Em bé 3 tháng ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày

Với mỗi trẻ sơ sinh từ 1 đến 3 tháng tuổi, thời gian ngủ luôn chiếm phần lớn thời gian trong ngày. Thời gian ngủ trung bình của trẻ 3 tháng tuổi khoảng 10 đến 16 giờ mỗi ngày, đa số sẽ là thời gian ngủ ban đêm.

Vào ban ngày, phần lớn các bé 3 tháng tuổi sẽ ngủ các giấc ngắn từ 2 – 4 giờ/giấc, mỗi ngày từ 2-3 giấc. Vào ban đêm, đa số các bé có thời gian ngủ trung bình mỗi giấc khoảng 4-6 giờ. Tuy nhiên, một số em bé có thể có giấc ngủ dài hơn là 6-8 tiếng.

Như vậy, với thời gian ngủ trung bình như này, các bậc cha mẹ sẽ không cần quá lo lắng về việc trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không, bởi hầu hết thời gian trong ngày của các bé tầm tuổi này là để ngủ.

Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi có đặc điểm gì?

Với những gia đình lần đầu tiên chăm con nhỏ, chắc chắn trong thời gian ngủ trẻ 3 tháng tuổi sẽ có rất nhiều điều khiến bố mẹ băn khoăn. Vậy giấc ngủ của trẻ tầm tuổi này có đặc điểm là gì?

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi ngủ rất nhiều nhưng thời gian ngủ của bé khá thất thường, điều này sẽ khiến cha mẹ khó thích nghi, dễ bị thiếu ngủ và cảm thấy mệt mỏi.

Tuy đã biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ nhưng không ai có thể tính được trẻ sẽ thức giấc vào thời điểm nào trong ngày. Trẻ sẽ có những giấc dài trong đêm nhưng nửa đêm sẽ vẫn thức dậy để đòi bú hoặc đơn giản là tìm mẹ để được ôm ấp.

Tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi đứa trẻ, thời gian ngủ của mỗi bé sẽ là khác nhau, mỗi giấc và mỗi ngày đều là khác nhau nên khó có thể so sánh.

Trẻ ở tháng tuổi thứ 3 vẫn còn có những phản xạ co giật hoặc những biểu cảm khi ngủ.

Trẻ có thể dễ dàng khi ngủ nhưng cũng rất dễ thức giấc, chủ yếu vì bé cảm thấy đói.

Lịch trình mẫu cho trẻ 3 tháng tuổi mỗi ngày

Bên cạnh việc nắm được thời gian trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, cha mẹ cũng tham khảo lịch trình hàng ngày hợp lý cho bé trong tầm tuổi này. Vì mỗi đứa bé sẽ có cấu trúc sinh học khác nhau, nên Sức Khỏe Tips chỉ đưa ra lịch trình mẫu để cha mẹ tham khảo:

  • 07:00 sáng -Thức giấc.
  • 08:00 sáng – Bú sữa.
  • 8:30 sáng – Ngủ giấc ngắn.
  • 9:00 sáng – Thức giấc và bú sữa, chơi.
  • 11:00 trưa – Chơi, bú sữa rồi ngủ giấc ngắn.
  • 13:00 chiều – Thức giấc, bú sữa và chơi.
  • 14:00 chiều – Ngủ giấc ngắn.
  • 14:30 chiều – Thức giấc, bú sữa và chơi.
  • 16:30 chiều – Bú sữa, tắm rửa.
  • 18:30 tối – Bú sữa, chơi.
  • 19:00 tối – Chợp mắt giấc ngắn.
  • 21:00 tối – Thức giấc, bú sữa, chơi.
  • 22:30 đêm – Bắt đầu ngủ giấc dài.

Trong giấc ngủ ban đêm, bé có thể sẽ thức giấc từ 1 đến 3 lần để đòi ăn.

Lời khuyên dành cho cha mẹ khi đang thắc mắc ” trẻ ba tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ “

Để đảm bảo thời gian ngủ đủ cho bé, tránh trường hợp trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít hơn so với mức bình thường, cha mẹ cần chú ý một số điểm sau:

Đảm bảo an toàn cho bé khi ngủ: Nên sử dụng loại nôi an toàn hoặc các loại giường cũi có thành bao quanh.

