Em hay đề xuất các cách để hạn chế lỗi sai về chính tả trong tiếng Việt

Văn học tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người. Muốn giỏi văn học phải biết chính tả và phải viết đúng chính tả. Đây là một yêu cầu cần thiết của người học sinh khi học môn Ngữ Văn. Chính vì đặc trưng của môn học này cho nên học văn nhất là học sinh tiếp nhận văn chương rồi trình bày lại bằng văn viết để giáo viên đánh giá khả năng lĩnh hội văn của các em. Văn viết của các học sinh là kết quả của quá trình học lâu dài. Tuy nhiên, trong thực tế, đa số học sinh còn viết sai rất nhiều lỗi chính tả thông thường về diễn đạt, dùng từ, đặt câu,…gây rất nhiều  khó khăn cho các em trong làm văn. Đây là một vấn đề hết sức nan giải trong học sinh. Để góp phần giúp học sinh khắc phục việc sai lỗi chính tả, tôi đã tìm ra một số nguyên nhân mắc lỗi chính tả của các em và đề ra hướng  khắc phục để góp phần giúp các em hạn chế các lỗi chính tả, viết văn tốt hơn. Sau đây là một số mẹo khắc phục lỗi chính tả Gv cung cấp cho Hs  và yêu cầu Hs phải học thuộc để viết đúng chính tả:

    1. Mẹo dấu câu:

         * Trong từ láy:

     -  Cùng thanh, cùng dấu hỏi, cùng dấu ngã.

Ví dụ : Thỉnh thoảng , lẽo đẽo, bẽn lẽn…

      -  Nhóm cùng thanh.

      + Không-hỏi-sắc= hỏi.

Ví dụ: Lơ lửng, kém cỏi, thẳng thắn,…

      + Huyền  -ngã-nặng= ngã.

Ví dụ: Hờ hững, bẽ bàng, đẹp đẽ, cãi cọ,…

          * Hán việt:

Mẹo : “Mình nên nhớ  viết là dấu ngã”

      -Những tiếng Hán Việt bắt đầu bằng”M, N, NH, V, L, D,NG” thì ta viết bằng dấu ngã.

 Ví dụ: Truy nã, vũ lực, phụ lão, dã man, ngôn ngữ…

     -Ngoài ra, không có âm đầu, hay bắt đầu bằng những âm khác: 7 âm trên thì viết dấu hỏi [ ? ].

Ví dụ: Bảo vệ, ảnh hưởng, kiểm tra, ảnh hưởng,…

        2.Cách phân biệt Tr/Ch:

     -‘Tr”: không thể đứng trước những chữ có những vần bắt đầu bằng: oa, oă, oe, uê. Do đó gặp những vần này ta viết với “Ch”.

Ví dụ: Loắt choắt, chim chích chòe…

      -Từ Hán Việt: nếu viết bằng những chữ có dấu nặng hay dấu huyền thì đi với “Tr”.

Ví dụ: Trịnh trọng, trình độ, trào lưu…

      - Từ láy:  Không bao giờ “Tr” láy âm với “Ch” và ngược  lại.

Ví dụ:  trơ trọi, trống trải, chăm chú, chậm chạp.

        3.Cách phân biệt S/ X:

      -“ S” không đi với các vần bắt đầu  bằng : oa, oă, oe, uê…

Do đó những vần trên thường  viết với “X”.

Ví dụ : xuề xòa, xoay xở, xoắn lại

     - Tên thức ăn và đồ dùng liên quan đến thức ăn  thường đi với X: xôi, xúc xích, lạp xưởng, thịt xa xíu, cái xăm, cái xoang…

     - Trừ trường hợp trên, hầu hết các danh từ thường viết với “ S”:

      + Chỉ người: ông sư, nguyên soái, sứ giả, ..

      + Tên cây: hoa sen, hoa súng, hoa sứ,

      + Đồ vật: hòn sỏi, song cửa, sợi dây,…

      + Hiện tượng tự nhiên : sao, suối, sương, sông,…

     + Động vật :  cá sấu, con sóc, con sên, con sếu…

     - Những chữ viết hơi đi ra  thường viết với  “X” : xì, xỉu ,xẹp,…

     - Những chữ có nghĩa sụp xuống : sụt , sụp, kém sút,…

       4.Cách phân biệt d / gi:

       -“gi” : không đứng trước các vần bắt đầu bằng : oa, oă, uâ, uê,uy .Do đó, “ d” có thể đứng trước những vần đó. Ví dụ: dọa nạt, duy trì, hậu duệ,…

      - Trong từ Hán Việt :

      + “ d”: thường đi với dấu ngã, dấu nặng: diễn viên , dũng cảm , bình dị…

      + “gi”:  thường đi với dấu hỏi, dấu huyền, dấu sắc:giá cả, giải quyết…

Bên cạnh đó GV cần:

    - Tuân thủ việc thực hiện tốt các tiết ngoại khóa, chương trình địa phương [Gv phải có sự chuẩn bị kĩ]

     - Tổ chức cho Hs tham  gia trò chơi đố chính  tả.

