Dvd hướng dẫn chơi đàn guitar

Học guitar là một niềm vui và là sở thích của nhiều người, nhưng hầu hết mọi người đều gặp không ít khó khăn khi mới tập chơi. Các bạn trẻ thường có xu hướng chọn đàn Acoustic Guitar bởi dòng đàn này phù hợp với việc đệm hát và âm thanh cũng vang hơn.

Tự học guitar không quá khó nhưng cũng không hề dễ dàng, bạn cần phải có một thiết bị có thể xem được video qua mạng internet hoặc xem qua đĩa CD/DVD. Bên cạnh đó những phụ kiện guitar mà Swallow Guitars giới thiệu sau đây cũng không thể thiếu cho người mới tập chơi đàn Acoustic Guitar.

Capo

Capo Guitar chỉ đơn giản là một vật dụng bằng kim loại có đệm cao su, dùng để kẹp trên cần đàn với một khoảng cách nhất định theo các phím đàn. Nó có tác dụng giảm chiều dài của dây đàn tạo ra các nốt cao hơn so với dây buông. Cách sử dụng capo guitar cũng rất đơn giản, o đó người chơi có thể đệm hát các bài hát có giọng cao mà không cần phải bấm các hợp âm chặn khi mà lực từ các ngón tay còn khá yếu.

Sách và website

Ngày nay, có rất nhiều trang Web cũng như các loại đĩa, sách hướng dẫn chơi Acoustic Guitar. Chúng thật sự hữu ích cho những bạn không có điều kiện đến các lớp học Guitar thường xuyên. Tuy nhiên khi lựa chọn một cuốn sách, đĩa DVD hay một trang Web nào để học, bạn hãy cân nhắc và tham khảo ý kiến đánh giá của những người có kinh nghiệm đi trước.

Tuner

Chỉnh dây đàn bằng tai đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm và sự cảm âm tốt. Do đó một chiếc Tuner thật sự cần thiết cho người mới tập chơi. Tuner giúp người chơi dễ dàng xác định được nốt và độ cao nhờ màn hình hiển thị đơn giản. Tuner điện tử ngày nay được sử dụng rộng rãi, nhiều chiếc Tuner điện tử có thể sử dụng không chỉ cho Acoustic Guitar mà còn cho nhiều loại đàn khác như Ukulele, Electric Guitar, Bass Guitar…. Điều này thật thuận tiện nếu sau này bạn có nhu cầu học một loại nhạc cụ khác.

Dụng cụ luyện ngón

Lực từ các ngón tay rất quan trọng để chơi Guitar, đặc biệt là với đàn Acosutic Guitar sử dụng dây sắt có độ căng và khó bấm hơn dây nylon. Một số người sử dụng bóng tennis để luyện ngón tuy nhiên chúng lại không có hiểu quả cao bằng các dụng cụ luyện ngón chuyên dụng.

Chúc các bạn học guitar thành công và hiệu quả!

Từ guitar chuyển sang piano có khó không và cần chuẩn bị những gì? Bài viết sau đây sẽ cho mọi người có cái nhìn tổng quan về việc chuyển từ guitar sang chơi piano nhé.

Một lợi thế của một người từng chơi một nhạc cụ khác trước khi chuyển sang chơi piano, là người học đã phần nào có khả năng cảm nhận được nhịp điệu, cũng như một số nhạc lý cơ bản. Do đó lợi thế của một người từng học/chơi guitar chuyển sang chơi piano, là sẽ không phải làm quen lại từ đầu với kiến thức nhạc lý, cũng như nhịp phách, mà có thể đi thẳng vào chủ đề mình muốn học về piano [piano solo hay piano đệm hát].

>> Xem thêm về giống/khác nhau giữa piano solo và piano đệm hát.

Đối với một người từ đệm hát guitar sang đệm hát piano, bạn sẽ có khá nhiều thuận lợi, vì điểm tương đồng giữa đệm hát guitar và đệm hát piano là: đều chơi dựa vào hợp âm, hợp âm trên guitar và hợp âm trên piano là giống nhau [cấu tạo của 1 hợp âm cũng giống nhau], nếu trên guitar hợp âm C bạn chặn các nốt: Đô – Mi – Sol thì trên piano, bạn chỉ cần biết phím Đô – Mi – Sol ở đâu trên đàn, và cũng nhấn 3 phím như vậy để tạo thành hợp âm C.

Điểm khác nhau giữa chơi guitar và piano là cách kết hợp 2 tay trên 2 nhạc cụ khác nhau:

– Ở guitar: tay trái là tay chặn dây đàn để tạo thành hợp âm, tay phải chỉ có 2 động tác chủ yếu là móc dây hoặc quạt tay, và thông thường tay phải sẽ không được để ý nhiều, có thể chơi theo quán tính.

– Ở piano: sự tập trung cho 2 tay là đồng đều, cùng một lúc phải để ý đến cả 2 tay [2 tay cùng di chuyển, có lúc di chuyển cùng lúc, có lúc tay này di chuyển nhưng tay kia đứng yên], đó là lý do tại sao việc kết hợp 2 tay trong piano lại khó hơn.

