Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam1.1.1. Lịch sử Nho giáo và những nội dung tư tưởng cơ bản của nóNho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội ra đời ở Trung Quốc cổđại vào thế kỷ VI - V Tr.CN. Người sáng lập của trường phái này là KhổngTử (551 - 479 Tr.CN), người nước Lỗ . Vốn xuất thân từ tầng lớp quí tộc bịthất thế, Khổ ng Tử muốn đưa ra một học thuy ết về quản lý xã hô ̣i , quản lýcon người nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hô ̣i đang bị loạn lạc thời bấygiờ. Khác với chủ trương biến pháp của các pháp gia đương thời , Khổ ng Tửmuốn dùng đạo đức để cảm hóa con người, làm cho xã hô ̣i có trật tự th eođẳng cấp mà ở đó, mỗi một người phải thấm nhuần tư tưởng chính danh trongsự gắn liền với định phận mang tính tiền định bởi trời.Sau khi Khổ ng Tử mất , Nho gia chia thành nhiều phái, trong đó thờitiên Tần, hay còn gọi là Nho giáo sơ kỳ nổi bật là phái duy tâm do Mạnh Tử(372 - 289 Tr.CN) và phái duy vật do Tuân Tử (313 - 238 Tr.CN) đứng đầu.Nho giáo thời Tần đứng trước thảm họa diệt vong bởi chính sách “phần thưkhanh nho” (đốt sách giết học trò) do chủ trương độc tôn Pháp trị của nhànước. Đến thời Hán, do nhu cầu xây dựng nhà nước phong kiến trung ươngtập quyền, nhà Hán đã thực hiện đường lối trị nước kết hợp đức trị với pháptrị, nhờ đó Nho gia được khôi phục. Và, trên nền tảng học thuyết duy tâm củaKhổng Mạnh, Đổng Trọng Thư (179 - 104 Tr.CN), người được mệnh danh làKhổ ng Tử thời Hán , đã đưa một số yếu tố tôn giáo thần bí vào nội dung đạođức của Nho gia để hình thành nên hệ tư tưởng chính thống mang tính thầnquyền của nhà nước phong kiến . Mặc dù Nho gia trở thành trụ cột của hệ tưtưởng thống trị trong suốt thời gian tồn tại của chế độ phong kiến TrungQuốc, về mặt học thuật của nó đã bộc lộ sự yếu kém so với Phật giáo và Đạo14giáo về nhiều phương diện , do đó , từ thời Tống nội dung tư tưởng KhổngMạnh được bổ sung thêm những yếu tố mới về hình nhi thượng học và hìnhnhi hạ học, làm cho Nho giáo trở thành một học thuyết có nội dung học thuậtcao với các phái Đạo học, Lý học, Số học, Tâm học, Thực học, v.v. Các pháiđó được gọi chung là Tân Nho giáo gồm Tống Nho, Minh Nho, Thanh Nho.Nho giáo tiên Tần theo tinh thần Khổng Mạnh ít bàn đến vấn đề bản thểcủa thế giới mà chủ yếu bàn đến khái niệm “trời” với tư cách vừa là tự nhiên,vừa là siêu nhiên. Trời phú tính và ban mệnh cho con người, do đó nếu conngười biết “tồn tâm dưỡng tính” thì sẽ trở thành người tốt tính theo các nấcthang “tu, tề, trị, bình”. Tuân Tử xác nhận nguồn gốc của thế giới từ âmdương và giữa trời và người không có liên quan gì đến nhau. Đổng Trọng Thưcho rằng, thế giới này có nguồn gốc từ thập đoan (Âm dương, Ngũ hành vàTam tài), trong đó ông đề cao vai trò của trời với tư cách là thủy tổ của muônloài mà ở đó loài người là cao quí nhất. Tân Nho giáo đề cập đến vấn đề bảnthể của thế giới thông qua mối quan hệ giữa lý và khí, tâm và vật, như tập đạithành của Tống Nho là Chu Hi xác nhận khí là bản thể của thế giới, lại chorằng, lý (tức nguyên lý, quy luật) có trước khí.Vấn đề con người được xem là trọng tâm của Nho giáo, từ đó Nho giáoxây dựng nên đường lối trị nước bằng đạo đức (đức trị) thông qua thuyết tínhngười và quan niệm về các mối quan hệ người, giáo dục đào tạo con người.