     - Hướng dẫn và yêu cầu HS lập kế hoạch học chính tả theo nhóm, tổ,…

     - Hướng dẫn và yêu cầu HS lập sổ tay chính tả [cá nhân].

* Một số hình ảnh giáo viên cho học sinh rèn chính tả trên lớp học:

Với kinh nghiệm “ giải pháp giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả” đã được thực hiện trong năm học qua và đạt kết quả tương đối tốt. Đa số Hs khắc phục được lỗi chính tả trong viết văn, dùng từ,… Điều này đã góp phần nâng cao sự hiểu biết của HS về chính tả, ít sai lỗi chính tả ở các bài viết Tập làm văn. Từ đó giúp Hs cảm thấy yêu thích môn học Ngữ văn, thích được viết văn và phát huy được năng khiếu về văn học ở Hs

Mục lụcTrang1. Mở đầu ……………………………………………………………….. 21.1. Lý do chọn đề tài ……………………………………….…................ 2- 31.2. Mục đích nghiên cứu ........………………………………….………....31.3. Đối tượng nghiên cứu.....………………………………….……….......31.4. Phương pháp nghiên cứu...………………………………….….......….32. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm………………………………………32.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.........…………......................32.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm….……3- 4- 52.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.........………................5- 162.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bảnthân, đồng nghiệp và nhà trường..................................................................16-173. Kết luận, kiến nghị ……………………………………………………..183.1. Kết luận...................................................................................................183.2. Kiến nghị:................................................................................................184. Tài liệu tham khảo…………………………………………………… 1911. MỞ ĐẦU1.1 Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.Đất nước ta đang trong thời kì đẩy mạnh công cuộc “Công nghiệp hoá, hiệnđại hoá” nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh”. Để biến lí tưởng, mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội thànhhiện thực thì giáo dục giữ một vai trò, vị trí cực kì quan trọng đó là tạo ra nhữngcon người phù hợp với thời đại: có đủ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo về khoa học kĩthuật để góp phần xây dựng đất nước. Mà trong sự nghiệp giáo dục bậc tiểu họclại chính là bậc đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách ở học sinh. Đây làbậc học cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên và xã hội, trang bị phươngpháp và kĩ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Bồidưỡng, phát huy tình cảm thói quen và đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.Người xưa thường nói: “ Nét chữ - nết người” hàm ý về hai vấn đề : Thứ nhấtnét chữ thể hiện tính cách con người ; thứ hai thông qua rèn luyện chữ viết màgiáo dục nhân cách con người. Như vậy “Viết chữ đẹp” vừa là mục đích, vừa làphương tiện của quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.Hiện nay ở nhiều trường, học sinh viết chữ khá đẹp. Song vẫn còn một số ítphụ huynh phàn nàn về chất lượng chữ viết của con em mình. Trong các kì thi sốhọc sinh bị điểm kém do nguyên nhân chữ viết và trình bày tuỳ tiện, cẩu thảchiếm một tỉ lệ không nhỏ. Vậy làm thế nào để dạy chữ viết - rèn nết người chohọc sinh ? Đứng trước thực trạng đó, yêu cầu đối với nhà giáo dục phải đào tạocon người toàn diện trong đó tiếng mẹ đẻ [tiếng phổ thông] là một trong nhữngđiều kiện đầu tiên giúp học sinh nắm bắt được tri thức một cách dễ dàng. Tìnhhình viết sai lỗi chính tả của học sinh khá phổ biến. Vấn đề này có thể do nhiềunguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên và học sinh đôi khi còn phátâm theo tiếng địa phương [chưa nói chuẩn theo tiếng phổ thông]. Hơn nữa trìnhđộ Tiếng Việt của một số giáo viên còn hạn chế, năng lực nắm luật chính tả chưasâu nên rất lúng túng trong việc giảng dạy chính tả. Mặt khác do điều kiện giađình các em phần lớn là lao động tự do, gia đình có đông con đi học, bố mẹ bậnrộn suốt ngày với công việc kiếm miếng cơm, manh áo nên không có thời giandạy dỗ con cái. Phần nữa là ý thức học tập của các em còn hạn chế, không đồngbộ... Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả màcó thể rèn luyện phân tích từ phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn.Ví dụ một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì bàivăn đó không đạt điểm cao. Nếu một em viết sai nhiều lỗi chính tả [từ 5 lỗi trởlên] thì không thể học tốt các môn học khác.Từ những lí do trên, để góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh tôichọn sáng kiến kinh nghiệm“ Biện pháp khắc phục viết sai lỗi chính tả cho2học sinh lớp 3” làm đề sáng kiến kinh nghiệm của mình.1.2. Mục đích nghiên cứu.Giúp học sinh lớp 3 khắc phục những lỗi chính tả thường mắc.1.3. Đối tượng nghiên cứu.- Biện pháp khắc phục viết sai lỗi chính tả cho học sinh lớp 3.- Học sinh lớp 3B Trường Tiểu học Thiệu Dương.1.4. Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp trò chơi- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.32. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệmChính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngônngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếpbằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất nhữngđiều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quyđịnh có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quytắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.Phân môn chính tả trong nhà trường, giúp học sinh hình thành năng lực và thóiquen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt.Vì vậy, phân môn chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêucủa môn Tiếng Việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong đó có nănglực chữ viết. Trong những năm gần đây, các nhà trường tiểu học luôn quan tâm đếnchữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp”. Đây là một hình thức để tuyêntruyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em viết chữ đẹp. Viết chữ đẹpkhông phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về luật chính tả.Môn Tiếng Việt ở Tiểu học là một trong những môn học chiếm nhiều thờilượng trong chương trình. Dạy học sinh viết chữ được coi là một trong nhữngyêu cầu cơ bản quan trọng hàng đầu. Chính vì vậy nguyên Thủ tướng Phạm VănĐồng đã khẳng định : "Nét chữ nết người". Rèn chữ viết là rèn tính cẩn thận, tỉmỉ, kiên trì; rèn khả năng thẩm mỹ, tính chính xác, khoa học, lòng tự trọng đốivới mình cũng như đối với thầy cô bạn bè khi đọc bài của mình. Như vậy, việcrèn chữ viết tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học khác. Trong nhữngnăm gần đây việc rèn chữ viết cho giáo viên và học sinh tiểu học là một việc làmquan trọng: Là một trong những mũi nhọn hàng đầu của phong trào thi đua.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.Trong những năm gần đây, phong trào “Rèn chữ đẹp - giữ vở sạch” của nhàtrường chúng tôi được quan tâm và chú trọng nên chất lượng chữ viết của cácem tiến bộ rõ rệt. Song bên cạnh đó vẫn còn không ít học sinh chữ viết vẫn chưađạt yêu cầu. Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi đã đi dự giờ thămlớp và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp. Trên thực tế, HS ở các lớp vẫncòn nhiều em viết xấu, sai lỗi chính tả, có em chưa nắm vững cấu tạo vần, chưanắm chắc được các quy tắc, mẹo luật chính tả. Nhiều em phát âm sai nên dẫnđến bài viết chính tả trí nhớ viết sai nhiều hơn chính tả nghe đọc, đặc biệt trongbài Tập làm văn các em cũng viết sai chính tả nhiều. Mặt khác một số em dothiếu cẩn thận nên để thừa hoặc thiếu nét, thiếu dấu đã làm tăng số lỗi chính tả.Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3B. Đặcđiểm tình hình chung của lớp: Lớp 3B có 35 học sinh.Các em đều chămngoan,tích cực trong học tập.Nhưng bên cạnh đó,còn một số em chưa nắm chắc4luật chính tả,các em đọc đúng nhưng khi viết vẫn còn sai những lỗi sai về thanhđiệu,âm đầu,âm chính,âm cuối và lỗi viết hoa.