Tuy nhiên, để dễ dàng cho việc kết hợp 2 tay trong piano, thì cũng từ  nguyên lý tương tự guitar, một trong hai tay sẽ là tay mà mình ít quan tâm hơn, và thông thường đó là tay trái. Khi chơi piano, đa số mọi người sẽ tập trung nhìn tay trái hơn tay phải, tuy nhiên những người chơi piano thành thạo, lại tập trung tay phải hơn tay trái, và tay trái chơi theo thói quen và quán tính.

Để có được quán tính khi chơi tay trái trên piano, chúng ta cần tập thói quen: không nhìn tay trái quá nhiều khi chơi.

Tay trái trong piano chính là phần nền, và đi theo 1 quy luật, đều đặn để giữ nhịp. Do đó, nếu biết được các tư thế, quy luật chơi của tay trái trên piano, và điều khiển nó trở thành quán tính, thì việc kết hợp 2 tay khi chơi piano sẽ vô cùng dễ dàng.

Để đạt được quán tính cho tay trái, trung bình một thế bấm tay trái trên piano sẽ mất khoảng 1-2 tuần tập luyện, và 2-4 tuần để trở thành thói quen [luyện tập 30 phút – 1 tiếng/ngày]

Như vậy, từ guitar chuyển sang học piano đệm hát, bạn cần có sự chuẩn bị như sau:

  1. 1. Có đàn piano/organ để tập [có thể dùng organ để tập trong thời gian đầu vì cấu tạo phím đàn của piano và organ giống nhau]
  2. 2. Tập làm quen với đàn: đặt tay trên đàn sao cho thoải mái, mỗi ngón tay đặt trên 1 phím đàn và thả lỏng khi đặt trên đàn, tập di chuyển các ngón tay lên các phím đàn, làm quen với đàn.
  3. 3. Ôn lại các kiến thức nhạc lý từng học trên guitar [nốt nhạc, kí hiệu hợp âm, nhịp/phách, trường độ nốt nhạc, chỉ số nhịp]
  4. 4. Xác định vị trí các nốt nhạc/hợp âm trên đàn, tập di chuyển 2 tay từ hợp âm này sang hợp âm khác [Ví dụ: 2 tay cùng đặt hợp âm C và cùng di chuyển sang F]
  5. 5. Thử tập không nhìn tay và di chuyển 2 tay tới vị trí nốt mà mình muốn bằng cách ước chừng theo cảm giác.

Sau khi tự chuẩn bị cho mình những kĩ năng trên, đã đến lúc bạn có thể tìm 1 người hướng dẫn phù hợp với mình để học các kiểu đệm hát và tập đệm đàn piano.

>> Bạn cũng có thể tham khảo về sản phẩm DVD Tự học piano đệm hát nếu muốn đi thẳng vào piano đệm hát.

hoặc nhận Đăng kí trải nghiệm sản phẩm TẠI ĐÂY

Hiểu về sự khác nhau, giống nhau giữa guitar và piano như vậy, giờ đây Bội Ngọc sẽ gợi ý cho bạn một lộ trình học piano đệm hát hiệu quả trong 8 tuần cho người từ guitar chuyển sang piano đệm hát nhé:

– Tuần 1: Học cách ghi nhớ các phím đàn trên piano, vị trí của từng nốt nhạc trên phím đàn, ôn lại kiến thức nhạc lý về đọc bản nhạc [chỉ số nhịp, trường độ nốt nhạc, cấu tạo hợp âm]

– Tuần 2-3: Làm quen với các tiết tấu đệm hát đơn giản dành cho nhạc Pop-Ballad, các thế bấm dành cho tay trái, và cách kết hợp tay phải cùng lúc với tay trái, tập chuyển hợp âm 2 tay thuần thục trên những thế đệm đơn giản.

– Tuần 4-8: Áp dụng các thế đệm lên bài hát, học các thế đệm mới và tập xen kẽ các kiểu đệm với nhau. Tập thêm cách Intro, Ending cho bài hát và vừa đàn vừa hát.

Đối với các bạn muốn chuyển từ guitar sang piano solo, thì sẽ đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn [kĩ năng đọc nốt nhạc trên bản nhạc, đọc các kí hiệu âm nhạc], cũng như thời gian luyện tập lâu hơn, do đó, bạn có thể bắt đầu từ piano đệm hát [để xây dựng được quán tính cho tay trái khi chơi piano], sau đó chuyển sang piano solo.

Hãy để lại bình luận ở bên dưới cho Bội Ngọc biết bạn còn có thắc mắc hay phân vân, khó khăn gì khi chuyển từ chơi guitar sang piano không nhé.

Bội Ngọc

Chia sẻ động lực, lan tỏa đam mê

🎹 Theo dõi Bội Ngọc tại: Fanpage Youtube

🎼 Xem thêm một số khóa học piano trực tuyến của Bội Ngọc

🎶 PIANO SOLO METHOD ® – Phương Pháp Chơi Piano Solo Thành Công

🎶 Đệm Hát Pop-Ballad cơ bản [COMBO5]

🎶 Phản Xạ Cảm Âm – Kỹ Năng Nâng Cao Chơi Piano Không Cần Bản Nhạc

🎶 Trọn Bộ Đệm Hát Piano Cơ Bản [Basic Accompaniment]

Chủ Đề