Đường lối trị nước của Nho giáo được thể hiện trước tiên ở tư tưởngcủa Khổ ng Tử. Ông không tán thành loại trừ hình pháp, đồng thời khẳng địnhdùng đạo đức để cảm hóa con người thì hơn: “Dùng chính lệnh để dẫn dắtdân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn.Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗtốt lành”[Luận Ngữ, Vi chính]. Đường lối đức trị của Khổng Tử thể được hiệnở những nội dung cơ bản như: Huệ dân (nhà cầm quyền phải có ân huệ vớidân, khoan thư sức dân, sử dân dĩ thời, v.v.); Nhân (yêu thương con người,trung thứ, đề cao hiếu đễ và khắc kỷ phục lễ, v.v.); Lễ (bao gồm lễ nghi tế tự15và nghi thức ứng xử); Chính danh (danh phận con người trong sự ràng buộcvà tuân thủ mệnh trời , v.v.). Từ nội dung trên , Khổ ng Tử khẳng định mụcđích của đức trị là thiết lập xã hô ̣i lý tưởng theo mô hình xã hô ̣i thời NghiêuThuấn, còn chủ thể của nó là mẫu người quân tử. Người quân tử hội đủ đứcnhân, trí, dũng, liêm, trực, v.v…điều mà ở tiểu nhân không đủ, thậm chíkhông có.Mạnh Tử phát triển học thuyết của Khổ ng Tử về đường lối trị nước gọilà nhân chính và thống nhất. Ông là người đề cao vai trò của dân (dân vi quý,xã tắc thứ chi, quân vi khinh), đòi hỏi nhà cầm quyền phải lo cho dân có hằngsản để dân yên tâm phục vụ đất nước, chấp hành mệnh lệnh của thiên tử (hằngtâm).Tuân Tử lại cho rằng , trị nước phải cần đến Lễ . Công dụng của Lễ làđiều hòa các mối quan hệ xã hô ̣i, nó làm cho con người chấp nhận sự tồn tạiđẳng cấp trong xã hô ̣i , kéo theo đó là chấp nhận sự bất bình đẳng trong phâncông lao động xã hô ̣i và phân phối sản phẩm lao động. Mặt khác, Tuân Tửcòn cho rằng, Lễ cần phải được kết hợp với pháp luật để duy trì trật tự xã hô ̣i(lễ pháp kiêm trị), song hình phạt phải mang tính giáo dục, nhà cầm quyềnkhông được lạm dụng hình pháp để phạt nặng.Đổng Trọng Thư đề cao vai trò của thiên tử trong việc trị nước (thừahành mệnh trời dưỡng dục và giáo hoá dân). Mọi hành vi của thiên tử đềuđược trời giám sát và thực hiện sự thưởng phạt tùy theo mức độ trị loạn trongthiên hạ . Do đó , con người phải biết kính trời , sợ trời mà chấp hành mệnhlệnh của thiên tử một cách vô điều kiện . Tư tưởng đức pháp kiêm trị đó rõràng là mang tính thần quyền.Về bản tính con người, các nhà sáng lập Nho giáo đưa ra các quan điể mkhác nhau. Khổ ng Tử cho rằng, tính người ta thuở ban đầu là gần nhau, nhưngdo thói quen, tập nhiễm mà xa nhau (tính tương cận dã, tập tương viễn dã);Mạnh Tử khẳng định bản tính con người là thiện , đối lập với ông là thuyếttính ác của Tuân Tử; Đổng Trọng Thư cho rằng, tính người có ba hạng (thiện,16ác, vừa thiện vừa ác). Tuy các quan điể m nêu trên về tính người là khác nhau ,song các nhà sáng lập Nho giáo đều thống nhất với nhau rằng , để con ngườitrở nên tốt tính , có ích cho xã hội cần phải có giáo dục . Chính Khổ ng Tử lànhà