Đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc dài bao nhiêu km?

Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài 1.449,566 km [trong đó đường biên giới đi theo sông, suối là 383,914 km] tiếp giáp giữa 07 tỉnh của Việt Nam: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang- Quảng Tây/Trung Quốc. Phía Việt Nam có 168 xã, phường, thị trấn, 34 huyện, thị xã, thành phố biên giới, 72 đồn biên phòng. Phía Trung Quốc có 14 huyện biên giới, 09 trạm hội ngộ, hội đàm, 07 đơn vị, 29 tổ công tác và đài quan sát của lực lượng Bộ đội Biên phòng; 09 trạm kiểm soát biên phòng và 03 đơn vị của lực lượng công an biên phòng.

Lực lượng biên phòng Việt Nam và Trung Quốc kiểm tra mốc quốc giới

Địa hình các tỉnh tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc phức tạp, không đồng nhất, có nhiều dãy núi cao từ 2.000 - 3.000m. Hệ thống núi ở phía Tây [Lai Châu, Lao Cai] đều chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang đều lớn. Khu vực Đông Bắc đồi, núi thấp độ cao trung bình 600-700m và thấp dần chạy ra sát biển khiến cho dải đồng bằng ven biển rất hẹp.

Sự phân bố dân cư các xã biên giới mang tính đặc thù của vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình bị chia cắt mạnh. Nhìn chung đây là khu vực có dân cư thưa, toàn tuyến có 20 dân tộc cư trú; dọc tuyến chủ yếu là dân tộc thiểu số, phổ biến nhất là Tày và Nùng; nhiều dân tộc thiếu số có quan hệ sắc tộc, dòng họ và có chung đặc điểm về văn hóa với các dân tộc bên kia biên giới.

Có một thực tế lịch sử là đồng bào các dân tộc vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc có tâm lý không “an cư” vì thường bị sức ép từ bên kia biên giới. Do đời sống kinh tế và điều kiện xã hội thiếu thốn, trình độ dân trí thấp, dịch bệnh vẫn còn xảy ra; hiện tượng thất học và nạn mù chữ gia tăng; đời sống tinh thần của bà con dân tộc thiểu số còn nhiều thiếu thốn và lạc hậu.

Biên giới Việt Trung được hình thành từ lâu đời, đến thời kỳ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc và đầu kỷ nguyên độc lập [khoảng năm 968] biên giới Việt Nam - Trung Quốc được hình thành chủ yếu theo tập quán, dựa theo ranh giới các điểm có dân cư sinh sống, ở những nơi có đường qua lại hai bên đặt các Đồn, Ải để quản lý việc qua lại.

Ngày 29/6/1887, tại Bắc Kinh/Trung Quốc, Pháp đại diện phía Việt Nam [đang đô hộ Việt Nam] đã ký Công ước hoạch định biên giới với nhà Thanh đại diện phía Trung Quốc [gọi là công ước năm 1887] trong đó chưa có vùng Phong Thổ và Mường Tè/Lai Châu.

Đến năm 1895, hai bên ký công ước bổ sung cho công ước 1887 hoạch định dứt điểm biên giới Việt Nam - Trung Quốc và biên giới Lào - Trung Quốc. Thực hiện Công ước 1887 - 1895, hai bên đã thống nhất cắm 314 cột mốc trên biên giới từ Lai Châu đến Quảng Ninh. Sau khi ký Công ước 1887 và Công ước bổ sung 1895 đến trước khi Việt Nam giành được độc lập, Pháp và nhà Thanh không ký thêm văn bản pháp lý nào liên quan đến việc thay đổi hoặc sửa đổi đường biên giới.

Sau khi cách mạng hai nước thành công [Việt Nam năm 1945, Trung Quốc năm 1949], năm 1957 - 1958 hai Đảng gửi thư cho nhau thoả thuận: “Duy trì nguyên trạng đường biên giới lịch sử để lại” tôn trọng và quản lý đường biên giới theo Công uớc Pháp - Thanh [1887-1895].