* Thuận lợi:- Sĩ số học sinh không đông thuận lợi cho việc kiểm tra [ chấm bài viết chính tảthường xuyên, phát hiện lỗi sai kịp thời để học sinh sửa chữa và khắc phục viếtđúng].- Học sinh có đầy đủ vở chính tả và vở bài tập Tiếng Việt [ ghi đầy đủ nội dungbài tập chính tả].- Giáo viên có kế hoạch rèn học sinh viết đúng chính tả ngay từ tuần đầu nămhọc [thống kê, phân loại học sinh học yếu chính tả để theo dõi thường xuyên vàonhững giờ chính tả].* Khó khăn:- Tình hình thực tế học sinh vốn từ còn hạn chế, đa phần các em sử dụng từ địaphương. Các em chỉ hiểu nghĩa của các từ ngữ ở mức độ đơn giản trong khi từngữ Tiếng Việt vô cùng phong phú.- Đa số gia đình các em sống bằng nghề nông còn nghèo, cha mẹ còn lo đi làmđồng và di làm ăn xa để kiếm sống, chưa thực sự quan tâm đến việc học của cácem.- Phần đông học sinh trong lớp chưa có ý thức cao về học chính tả.Qua thực tế giảng dạy, theo dõi, khảo sát và chấm vở chính tả của học sinh, bảnthân tôi nhận thấy các em mắc khá nhiều lỗi chính tả. Thống kê số lỗi chính tảcủa các em được thể hiện qua bảng tổng hợp như sau:Số HS thường sai lỗiTTCác loại lỗi HS thường saiSố lượng Tỉ lệVề thanh điệu: Học sinh chưa phân biệt được hai1 thanh hỏi và thanh ngã..* Ví dụ: nghĩ hè [từ đúng:5 em13,9%nghỉ hè ]; suy nghỉ [từ đúng: suy nghĩ ]….Về âm đầu: Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữ2 cái ghi các âm đầu sau đây: g/ gh ; ng/ ngh; c/ k; s/ x;4 em11,1%d/ gi .345Về âm chính: Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghicác âm chính trong các vần sau đây: ai/ay/ây;ao/au/âu; oe/eo; iu/êu/ iêu; ăm/âm; ăp/âp; ip/iêp; ui/uôi; ưi/ ươi; ưu/ươu.Về âm cuối: Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghiâm cuối trong các vần sau đây: at/ac; an/ang; ăt/ăc;ăn/ăng; ât/âc; ân/âng: êt/êch; ên/ênh; iêt/iêc;uôn/uông; uôt/uôc; ươn/ương.Lỗi viết hoa: Đây là loại lỗi phổ biến và trầm trọngnhất trong các bài viết của các em. Lỗi viết hoa của5 em13,9%4 em11,1%4 em11,1%56các em thường gặp ở 2 dạng:• Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng [tên riêng],tên địa danh:• Viết hoa tùy tiện:Vấp cả 5 lỗi nêu trênNgoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp cònmắc các lỗi khác như: Trình bày chưa sạch, chữ viếtcòn thiếu nét, thừa nét [ví dụ: “mềm” lại viết là“mền”; “miền Nam” lại viết “miềm Nam”].4 em11,1%Cụ thể một số bài minh họa của học sinh:62.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.2.3.1. Biện pháp 1: Rèn nề nếp, tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả.Trước hết muốn học sinh viết đẹp thì người giáo viên đừng nên nghĩ rằng “Rènnề nếp tác phong cho học sinh khi viết” là không quan trọng, mà ngược lại, tư thếngồi viết của học sinh là cái quan trọng đầu tiên giúp cho học sinh có nét chữ đẹp.Vì vậy, ngay từ buổi đầu bước vào lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết củatừng em. Nhiều em lên lớp 3 rồi mà khi viết mắt vẫn cúi sát xuống bàn hay cầmbút quá thấp nên mực hay ra tay làm bẩn vở. Để giúp những em này biết ngồi viếtđúng tư thế, giúp chữ viết đẹp hơn và có lợi cho sức khoẻ. Ngược lại, nếu ngồixiêu vẹo người thì sẽ bị tật vẹo cột sống suốt đời. Nếu các em nhìn vào vở quá sátthì mắt sẽ bị cận thị ... Sau đó giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát và làmtheo tư thế ngồi viết.Ngồi viết ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực xuống bàn. Đầu hơi cúi, mắtcách vở khoảng 20 - 25 cm. Tay phải cầm bút, tay trái đặt phía trước bên tráiquyển vở giữ mép vở để khi viết không bị xê dịch. Quyển vở được để hơi chếchvề phía tay trái khoảng 15 độ , hai chân để thẳng vuông góc.Sau khi đã hướng dẫn tư thế ngồi tôi hướng dẫn các em cầm bút sao cho dễviết, không cao quá khó viết và cũng không được thấp quá mực sẽ dây vào taylàm bẩn bài viết, cầm bút bằng 3 ngón tay [ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái],ngón giữa nằm ở vị trí thấp nhất để đỡ bút, ngón cái và ngón trỏ điều khiển bút.7Các ngón tay cầm bút phải cong tự nhiên, không lên gân hoặc cầm bút quá chặt,không để ngón cái đè lên ngón trỏ, góc tạo bởi thân bút và mặt vở nhỏ hơn hoặcbằng 45 độ là tốt nhất. Khi viết, chỉ điều khiển bằng các ngón cầm bút, không đểbàn tay và cánh tay tham gia điều khiển như khi vẽ hoặc viết bằng phấn .Khoảng cách cầm bút tốt nhất là đảm bảo khoảng cách tối thiểu không nhỏ hơn2,0 cm [ lớn hơn độ dài ngòi bút mực thông thường]. Hình ảnh cầm bút đúngcách của học sinh.Khi hướng dẫn tỉ mỉ tôi khuyến khích cho các em thực hiện, bạn nào ngồiđúng nhất, cầm bút đúng nhất được thầy tuyên dương trước lớp. Trong các tiếtdạy chính tả tiếp theo, tôi luôn nhắc nhở các em nhớ để cầm bút và ngồi đúng,tạo thói quen cho học sinh.2.3.2. Biện pháp 2: Rèn cho học sinh phát âm đúng qua các tiết tập đọc ởphần luyện đọc và ở phần viết chính tả trong phần luyện viết đúng, luyện nóiđúng cho học sinh [HS] và sửa lỗi chính tả ở tất cả các môn học.Trên cơ sở phân tích về mặt ngữ âm học để hình thành dần cho học sinh ý thứcđọc đúng, nhằm giúp các em viết đúng đối với loại chính tả trí nhớ.Cụ thể là: Phân biệt cách phát âm các phụ âm đầu ch, tr, s, x dựa trên cách phântích cấu tạo ngữ âm để học sinh phân biệt và phát âm đúng.Ví dụ :ch: Phụ âm mặt lưỡiphát âm bình thường.Tr: Phụ âm đầu lưỡi- ngạc cứng[Cong lưỡi]S : Phụ âm đầu lưỡi - ngạc cứng[Cong lưỡi]X: Phụ âm đầu lưỡi - răngPhát âm bình thường.Khi đọc gặp thanh hỏi: Hạ thấp giọng, hơi nhấn giọng; khi đọc gặp thanh ngã:Nhẹ giọng và cao giọng về cuối.Đặc biệt đối với chính tả nhớ- viết cần phải giúp học sinh học thuộc bài thơ,bài văn trong giờ Tập đọc, có như thế đến giờ chính tả nhớ- viết học sinh mớiviết được bài. Ở giai đoạn đầu, GV cần hướng dẫn học sinh cách nhớ lại bài họcthuộc lòng, đọc nhẩm từng câu thơ trong đầu, viết lại từng dòng thơ theo thứ tựtừ đầu đến cuối, chú ý nhắc nhở học sinh viết đúng, đủ câu, trình bày đẹp theođặc điểm của từng loại thơ. Giáo viên cần chú ý sửa lỗi chính tả ở tất cả các mônhọc, điều này không khó bởi nếu giáo viên chỉ lưu tâm một chút là HS có thểphát hiện và sửa ngay được lỗi chính tả trong bài của mình và bài của bạn.Ví dụ: Khi học sinh lên bảng làm bài tập nhiều em vẫn viết sai trong phầngiải toán có lời văn, giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của học sinh đầyđủ các ý: cách làm, kiến thức, cách trình bày, chữ viết … thì lần sau em nàođược lên bảng các em sẽ chú ý hơn.2.3.3. Biện pháp3: Phân tích so sánh.8Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng,từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả: với những tiếng khó, giáo viên ápdụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn lộn,giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ.Ví dụ: Dạy bài Chính tả [Tập chép]: Cậu bé thông minh - TV3 -Tập 1, trang 4.Cho học sinh nhìn bảng viết đoạn 3: từ “Hôm sau …đến xẻ thịt chim”.Trước khiviết bài, giáo viên phân tích cho học sinh hiểu nghĩa một số tiếng dễ lẫn lộn như:+ rèn ≠ rằn. Giúp học sinh hiểu nghĩa rèn trong câu là làm cho con dao sắc bén cònrằn là rằn ri. Nếu học sinh khó hiểu có thể cho học sinh đặt câu để hiểu rõ hơn [Mẹtôi rèn chiếc dao này thật bén – Cu Tuấn mặc bộ đồ rằn ri].+ sắc ≠ sắt: sắc là sắc bén còn sắt là thanh sắt [vật kim loại].+ xẻ [thịt chim] ≠ sẻ: xẻ là mổ xẻ, bổ ra còn sẻ là chim sẻ, san sẻ.Qua phần bài tập: Điền vào chỗ trống vần an hay ang?- đ .`… hoàng.- đ .`… ông.- s...