giáo dục tư thục đầu tiên đưa ra mục đích giáo dục là đào tạo mẫu ngườilý tưởng, hiểu biết sâu sắc về đạo và thực hành đạo đó trong xã hô ̣i để làmcho xã hô ̣i được trị bình . Ông là tấm gương vĩ đại của ngành giáo dục vớiphương châm dạy người không biết mỏi, không phân biệt giàu nghèo, sanghèn; phương pháp giáo dục tiến bộ, theo đó học phải đi đôi với tập, với tư vàvới hành. Nội dung giáo dục trong tư tưởng của Khổ ng Tử nói riêng và Nhogiáo nói chung , đều hướng vào việc giáo dục đạo đức , còn lĩnh vực tri thứcchuyên môn phục vụ sản xuất ra của cải vật chất cho xã hô ̣i lại bị xem nhẹ.Đó cũng là mặt hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Nho giáo.Về các mối quan hệ người, các nhà sáng lập Nho giáo đã giành cho lĩnhvực này sự quan tâm đặc biệt . Khổ ng Tử nêu nhân luân, theo đó trong quanhệ với bề tôi vua phải là người có nhân, bề tôi phải trung với vua; cha phải từ,con phải hiếu; chồng phải có nghĩa với vợ, còn vợ phải tùy theo chồng; anhnhường em kính; bạn bè quan hệ với nhau phải tin cậy lẫn nhau. Mạnh Tửtrên tinh thần ấy đã xác định mối quan hệ qua lại một cách bình đẳng hơn, đólà ngũ luân: phụ tử hữu thân; quân thần hữu nghĩa; phu phụ hữu biệt ; trưởngấu hữu tự ; bằng hữu hữu tín . Tuy nhiên, đến thời Hán , Đổng Trọng Thư dùvẫn tiếp tục đề cao đạo đức gia đình như Khổng Mạnh, ông đã vận dụngthuyết Âm dương ngũ hành vào việc xem xét các phương diện đạo đức xã hô ̣ivà cá nhân, làm cho các mối quan hệ xã hô ̣i trở nên hà khắc , một chiều, đó làđạo đức tam cương (vua tôi, cha con, chồng vợ). Tam cương phản ánh sựphục tùng vô điều kiện của bề tôi với vua, con đối với cha, vợ đối với chồng,tức là âm phải tùy thuộc vào dương. Các chuẩn mực đạo đức cá nhân (ngũthường- nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) được Đổng Trọng Thư tham chiếu với Ngũhành (Mộc, Kim, Hỏa, Thủy, Thổ).17Lĩnh vực kinh tế cũng được các nhà nho đề cập tới nhưng không phải lànội dung cơ bản, ở đó vấn đề công bằng luôn được đặt lên hàng đầu chứkhông phải là điều kiện vật chất quy định sự phồn thịnh của đất nước và cánhân con người. Khổng Tử cho rằng, việc chính trị trước hết phải làm cho dânđông, dân giàu và sau đó là giáo hóa dân. Song, khi đề cập đến việc bất đắc dĩphải bỏ hai trong ba thứ là binh khí, lương thực và dân tín thì Khổ ng Tửkhẳng định ngay rằng, có thể bỏ binh khí và lương thực chứ không được đánhmất lòng tin của dân. Mạnh Tử thì đề cao hằng sản và biện pháp thực hiện nólà chế độ tỉnh điền và giảm thuế má cho dân. Tuân Tử đề cao sức mạnh củadân, cho rằng vua là thuyền, dân là nước, chở thuyền và lật thuyền cũng làdân.Nói tóm lại , Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội đề ra nhiệmvụ quản lý xã hô ̣i và con người bằng đạo đức . Chính vì vậy học thuyết nàycòn gọi là học thuyết chính trị - đạo đức. Dù dưới hình thức phát triển nào đinữa, dùng đức để cảm hóa con người vẫn là chủ đề chính. Nếu Mạnh Tử kêugọi “tồn tâm dưỡng tính” thì Tống Nho kêu gọi “tồn thiên lý, diệt nhân dục”và mục đích chung vẫn là xây dựng xã hô ̣i hài hòa , lý tưởng. Học