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Giấc ngủ tốt giúp trẻ sơ sinh phát triển trí tuệ, thể chất lẫn tinh thần. Thế nhưng, ba mẹ cần cho bé ngủ đủ giấc và tránh suy nghĩ ngủ ngày càng ít càng tốt hoặc ngủ đêm càng lâu càng tốt.

Em bé 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Đối với giai đoạn 3 tháng tuổi, đồng hồ sinh học của bé đã được thiết lập rõ ràng hơn những tháng đầu sau sinh vì thế nên chu kỳ ngủ và thức của con cũng trở nên đều đặn và dễ kiểm soát hơn trước. Trung bình, một em bé 3 tháng tuổi sẽ ngủ từ 14-16 tiếng một ngày với 4-6 tiếng vào ban ngày và 8-9 tiếng vào ban đêm. Một lịch trình ngủ cố định sẽ hỗ trợ chu kỳ sinh học tự nhiên và khuyến khích thói quen ngủ tốt.

Tháng tuổi

Tổng thời gian ngủ

Thời gian ngủ ban đêm

Thời gian ngủ ban ngày

Số giấc ngủ ngắn ban ngày

3 tháng

14-16 tiếng

8-9 tiếng

4-6 tiếng

3-4 giấc

Ngoài ra, các mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ 3 tháng tuổi luyện ngủ xuyên đêm bởi việc làm này rất tốt cho sự phát triển các hormone tăng trưởng trong cơ thể con. Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ sẽ ngủ lâu hơn khi ở giai đoạn 3 tháng tuổi, tuy nhiên sự phát triển của mỗi bé là khác nhau nên các số liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Xem thêm: 12 cách ru trẻ 2 tháng tuổi ngủ ngon được thực nghiệm thành công 100%

Bé 3 tháng ngủ ít hơn có đáng lo?

Hầu hết thời gian trong ngày của một em bé sơ sinh 3 tháng tuổi đều dành cho việc ngủ, trẻ chỉ thức giấc khi có nhu cầu bú mẹ hoặc cần thay tã sau đó sẽ tiếp tục chìm vào giấc ngủ. Đa số trẻ 3 tháng tuổi sẽ có chu trình sinh hoạt như vậy nên trường hợp một số bé có dấu hiệu ngủ ít hơn khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Nếu tình trạng ngủ ít diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ, các tế bào trong cơ thể sẽ không thể hoạt động và sản sinh đủ lượng hormone giúp bé phát triển toàn diện được.

Ngủ ít, ngủ thiếu giấc khiến cơ thể trẻ thường xuyên mệt mỏi và quấy khóc cha mẹ, nhất là vào ban đêm. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và nghe tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ 3 tháng ngủ quá nhiều có sao không?

Trái với tình trạng ngủ ít, trẻ 3 tháng tuổi nếu ngủ quá nhiều lại là điều hết sức bình thường và không có ảnh hưởng tiêu cực nào tới sức khỏe của trẻ. Hiện tượng ngủ nhiều cho thấy con đang có được những giấc ngủ trọn vẹn và đầy chất lượng. Đặc biệt đối với giấc ngủ dài vào ban đêm, giấc ngủ dài và sâu là cơ hội vàng để cơ thể con tiết ra các hormone tăng trưởng tuyệt vời.

Một số vấn đề khác về giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi thường gặp

Bên cạnh những giấc ngủ trọn vẹn, trẻ sơ sinh thường gặp phải một số các vấn đề như: ngủ không sâu giấc, ngủ ngày thức đêm, khó ngủ hay quấy khóc,... Vậy làm sao để cha mẹ có thể nhận biết những dấu hiệu bất thường này và nên làm gì khi con gặp tình trạng ấy, cùng Monkey tìm hiểu ngay!

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ không sâu giấc

Có rất nhiều nguyên nhân sinh lý khiến trẻ 3 tháng tuổi ngủ không sâu giấc: trẻ hay vặn mình, trẻ gắt ngủ hay dễ bị giật mình bởi những tiếng động,... Hoặc những khó chịu đến từ các vấn đề bệnh lý: trẻ bị sốt, còi xương, nhiễm khuẩn đường họng, thiếu máu, viêm tai giữa,... Cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm vậy nên dù chỉ là những thay đổi nhỏ nhất cũng có thể khiến con làm mất đi sự cân bằng về giấc ngủ.