… loáng.Học sinh tiến hành làm bài tập, sau đó giáo viên sửa bài và cho học sinh phântích từ:- đàng hoàng ≠ đàn [tiếng đàn]- đàn ông ≠ đàng [đường]- sáng loáng ≠ sán [sán: giun, lãi] nghĩa khác là tiến đến gần.Dạy bài: Nghe – viết: Ông ngoại - [TV3 - Tập 1, tr.34] – Viết đoạn 3Trong đoạn viết có câu: “Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè, … trongđời đi học của tôi sau này”.Khi viết tiếng “lặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “lặn”, giáo viên yêu cầu họcsinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:- Lặng = L + ăng + thanh nặng- Lặn = L + ăn + thanh nặngSo sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “lặng” có âm cuối là “ng” còn tiếng “lặn” cóâm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.Giải nghĩa từ:Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưathống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.* Dạy bài Chính tả [Tập chép]: Chị em - [TV3 – Tập1, tr.27].Học sinh viết: Để chị trải chiếu, buông màn cho em.Học sinh đọc “buôn màn” nhưng viết “buông màn”, do đó học sinh cần hiểu“buông” có nghĩa là thả màn xuống, còn “buôn” là buôn bán vì vậy phải viết là“buông màn”.* Dạy bài Chính tả [Nghe – viết]: Người mẹ [TV3 – Tập 1, tr.30]Nội dung viết: Nhờ Thần Đêm Tối chỉ đường, bà vượt qua bao nhiêu khókhăn, hi sinh cả đôi mắt của mình để giành lại đứa con đã mất.9Học sinh đọc “dành” nhưng viết “giành”. Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa:giành là tranh giành, giành phần hơn về mình còn dành là để dành [dành dụm,dỗ dành].Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu,Tập làm văn, nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết chính tả khi màhọc sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạotiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh. Giáo viên chú giải từ mới ởphân môn Tập đọc kết hợp đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đãhiểu nghĩa từ; tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vậtthật, mô hình, tranh ảnh,… Với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đótrong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.2.3.4. Biện pháp 4: Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả.Ngay từ lớp Một, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như cácâm đầu : k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê và âm g chỉ kết hợp với : a, ă, â, o,ô, ơ, u, ư. Giáo viên còn có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luậtkhác như sau:a] Phân biệt âm đầu s/x : Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầubằng s. * Ví dụ: sắn, sung, sầu riêng, sứ, sả, sim, sậy, …; sáo, sên, sâu, sán, sóc,sói, sư tử,…].+ Tên các thức ăn hoặc đồ dùng liên quan đến chế biến thức ăn cùng viết với“x”. * Ví dụ: xôi đỗ, xúc xích, xà lách, cái xoong, …b] Phân biệt âm đầu tr/ch : Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đềubắt đầu bằng ch. *Ví dụ: chổi, chum, chén, chảo, chai, chày, chăn, chiếu,…;chó, chuột, châu chấu, chuồn chuồn, chào mào, chiền chiện,…].- Chỉ có “ch”chứ “tr”không kết hợp với những vần bắt đầu bằng oa, oe…c] Luật trầm – bổng [luật hỏi – ngã trong từ láy] :Có thể cho học sinh học thuộc hai câu thơ sau:Nghĩa là:Chị Huyền mang Nặng Ngã đauAnh Ngang, Sắc thuốc Hỏi đau chỗ nào.Thanh Huyền, Nặng, Ngã kết hợp với dấu Ngã.Thanh Ngang, Sắc, Hỏi kết hợp với dấu Hỏi.* Ví dụ: Âm trầm+ Huyền – Ngã: vững vàng, vẽ vời, vồn vã, lững lờ, sẵn sàng,…+ Nặng – Ngã: đẹp đẽ, nhẹ nhõm, mạnh mẽ, lạnh lẽo, vội vã,…+ Ngã – Ngã: dễ dãi, nhõng nhẽo, lỗ lãi, nghễnh ngãng,…* Ví dụ: Âm bổng+ Thanh ngang – Hỏi: vui vẻ, nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo,…10+ Sắc – Hỏi: vắng vẻ, mát mẻ, nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vất vả,…+ Hỏi – Hỏi: hổn hển, lỏng lẻo, thỏ thẻ, thủ thỉ, rủ rỉ,…Cũng có thể cung cấp thêm cho học sinh mẹo luật sau:Từ có âm đầu là M, N, Nh, V, L, D, Ng thì viết là dấu ngã [Mình NênNhớ Viết Là Dấu Ngã].*Ví dụ: M: mĩ mãn, mã lực, từ mẫu, cần mẫn,…N: nỗ lực, trí não, truy nã, nữ giới,…Nh: nhẫn nại, nhẵn bóng, quấy nhiễu, nhõng nhẽo,…V: vĩnh viễn, vỗ về, vũ trang, võ nghệ, vũ trụ,…L: lễ phép, lữ hành, kết liễu, thành lũy, lạnh lẽo, …D: dã man, dã tràng, dũng cảm, dỗ dành, hướng dẫn, diễm lệ,…Ng: ngưỡng mộ, hàng ngũ, ngữ nghĩa, ngôn ngữ, ngỡ ngàng, ngã [té],..Ngoài 7 âm đầu trên các từ Hán Việt đều viết dấu hỏi:* Ví dụ: ảm đạm, ẩm thực, ủy ban, quỷ quyệt, xả thân, kỉ niệm, tỉ mỉ,..Ngoại lệ: quỹ đạo, thủ quỹ, xã hội, kĩ thuật, mĩ thuật,…- Để các em ghi nhớ được các mẹo luật chính tả trên, tôi đã tổ chức cho các emnhớ thông qua trò chơi trong giờ chính tả [nếu còn thời gian] hoặc trong các tiếthọc buổi 2.