thuyết nàyảnh hưởng mạnh tới các nước trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản và Viê ̣tNam, đồng thời góp phần thiết lập và duy trì chế độ phong kiến trung ươngtập quyền ở mỗi nước.1.1.2. Sự du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt NamNho giáo vào Viê ̣t Nam khá sớm , ít nhất là từ thời kỳ đô hộ của ĐôngHán.Sau khi xâm chiếm nước ta, giai cấp phong kiến nước ngoài đã ra sứccủng cố chế độ nô dịch của chúng, tạo ra những biến chuyển lớn trên các lĩnhvực xã hội, kinh tế, chính trị, tư tưởng. Chế độ phong kiến theo kiểu TrungQuốc dần dần được thiết lập ở Việt Nam. Trên đất nước ta diễn ra một cuộcđấu tranh gay gắt lúc âm ỉ, lúc công khai giữa nhân dân Việt Nam với chế độtàn bạo và chính sách đồng hoá của bọn xâm lược.18Trên lĩnh vực văn hoá và tư tưởng, nhà nước của bọn xâm lược du nhậpvà phát triển cả Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo vào nước ta, trong đó Nhogiáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và xiềng xích nô dịch của nhân dân.Ngay từ thời Tây Hán, Nho giáo từ Trung Quốc đã từng bước được dunhập vào Việt Nam, với hai Thái thú Tích Quang và Nhâm Diên. Văn tựTrung Quốc đã được sử dụng vừa phục vụ cho nhu cầu hành chính của quânxâm lược, vừa truyền bá Nho giáo với các sách kinh điển của Nho giáo nhưTứ thư, Ngũ kinh. Từ thời Mã Viện đã mở lớp dạy Nho cho con em quan lại,địa chủ Hán tộc và cho một số con em tầng lớp trên của xã hội Việt Nam.Đến đời Sỹ Nhiếp làm Thái thú ở Giao Chỉ thì Nho giáo lại càng đượcphổ biến rộng rãi trong tầng lớp quý tộc, thống trị ở Giao Châu.Dưới thời Bắc thuộc, các triều đại Trung Hoa: Hán, Tần, Tống, Tề,Lương, Tuỳ, Đường, đã cho dân Việt Nam học tập Nho giáo, Đạo giáo vàPhật giáo như bên Trung Quốc. Ở giai đoạn đầu du nhập thì Nho giáo vẫnchưa vào sâu được trong dân gian. Ưu thế vẫn thuộc về Phật giáo và Đạogiáo.Sau khi giành được độc lập, ở những triều đại đầu tiên trong lịch sửnhư: Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý, thì Phật giáo được coi là Quốc giáo. Tuy nhiên,chế độ phong kiến trong quá trình củng cố, xây dựng và phát triển, Phật giáokhông thể đảm đương được trách nhiệm quản lý nhà nước và càng tỏ rõ yếukém trước nhu cầu của thời đại. Chính vì thế mà các vua chúa dần dần quantâm đặc biệt đến Nho giáo hơn, tích cực phát triển Nho giáo.Năm 1070, Lý Thánh Tông (1034 - 1072) xây dựng văn miếu thờ ChuCông, Khổng Tử và 72 hiền. Quốc Tử Giám được thành lập để làm nơi họctập cho con em quý tộc, quan lại. Nền Đại học Việt Nam bắt đầu từ đó. LýNhân Tông (1073 - 1127) mở khoa thi Tam trường (1075). Lý Nhân Tông lạiđặt Hàn lâm viện (1086). Tuy vậy, chế độ khoa cử thời Lý chưa được quyđịnh hẳn hoi, dẫu rằng nó là hình thức tuyển dụng quan chức tốt nhất cho bộmáy quan liêu của nhà nước phong kiến tập quyền.19Sang vương triều Trần, do yêu cầu củng cố chế độ phong kiến, bộ máynhà nước cần được tăng cường, chế độ khoa cử đã được tổ chức quy củ đểthường xuyên đào tạo những lớp quan lại sung vào bộ máy nhà nước.Do nhu cầu củng cố nhà nước tập quyền, Nho giáo đã