Năm 1991, hai nước bình thường hóa quan hệ, thông qua thương lượng giải quyết hòa bình vấn đề biên giới, Chính phủ nước cộng hòa XHCN Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký "Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới”. Sau đó, hai nước đồng ý đẩy nhanh tiến trình đàm phán giải quyết cả biên giới trên bộ, trên biển, trước mắt giải quyết biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ.

Ngày 30/12/1999, đại diện hai nước đã ký "Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm phần diện tích đất liền là 330.000 km2, khu vực biển rộng với thềm lục địa rộng lớn, và chuỗi quần đảo kéo dài từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan.

Trên bản đồ, lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S kéo dài. Lãnh thổ Việt Nam có chiều dài xấp xỉ 1750 km, kéo dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, và chiều rộng từ 50 km đến 600 km. Tổng chiều dài đường biên giới nội địa là 4230 km, bao gồm biên giới chung với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở phía Bắc, chung với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây, và chung với Vương quốc Campuchia ở phía Tây và Tây Nam.

Việt Nam còn là một quốc gia biển với diện tích vùng biển [chưa tính vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] hơn gấp đôi lãnh thổ đất liền. Vùng biển Việt Nam được xác định bởi Tuyên bố xác lập đường cơ sở năm 1982, Luật biển Việt Nam năm 2012, hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa chung với Malaysia và hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa phía Bắc năm 2009 phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển [UNCLOS] 1982 và các thỏa thuận phân định biển. Diện tích biển của Việt Nam nằm ở phía Đông, phía Nam và biên giới phía Tây Nam với vùng lãnh hải Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philipines và Thái Lan. Việt Nam sở hữu một thềm lục địa rộng lớn, rất nhiều đảo và quần đảo ven biển và ngoài khơi. Các đảo và quần đảo chính là đảo Phú Quốc [cách bờ biển Hà Tiên 70 km], quần đảo Hoàng Sa [cách bờ biển Đà Nẵng 300 km], quần đảo Trường Sa [cách bờ biển Cam Ranh 500 km] và quần đảo Thổ Chu [cách bờ biển Rạch Giá 200 km].

Việt Nam có địa hình khá đa dạng, có cả đồng bằng, cao nguyên và vùng núi. Các vùng núi và rừng với hơn 7000 loài thực vật chiếm 3/4 diện tích Việt Nam và có thể được chia thành 4 vùng chính: vùng núi phía Đông Bắc hay Việt Bắc, khu vực Tây Bắc; khu vực Bắc Trường Sơn và Cao nguyên Trung bộ. Các vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ nhất là Đồng bằng sông Mêkông ở phía Nam và Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc.

Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam còn có vùng trời rộng lớn. Vùng trời quốc gia Việt Nam là khoảng không gian bên trên đất liền và lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở xác định năm 1982. Ngoài ra Việt Nam còn tham gia quản lý các vùng thông báo bay FIR Hà Nội, FIR Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế [ICAO] với diện tích rộng 1,2 triệu km2. Có 25 tuyến bay nội địa và 34 tuyến bay quốc tế nằm trong hai FIR này. Đây là hai vùng FIR có các đường bay với mật độ bay khá cao, chiếm vị trí quan trọng đối với hoạt động bay trên khu vực Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương.

Thủ đô Việt Nam là Hà Nội, nằm ở phía Bắc của đất nước. Các thành phố chính bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Nam, Hải Phòng ở bờ biển Đông Bắc, Đà Nẵng, Huế và Nha Trang trên bờ biển phía Đông.