Để không ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ, cha mẹ nên tạo cho con thói quen ngủ phân biệt ngày và đêm từ sớm để trẻ có thể ngủ tập trung hơn. Dạy cho bé phương pháp tự ngủ vào một khung giờ cố định và không có sự can thiệp của nằm võng lắc đung đưa hay ẵm bế bé.

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ ngày thức đêm hoặc rối loạn giấc ngủ

Hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là khi con đột nhiên thay đổi giờ giấc ngủ mà không vì bất cứ lý do nào cả. Sự rối loạn này có thể xuất phát từ việc ban ngày con được cho ngủ quá nhiều nên ban đêm con khó có thể ngủ tròn giấc. Để tránh trẻ sơ sinh thức đêm ngủ ngày, mẹ có thể từ từ cắt bỏ bú sữa vào ban đêm và cho bé vui chơi, vận động nhiều hơn vào ban ngày thay vì cho con ngủ quá nhiều giấc ngủ ngắn.

Bé 3 tháng khó ngủ và hay quấy khóc

Bên cạnh các nguyên nhân về sinh lý, bệnh lý kể trên, tình trạng trẻ khó ngủ và hay quấy khóc còn đến từ:

  • Không gian phòng ngủ quá sáng gây chói mắt trẻ
  • Tiếng ồn lớn khiến trẻ thường xuyên giật mình khi ngủ
  • Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh khiến con khó ngủ
  • Quá nhiều chăn gối xung quanh con khiến con không thoải mái
  • Đồ ngủ khó chịu với làn da nhạy cảm của con
  • Tả, bỉm bị ướt khiến con khó chịu, ngứa ngáy
  • Trẻ bú ít, bú không đủ nên nhanh đói

Để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc, cha mẹ cần thực sự kiên nhẫn và thấu hiểu con bởi em bé sẽ không tự nhiên khó chịu mà không có lý do đâu nhé.

Lịch ăn ngủ khoa học của trẻ 3 tháng tuổi giúp bé ăn ngoan ngủ ngon giấc

Đi đôi với giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng của bé nên được đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết. Đối với trẻ 3 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của con đến từ sữa mẹ. Dưới đây là một số gợi ý về lịch ăn ngủ khoa học nhằm giúp trẻ 3 tháng tuổi ăn ngoan ngủ ngon giấc.

Khung giờ

Hoạt động

5h sáng

Bé thức dậy và bú mẹ

8h30 sáng

Vệ sinh cá nhân: rửa mặt bằng khăn ấm, thoa kem dưỡng da, thay quần áo, cho bé nghe nhạc và tập nằm sấp.

10h sáng

Cùng mẹ dọn dẹp và vui chơi

11h30 sáng

Tiến hành giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày

12h30 - 1h chiều

Bé thức dậy và bú mẹ, mẹ đọc sách và trò chuyện cùng con

2h30 chiều

Cho con bú bữa phụ

4h30 chiều

Tiến hành giấc ngủ ngắn tiếp theo trong ngày

6h- 7h tối

Cho bé bú nhẹ và chuẩn bị đi tắm, massage toàn thân và bôi kem dưỡng, kem chống hăm,...

8h30 tối

Cùng cả nhà ăn cơm và vui chơi

9h tối

Hát ru và kể chuyện cho bé nghe

10 tối

Mẹ thay tã, thay quần áo ngủ để bé chuẩn bị giấc ngủ dài vào ban đêm

Tùy vào giờ giấc sinh hoạt chung của từng gia đình, cha mẹ có thể xây dựng một thời gian biểu ăn ngủ sao cho phù hợp với em bé nhất. Lưu ý, bên cạnh thời gian ăn và ngủ, các hoạt động giúp con gắn kết với cha mẹ là vô cùng quan trọng. Em bé có thể cảm nhận được tình yêu của cha mẹ và cảm thấy an toàn hơn khi được chơi cùng với gia đình. Không chỉ vậy, các hoạt động gắn kết còn giúp cha mẹ thấu hiểu bé hơn từ đó dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu bất thường của con và kịp thời xử lý.

Hành trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ tuy có rất nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn gặp tràn tình thương và niềm hạnh phúc. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có thêm những kinh nghiệm về chủ đề trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ.

Chủ Đề