được giai cấpphong kiến phát triển như là hệ tư tưởng chính thống của nó. Chế độ giáo dụcvà chế độ khoa cử đều dựa trên cơ sở Nho giáo mà đào tạo những tầng lớpquan lại trung thành với chế độ phong kiến tập quyền. Về mặt này, rõ ràngNho giáo có tác dụng mạnh mẽ hơn Phật giáo, trong khi Phật giáo hướng conngười vào thế giới bên kia, thì Nho giáo chủ động, tích cực trong vai trò nhậpthế, phục vụ lợi ích cho giai cấp phong kiến thống trị và tôn ti trật tự xã hội.Nho giáo ngày càng phát triển. Tầng lớp nho sĩ ngày càng đông đảo.Đại bộ phận tầng lớp quan lại trong bộ máy nhà nước đều xuất thân từ nho sĩ.Tầng lớp này ngày càng nắm được những địa vị quan trọng trong bộ máy nhànước. Họ là những kẻ đại diện cho giai cấp địa chủ. Hệ tư tưởng của họ là hệtư tưởng Nho giáo.Và như vậy, Nho giáo gắn liền với quyền lợi đẳng cấp quý tộc. Tầnglớp nho sĩ đa số xuất thân từ giai cấp địa chủ nhỏ, muốn có địa vị trong xã hộibằng cách thông qua Khổng giáo, thông qua thi cử để đạt mục đích của mình.Từ chỗ không được ưa thích trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam,Nho giáo đã dần dần giữ vị trí ngày càng tăng trong việc đề cao uy thế củanhà vua, xây dựng một hệ thống quan liêu từ trên xuống dưới, đảm bảo mốiquan hệ chặt chẽ giữa nhà nước và nhân dân.Nho giáo được du nhập vào Việt Nam, trải qua quá trình tiếp biến vớivăn hoá bản địa cho nên nó không còn giữ nguyên trạng thái nguyên sơ củanó nữa. Nó đã được Việt Nam hoá. Nho sĩ Việt Nam vì lợi ích bảo vệ và xâydựng tổ quốc, đã khai thác những quan điểm tích cực của Nho giáo để khẳngđịnh những giá trị truyền thống của dân tộc.Nho giáo vốn đặt mối quan hệ vua tôi ở vị trí cao nhất trong năm quanhệ giữa người với người. Nhân nghĩa là hai phạm trù trung tâm đứng hàng20đầu trong năm giá trị cơ bản của đạo đức Khổng giáo (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí,Tín).Cùng với việc truyền bá Nho giáo vào nhân dân, nho sĩ Việt Nam đãhoạt động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và đã có những đónggóp đáng kể, góp phần hình thành và củng cố những giá trị truyền thống tốtđẹp của dân tộc. Từ thế kỷ XI trở đi, các triều đại phong kiến Việt Nam đãvận dụng các nguyên tắc cơ bản của Nho giáo để trị nước, đặc biệt từ thời LêSơ, Nho giáo được độc tôn, làm tiền đề cho sự độc tôn lần thứ hai dưới triềuNguyễn.1.2. Những nguyên nhân cơ bản của sự độc tôn Nho giáo dƣớitriều Nguyễn1.2.1. Sự độc tôn Nho giáo lần thứ nhất dưới thời Lê Sơ là tiền đềquan trọng cho sự độc tôn Nho giáo lần thứ hai dưới triều NguyễnNăm 1428, sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chống sự xâm lược vàđô hộ của nhà Minh, Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) lên ngôi, lập lên vương triều Lê.Trong những năm trị vì đất nước, Lê Lợi đã xây dựng một bộ máy nhà nướctheo mô hình của nhà Trần, ban hành một số văn bản pháp luật dưới dạng cácchỉ dụ, lệnh, chiếu…, thi hành các chính sách nhằm phát triển sản xuất nôngnghiệp cùng một số biện pháp an sinh xã hội…, tạo ra sự ổn định và hưngkhởi bước đầu cho đất nước sau hơn 20 