 

2. Biên giới là gì? Đường biên giới chung là gì?

Biên giới quốc gia là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia. Trong đó bao gồm biên giới quốc gia trên vùng đất liền, vùng biển, lòng đất và vùng trời. Trong các bộ phận biên giới quốc gia, biên giới quốc gia trên đất liền xuất hiện sớm nhất và cũng có lịch sử phức tạp nhất. Phụ thuộc vào vị trí địa lí của các bộ phận lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia có thể được xác định thông qua việc kí kết các điều ước quốc tế hoặc do pháp luật quốc gia đó quy định. Ở những nơi mà các vùng biển của quốc gia hoàn toàn độc lập, biên giới trên biển sẽ do chính quốc gia đó xác định trong văn bản pháp luật quốc gia phù hợp với Công ước luật biển 1982, nhưng khi các vùng biển đó có sự chồng lấn hoặc đan xen với các vùng biển của quốc gia khác thì việc xác định biên giới biển sẽ do các bên thỏa thuận thông qua việc kí kết các điều ước quốc tế. Cụ thể, đối với nước ta, Điều 1 Luật biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam quy định:

"Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Theo quy định trên, biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.

Ranh giới này hoặc là đường ranh giới được ghi nhận trên bản đồ và được đánh dấu trên thực địa hoặc là mặt thẳng đứng đi qua đường ranh giới nói trên xác định giới hạn bên ngoài của lãnh thổ quốc gia. Đây chính là giói hạn không gian của quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

Biên giới quốc gia gồm:

- Biên giới trên bộ: Là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa... Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan [trừ một số trường hợp ngoại lệ] và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý.

- Biên giới trên biển: Là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải cùa quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.

- Biên giới trên không và biên giới lòng đất: Được luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Tuân thủ những biên giói này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.

Đường biên giới chung có thể được hiểu là đường biên giới nơi tiếp giáp giữa hai quốc gia liền kề nhau. Việt Nam ta hiện nay có đường biên giới chung với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia.

 

3. Đường biên giới chung dài nhất của Việt Nam trên đất liền

Như đã đề cập ở trên, tổng chiều dài đường biên giới nội địa của Việt Nam là 4230 km, trong đó bao gồm hơn 1400 km biên giới chung với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở phía Bắc, gần 2100 km chung với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây, và hơn 1100 km chung với Vương quốc Campuchia ở phía Tây và Tây Nam.

Như vậy, đường biên giới chung dài nhất của Việt Nam trên đất liền là đường biên giới chung với Lào, chiều dài gần 2100 km.

Biên giới Việt - Lào dài gần 2100 km được xác định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18/7/1977, Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 24/1/1986 và Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Việt Nam và Lào ký ngày 16/3/2016 và các văn bản liên quan khác.

Biên giới Việt - Lào đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; đồng thời đi qua 10 tỉnh biên giới của Lào là Phongsaly, Luang Prabang, Houaphanh, Xiangkhoang, Bolikhamsai, Khammouan, Savannakhet, Salavan, Sekong và Attapeu. Điểm khởi đầu của đường biên giới ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Trung Quốc và kết thúc ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào-Campuchia.

Vậy, trên đất liền, nước ta có đường biên giới chung dài nhất với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với đường biên giới dài gần 2100km.

Luật Minh Khuê vừa chia sẻ tới bạn đọc bài viết Trên đất liền, nước ta có đường biên giới chung dài nhất với quốc gia nào? Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!

Tuyến biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc dài bao nhiêu km trắc nghiệm?

Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào Cam-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông.

Đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa Việt Nam và Lào dài bao nhiêu km?

Biên giới Việt - Lào dài gần 2100 km được xác định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18/7/1977, Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 24/1/1986 Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa ...

Chiều dài đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với Trung Quốc Lào Campuchia là bao nhiêu km?

Phần đất liền là một đường biên trên bộ dài 1137 km, từ điểm cực bắc cột mốc ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia, đến điểm cực nam điểm bờ biển vịnh Thái Lan ở Xà Xía, Hà Tiên tỉnh Kiên Giang Việt Nam.

Việt Nam có bao nhiêu km đường biên giới với Trung Quốc?

Về tình hình biên giới với các nước láng giềng, Việt Nam có biên giới trên đất liền với 03 nước Lào, Campuchia và Trung Quốc, đi qua 25 tỉnh, trong đó hơn 2.337 km đường biên giới với Lào, khoảng 1.137 km đường biên giới với Campuchia và 1.449 km đường biên giới với Trung Quốc.

Chủ Đề