Đường trong máu bao nhiêu là cao

Chỉ số đường huyết ở mức nguy hiểm sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể. Cùng Pharmart.vn tìm hiểu xem đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm và các cách xử lý hiệu quả nhất.

Nguyên nhân làm đường huyết không ổn định

Chỉ số đường huyết được hiểu là nồng độ glucose (đường) trong máu với đơn vị đo là mmol/L hoặc mg/dL. Khi chỉ số đường huyết dao động không ổn định, quá thấp hoặc quá cao sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người bệnh. 

Có 4 nguyên nhân chính làm chỉ số đường huyết bất ổn:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học
  • Thường xuyên bị áp lực, stress
  • Sinh hoạt không điều độ, thiếu ngủ
  • Sử dụng các thuốc kháng viêm, thuốc tránh thai, thuốc dị ứng, thuốc chống trầm cảm,...

Mức chỉ số đường huyết được xác định tùy theo phương pháp đo lường:

  • Đo đường huyết lúc đói: Thường đo vào buổi sáng khi bạn chưa ăn uống gì cả trong ít nhất 8 tiếng
  • Đo đường huyết khi no: Thường đo sau khi ăn khoảng 1 - 2 tiếng.

Bảng chỉ số đường huyết ở các giai đoạn khác nhau 

Bảng chỉ số đường huyết ở các giai đoạn khác nhau 

Chỉ số đường huyết lý tưởng của người bình thường khi đói dao động trong khoảng 70 - 92 mg/dL, tương đương 3.9 - 5.0 mmol/L. Còn chỉ số đường huyết bình thường sau khi ăn no là thấp hơn 140 mg/dL, tương đương với 7.8 mmol/L.

Nếu lượng đường huyết đo được trong các khoảng thời gian trên mà thấp hơn hoặc cao hơn so với chỉ số bình thường thì được đánh giá là mức đường huyết nguy hiểm. 

Chỉ số đường huyết thấp hơn mức bình thường

Nếu chỉ số đường huyết của một người khi đói thấp hơn 70 mg/L (3,9 mmol/L) và khi ăn no thấp hơn 130 mg/dL (7,2 mmol/L) thì người đó được chẩn đoán là bị hạ đường huyết.

Chỉ số đường huyết thấp hơn bình thường dẫn đến hạ đường huyết

Chỉ số đường huyết thấp hơn bình thường dẫn đến hạ đường huyết

Những triệu chứng phổ biến của hạ đường huyết là run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, mờ mắt,... Vì lượng đường trong máu bị hạ xuống dưới mức an toàn nên các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động bình thường. 

Chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường

Đường huyết cao hơn mức bình thường của một người được xác định khi chỉ số đo được cao hơn 130 mg/dL (7,2 mmol/L) lúc đói và lúc no là hơn 180 mg/dL (10,0 mmol/L). Mức chỉ số này cho thấy người đó khả năng cao đã mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số đường huyết quá cao dẫn đến bệnh tiểu đường và có nguy cơ biến chứng

Chỉ số đường huyết quá cao dẫn đến bệnh tiểu đường và có nguy cơ biến chứng

Những triệu chứng tăng đường huyết thường thấy nhất là hay khát nước, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, sụt cân, lâu lành vết thương, nhìn mờ,.... 

Đặc biệt, khi chỉ số vượt quá 180 mg/dL (10,0 mmol/L) thì là mức đường huyết rất nguy hiểm, đáng báo động. Người bệnh cần phải đến ngay bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp.

Hậu quả nghiêm trọng khi đường huyết ở mức nguy hiểm

Khi đường huyết ở mức nguy hiểm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng với cơ thể:

  • Tình trạng hạ đường huyết kéo dài dẫn đến suy giảm trí nhớ, giảm sút thị lực, làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch. Nặng hơn nữa có thể gây ra các biến chứng ở não, chết não, thậm chí gây tử vong. 
  • Khi lượng đường trong máu thường xuyên duy trì ở ngưỡng cao sẽ gây ra tình trạng nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu, xơ vữa mạch máu,... từ đó tạo thành các biến chứng ở tim mạch, thần kinh, thận, mắt,... đe dọa tới sự sống của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách xử lý khi đường huyết ở mức nguy hiểm

Khi đường huyết ở vùng nguy hiểm thì xử lý thế nào? Dưới đây là một số gợi ý của Pharmart.vn dành cho bạn:

- Khi hạ đường huyết nên bổ sung đồ ngọt như bánh kẹo, nước đường, sữa,...

- Khi đường huyết tăng thì người bệnh nên chủ động:

  • Tự kiểm tra đường huyết thường xuyên khi no, khi đói để kịp thời xử lý nếu chỉ số có dấu hiệu bất thường
  • Áp dụng chế độ ăn khoa học hợp lý, bổ sung đủ dinh dưỡng theo định lượng phù hợp
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích hay các thực phẩm có hại cho sức khỏe dễ làm tăng đường huyết
  • Duy trì hoạt động thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin, tiêu thụ đường trong cơ thể tốt hơn
  • Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để giúp kiểm soát và ổn định đường huyết tránh khỏi mức nguy hiểm.

Hiện nay, có rất nhiều các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng hỗ trợ tiểu đường giúp ổn định chỉ số đường huyết. Trong đó, sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thiên nhiên được đánh giá an toàn và lành tính, không gây tác dụng phụ.

Sử dụng thực phẩm chức năng để tránh đường huyết nguy hiểm

Sử dụng thực phẩm chức năng để tránh đường huyết nguy hiểm

Có thể kể tới một số sản phẩm nổi bật như: Gumar Plus, Advanced Glucose, Blood Sugar Control,... Các sản phẩm trên được phân phối chính hãng tại Hệ thống nhà thuốc Pharmart.vn với chi phí phù hợp, liệu trình đa dạng và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Trong đó, viên uống hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết Gumar Plus với thành phần chứa dây thìa canh lá to được rất nhiều bệnh nhân tin dùng. Sản phẩm được Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Viện trưởng viện nghiên cứu và phát triển thuốc Y học cổ truyền đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ điều trị tiểu đường, nhất là với những bệnh nhân tiền điều đường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo tổng đài 1900 6505 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc "Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?". Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì đừng ngần ngại liên hệ với Pharmart.vn để được giải đáp nhé.