năm bị giặc chiếm đóng và tàn phá.Nho giáo đã bắt đầu chiếm vị trí độc tôn trong thượng tầng kiến trúc phongkiến.Giai cấp phong kiến Việt Nam thời Lê Sơ lấy Nho giáo làm công cụthống trị tinh thần, làm cơ sở lý luận và quy tắc đạo đức để củng cố trật tự xãhội và bảo vệ quyền thống trị của chế độ phong kiến tập quyền chuyên chế.Hệ tư tưởng Nho giáo được quán triệt vào nhiều chủ trương chính sách củanhà nước phong kiến và có ảnh hưởng sâu sắc trong mọi lĩnh vực văn hoáđương thời.21Lê Thánh Tông là một ông vua tinh thông Nho giáo và đã nâng Nhogiáo lên địa vị cao nhất. Ngay sau khi lên nắm quyền, Lê Thánh Tông chủtrương và xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế, đề cao uy quyền vàquyền hành thực tế của vua, tăng cường sự chi phối quyền lực của triều đìnhxuống các địa phương.Các biện pháp cải cách đã được thực hiện từng bước. Nhà nướcphong kiến thời Lê đề ra chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước nhưchủ trương “trọng nông”, “ức thương”. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sửViệt Nam, tư tưởng “trọng nông”, “ức thương” được thể chế hoá và được triệtđể thực hiện thông qua các chính sách và biện pháp cụ thể của nhà nước.Cũng từ đây hình thành quan niệm phân tầng xã hội, chia xã hội thành tứ dânlà sĩ, nông, công, thương, tạo cơ sở vững chắc cho Nho giáo phát triển mạnhmẽ.Trong xã hội phong kiến thế kỷ XV, địa vị của tầng lớp nho sĩ đượcđề cao, làm rường cột của nhà nước phong kiến, làm nguồn bổ sung vào bộmáy quan liêu. Tầng lớp Nho sĩ ấy đã được đào tạo từ một chế độ giáo dục vàthi cử lấy Nho giáo làm cơ sở.Trên cơ sở thuyết “Chính danh, định phận” và “Đạo Nhân”: Tamcương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức... của Nho giáo, nhà nước phong kiếnthời Lê Sơ ra sức ổn định và củng cố các quan hệ phong kiến với những thứbậc tôn ti chặt chẽ. Nhà vua có một uy quyền vô thượng, được xem là “contrời”. Chế độ phong kiến trung ương tập quyền được phát triển, bộ máy quanliêu ngày càng mở rộng. Thượng tầng kiến trúc phong kiến trở thành hoànchỉnh với địa vị độc tôn Nho giáo và sự ra đời của bộ luật Hồng Đức.1.2.2. Nguyên nhân chính trị - xã hội và tư tưởng của Đại Việt từ thếkỷ XVI đến thế kỷ XIXa. Nguyên nhân chính trị - xã hộiNhà Lê Sơ tồn tại 100 năm, do hậu duệ của Lê Thánh Tông bất tài vàvô đạo đức, đã đẩy triều đại này đến chỗ sụp đổ bằng cuộc đảo chính của nhà22Mạc. Nhà Mạc khi nắm quyền thống trị vẫn tiếp tục duy trì hình thức tổ chứcnhà nước phong kiến thời Lê Sơ lấy Nho giáo làm trụ cột hệ tư tưởng. Tuynhiên, nhà Mạc do không duy trì được quyền thống trị của mình lâu dài, saunhiều năm đánh nhau với các thế lực phục hồi nhà Lê gọi là Nam Triều, buộcphải rời kinh đô Thăng Long chạy lên vùng Cao Bằng, Tuyên Quang.Tuy nhà Lê trở lại thống trị đất nước, nhưng thực quyền lại thuộc vềhọ Trịnh do Trịnh Kiểm làm chúa. Nguyễn Hoàng là em vợ của Trịnh Kiểmvì sợ anh rể sát hại, đã xin vào đất Thuận Quảng để sinh cơ lập nghiệp. Vìvậy, nước Đại Việt bị chia làm hai: Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sôngGianh làm giới tuyến.Với ý đồ tách Đàng Trong ra khỏi sự thống trị của nhà Lê - Trịnh,Nguyễn Hoàng và những người nối nghiệp như Nguyễn Phúc Nguyên,Nguyễn Phúc Tần, v.v., một mặt, củng cố việc phòng thủ đất Thuận Quảng,chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh, mặt khác, tìm cách mở rộng lãnhthổ xuống phía nam.Từ năm 1611, Nguyễn Hoàng đã cử chủ sự Văn Phong, nhân sự cướpphá biên giới của quân Chămpa, đánh vào, chiếm đất, đặt thành phủ Phú Yên.Vốn suy nhược từ cuối thế kỷ XV, Chămpa không còn cơ sở và điều kiện đểhồi phục và đến đây, hoàn toàn hoà nhập vào Đại Việt.Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên nối ngôi Nguyễn Hoàng, quyết địnhthải hồi các quan lại do nhà Lê cử, cải tổ lại bộ máy chính quyền. Buổi đầu,mặc dầu nhân dân quen gọi những người đứng đầu dòng họ thống trị là chúa,các chúa Nguyễn vẫn chỉ xưng quốc công. Năm 1692, chúa Phúc Chu dự địnhtách Đàng Trong thành một nước riêng, tự xưng Đại Việt quốc vương, nhưngviệc không thành. Nối tiếp ý đồ đó, năm 1744 chúa Nguyễn Phúc Khoát xưngvương, thành lập triều đình, đổi các chức Ký lục, Nha uý, Đô tri, cai bạ thànhLại bộ, Lễ bộ, Hình bộ, Hộ bộ và đặt thêm 2 bộ Binh và Công, đặt Hàn Lâmviện.23Do đặc trưng của Đàng Trong, ở nửa đầu thế kỷ XVII, quan lại đượcbổ nhiệm theo tiến cử, thân tộc. Năm 1646, chúa Nguyễn Phúc Lan bắt đầumở khoa thi, 2 cấp Chính đồ (cấp cao) và Hoa văn (cấp thấp). Về sau nhiều kỳthi được mở tiếp, song sang thế kỷ XVIII, chế độ mua quan bán tước bắt đầuphát triển. Như nhận xét của Lê Quý Đôn: “Mọi người tranh nhau nộp tiền đểlĩnh bằng. Đến nay (cuối thế kỷ XVIII), một xã mà có đến 16 - 17 tướng thần,hơn 20 xã trưởng cùng làm việc”[64; tr.351].Như vậy, từ sau khi Nguyễn Hoàng từ bỏ đất Bắc, định cư tại vùngđất Thuận Quảng, họ Nguyễn dần dần xây dựng vùng đất Đàng Trong thànhmột lãnh địa riêng, có chính quyền độc lập, mặc dầu, cho đến trước năm 1744vẫn giữ tước vị Quốc công, dùng niên hiệu của vua Lê. Trong khi đó, nhândân vẫn luôn luôn xem vùng đất Thuận Quảng là Đàng Trong của nước ĐạiViệt xưa.Nhìn chung, trong giai đoạn đầu, tình hình kinh tế Đàng Trong từngbước đã có những bước tiến triển rõ rệt; với bộ máy chính quyền non trẻ, íttập trung quan liêu, chủ yếu thiên về thực dụng - kinh tế, chưa có sự ràngbuộc dân chúng chặt chẽ. Trong nông nghiệp, nhà Nguyễn đã hoàn thành xứsở phương Nam, công cuộc khẩn hoang nhanh chóng được tiến hành. Đờisống nhân dân phần nào được cải thiện, xã hội tương đối ổn định.Vùng đất phía nam Thuận Quảng đã diễn ra quá trình sáp nhập lãnhthổ Đàng Trong được diễn ra suốt từ 1611 cho đến giữa thế kỷ XVIII, đồngthời cũng là quá trình di dân lập ấp của cư dân Việt ở Đàng Trong. Bị áp bứcbóc lột nặng nề, hàng loạt nông dân nghèo mất đất đã rủ nhau đi vào phíaNam khai hoang, thành lập xóm làng. Nhiều người đã đến tận vùng cực namtrên đất Thuỷ Chân Lạp, thậm chí sang cả đất Thái Lan. Bên cạnh số ngườinày còn có một số binh sĩ và gia đình, hoặc đóng đồn khẩn hoang hoặc đi làmđồn điền. Để nhanh chóng khai thác vùng đồng bằng sông Cửu Long, cácchúa Nguyễn đã khuyến khích quan lại, địa chủ giàu có ở Thuận Hoá mộ dân24D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đào Duy Anh (2002)- Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX- NxbVăn hoá Thông tin Hà Nội.2. Đỗ Bang (chủ biên) (1997)- Tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Nguyễngiai đoạn 1802-1884- Nxb Thuận Hoá.3. Phan Bội Châu (2000)- Toàn tập- Tập 9,10- Nxb Thuận Hoá Huế.4. Giản Chi- Nguyễn Hiến Lê (1994)- Tuân Tử- Nxb Văn hoá Hà Nội.5. Nguyễn Đình Chiểu (1957)- Ngư tiều vấn đáp- Nxb Nghiên cứu Hà Nội.6. Phan Đại Doãn (chủ biên) (2003)- Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam- NxbChính trị Quốc gia Hà Nội.7. Cao Xuân Dục (2001)- Quốc triều khoa bảng lục- Tập 2- Nxb Văn học.8. Quang Đạm (1998)- Nho giáo xưa và nay- Nxb Văn hoá Hà Nội.9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006)- Văn Kiện ĐHĐBTQ lần thứ X- NxbChính trị Quốc gia Hà Nội.10. Nguyễn Đức Đạt (1980)- Nam Sơn Tùng Thoại- Quyển 1,2,3,4- b.dịchThư viện Triết học H39.11. Tự Đức (1980)- Tự Đức ngự chế văn tập- b.dịch- Thư viện Triết học H43.12. Trần Văn Giàu- Đinh Xuân Lâm- Nguyễn Đức Sự (1960)- Lịch sử cận đạiViệt Nam- Tập 1- Nxb Giáo dục Hà Nội.13. Trần Văn Giàu (1973)- Sự phát triển tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đếnCách mạng tháng 8- Tập 1- Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội.14. Trần Văn Giàu (1992)- Những vấn đề văn hoá xã hội thời Nguyễn- NxbKhoa học Xã hội Hà Nội.2515. Trần Văn Giàu (2003)- Luận về những vấn đề mất nước xưa và nay- NxbKhoa học Xã hội Hà Nội.16. Trần Văn Giàu (2003)- Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí MinhQuyển 2- Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội.17. Đỗ Lan Hiền (2001)- Quan niệm của Tự Đức về công giáo trong tácphẩm “Đạo biện” - Tạp chí Triết học số 6- 2001.18. Đỗ Quang Hưng (2001)- Một số đặc điểm tôn giáo Miền Trung trước1945- Tạp chí Tôn giáo số 2- 2001.19. Nguyễn Quang Hưng (2004)- Những lý do văn hoá- chính trị và tôn giáotrong chính sách cấm đạo của Minh Mạng- Tạp chí Triết học số 7- 2004.20. Trần Đình Hượu (1984)- Tư tưởng hay triết học và nội dung thực tiễn củacách đặt vấn đề trong việc nghiên cứu ý thức hệ Việt Nam- Tạp chí Triếthọc số 4- 1984.21. Trần Đình Hượu (1986)- Về xu hướng Tam giáo đồng nguyên trong “Trúclâm tông chỉ nguyên thanh”- Tạp chí Triết học số 4- 1986.22. Trần Đình Hượu (1987)- Bàn về một điểm đặc thù của thời kỳ quá độ: Dihại của Nho giáo trong xây dựng kinh tế- Tạp chí Triết học số 1- 1987.23.Trần Đình Hượu (1987)- Tư tưởng dân chủ của các nhà duy tân đầu thế kỷXIX - Tạp chí Triết học số 2- 198724. Trần Đình Hượu (2002)- Các bài giảng về tư tưởng phương Đông- NxbĐại học Quốc gia Hà Nội.25. Trần Trọng Kim (2003)- Nho giáo trọn bộ- Nxb Văn học Hà Nội.26. Vũ Khiêu (1990)- Nho giáo xưa và nay- Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội.27. Vũ Khiêu (1992)- Bàn về văn hiến Việt Nam- Nxb Tp Hồ Chí Minh.28. Vũ Khiêu (1995)- Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo- Nxb Khoa học Xãhội Hà Nội.