*Ví dụ: Trò tiếp sức- Cách chơi như sau:Cho 2 đội chơi, mỗi đội từ 3-5 em lên bảng tham gia và được đứng theo hàngdọc. Khi có lệnh của cô giáo thì các thành viên trong mỗi đội sẽ tiếp sức tìm cáctừ có tiếng chứa s/x rồi viết vào bảng phụ. Nếu đội nào tìm được nhiều từ, đúngthì đội đó sẽ thắng [lưu ý: Trong cùng thời gian].Tên các loài chim được viết với “s”Tên các thức ăn thường được viết“x”.……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………2.3.5. Biện pháp 5: Biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập.Các dạng bài tập chính tả thường gặp ở lớp Ba là các dạng bài: Bài tập điềnvào chỗ trống [Bài tập điền khuyết]; Bài tập tìm từ; Bài tập tìm tiếng; Bài tậpgiải câu đố; Bài tập lựa chọn; Bài tập đặt câu [Bài tập phân biệt hai từ trong từngcặp từ].Mỗi bài viết chính tả giáo viên cần luyện học sinh phát âm từ khó, phân tích sosánh tiếng, từ khó, giải nghĩa từ, ghi nhớ mẹo luật chính tả. Ngoài nhiệm vụ trêngiáo viên còn hướng dẫn học sinh làm các bài tập khác nhau để giúp học sinhtập tận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh11cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghinhớ.a] Bài tập điền vào chỗ trống: Với dạng bài tập này thường giúp học sinh điềnđúng âm đầu, vần vào chỗ chấm:* Ví dụ: Bài tập 2 a] – TV3, Tập 1, trang 22.Điền vào chỗ trống tr hay ch ?- Cuộn …òn, …ân thật, chậm …ễ* Bài tập 3a] –TV3, Tập 1, trang 48.Điền vào chỗ trống s hay x ?Giàu đôi con mắt, đôi tayTay …iêng làm lụng, mắt hay kiếm tìmHai con mắt mở, ta nhìnCho sâu, cho …áng mà tin cuộc đời.* Dạy bài Chính tả [Nghe – viết] : Ông ngoại [đoạn 3] - TV3, Tập 1, trang 35Nội dung viết: Ông còn nhấc bổng tôi trên tay, cho gõ thử vào mặt da loang lổcủa chiếc trống trường.Một số học sinh viết sai lỗi “da” viết là “gia”, cũng có em viết là “ra”. Tôiphân biệt cho các em biết nghĩa của hai từ da và gia: da viết là d – với các nghĩacó liên quan tới “da thịt”, trong “da diết”; còn gia viết là gi trong các trường hợpcòn lại, với các nghĩa là “nhà” [ví dụ: gia đình], chỉ người có học vấn, chuyênmôn [ví dụ: chuyên gia], nghĩa khác [gia vị, gia súc,…] Sau phần bài viết tôi tựra bài tập để các em hiểu thêm. Nội dung bài tập như sau:* Điền vào chỗ trống r, d hay gi ?- …a vào; …a dẻ;…a đình.- …a rả; …a thịt, tham …a.* Điền vào chỗ trống en hay eng ? [BT 2b – TV 3, tập 1, tr. 41]Tháp Mười đẹp nhất bông s…Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.Bước tới Đèo Ngang bóng xế tàCỏ cây ch…đá lá ch…hoa .* Điền vào chỗ trông iên hay iêng ? [Bài tập 2b – TV3, Tập 1, tr. 56]Trên trời có g….. nước trong.Con k….. chẳng lọt, con ong chẳng vào.* Điền vào chỗ trống en hay oen ? [Bài tập 2 – TV3, Tập 1, tr. 60]- nhanh nh..., nh….. miệng cười, sắt h….gỉ, h.... nhát.b] Bài tập tìm từ:Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từcùng nghĩa, trái nghĩa.12* Bài tập 3a] - TV3, Tập 1, tr. 52.Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x có nghĩa như sau:- Cùng nghĩa với chăm chỉ : …..- Trái nghĩa với gần : …..- [Nước] chảy rất mạnh và nhanh : …..* Bài tập 3b] - TV3, Tập 1 trang 31.Tìm các từ chứa tiếng có vần ân hoặc âng có nghĩa như sau:- Cơ thể của người: …..- Cùng nghĩa với nghe lời: …..- Dụng cụ đo trọng lượng [sức nặng] : …..c] Bài tập tìm tiếng:* Bài tập 2b] - TV3,Tập 1, trang 18.Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:- gắn, gắng- nặn, nặng- khăn, khăngGiúp học sinh ghép đúng:- gắn: gắn bó, hàn gắn, gắn kết,…- gắng: cố gắng, gắng sức, gắng lên,…- nặn: nặn tượng, nặn óc nghĩ, nhào nặn,….- nặng: nặng nhọc, nặng nề, nặng cân,…- khăn: khăn tay, khăn quàng, cái khăn,…- khăng: khăng khăng, khăng khít,…d] Bài tập giải câu đố:* Bài tập 2b] - TV3, Tập 1, trang 22.Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã ? Giải câu đố sau:Vừa dài mà lại vừa vuôngGiúp nhau kẻ chỉ, vạch đường thẳng băng?[Là cái gì?]Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏcái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh những qui tắc chính tả, hướng dẫnhọc sinh thực hành, luyện tập nhằm hình thành kĩ xảo chính tả, cần đưa ra nhữngtrường hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa rồi từ đó hướnghọc sinh đi đến cái đúng.e] Bài tập lựa chọn:* Bài tập 3b] - TV3, Tập 1, trang 132.Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau:- [bão, bảo] : Mọi người ….. nhau dọn dẹp đường làng sau cơn …..13- [vẽ, vẻ] : Em ….. mấy bạn …..mặt tươi vui đang trò chuyện.- [sữa, sửa]: Mẹ em cho em bé uống ….. rồi …..soạn đi làm.g] Bài tập đặt câu [Bài tập phân biệt]:Với dạng bài tập này sang HKII, học sinh làm quen với bài tập: tập đặtcâu để phân biệt hai từ trong từng cặp từ để hiểu nghĩa của từng cặp từ.* Bài tập 3b] - TV3, Tập 2, trang 48 [Tuần 23].Đặt câu phân biệt hai từ trong từng cặp từ sau:+ trút – trúc; lụt – lục* Ví dụ:+ trút: Trời mưa như trút nước.+ trúc: Bố em có cây sáo trúc.+ lụt: Năm nay ở nước ta có nhiều lũ lụt.+ lục: Bé lục tung đồ đạc trong nhà.h] Một số bài tập ngoài giờ học chính khóa.Ngoài các bài tập trên, giáo viên còn tổ chức cho học sinh tham gia trò chơiviết đúng chính tả qua các buổi học phụ đạo với các dạng bài tập ngoài bài. Nộidung các bài tập giáo viên đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng học sinhnhằm gây sự hứng thú trong giờ học, cụ thể các bài tập sau:● Bài tập trắc nghiệm :Khoanh tròn vào chữ cái trước từ ngữ viết đúng chính tả:a - suy nghỉb - nghĩ hèc - nghỉ phépd - im lặne - lặn lộig - vắng lặnh - muối cami - hạt múik - sương muốiĐáp án: khoanh vào c, e, k● Bài tập điền Đúng – Sai :Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vàoô trống trước những chữ viết sai chính tả:chim xẻmổ xẻĐáp án:S chim xẻ Đ mổ xẻdìu dắtdìu biếcĐ dìu dắt S dìu biếcmải miếtmãi mãiĐ mải miết Đ mãi mãi● Bài tập phát hiện: Tìm từ sai chính tả trong các câu sau và sửa lại chođúng:- Dẫu các cháu không dúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.- Một ngôi xao chẳng sáng đêm.- Chỉ có vần trăng vẫn thao thức như canh gát trong đêm.- Anh cảm thấy dễ chiệu và đầu óc bớt căng thẳng.- Hôm đó, ông lão đang ngồi sưỡi lửa thì con đem tiền về.* Học sinh tìm từ ngữ viết sai chính tả qua gợi ý nghĩa của từ để từ đó cácem sửa lại cho đúng.14Học sinh sửa đúng phải là:- Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.- Một ngôi sao chẳng sáng đêm.- Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm.- Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về.2.3.6. Biện pháp 6: Chữa lỗi viết thiếu nét, viết sai vị trí dấu thanh.Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc viết thiếu nét, viết sai vị trí dấuthanh là do các em không cẩn thận, viết cẩu thả hoặc viết chưa theo quy trình.Bên cạnh đó còn có em chưa nắm vững vị trí đặt các thanh. Đối với những họcsinh này tôi thường xuyên nhắc nhở các em viết cẩn thận hơn, đồng thời theo dõisát sao xem em nào viết chưa đúng quy trình, tôi hướng dẫn lại quy trình viếtcho các em. Qua quan sát một số em hay viết thiếu nét, không liền nét tôi thấycác em này ngoài viết không cẩn thận, cẩu thả, các em còn viết không liền nét,viết tách rời các con chữ, một số em do đưa bút không đúng thế của bút. Tuỳtheo lỗi của từng em, tôi hướng dẫn các em chữa lỗi của mình. Các dấu thanhđược viết trong phạm vi một ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị. Vị trí dấu thanhkhông đặt quá cao hoặc quá thấp, đặt vào âm chính của vần: các dấu nằm trênđầu các chữ [dấu sắc,dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã]; dấu đặt dưới chân các chữ[là dấu thanh nặng], trong các chữ ghi tiếng có âm đôi và âm cuối thì dấu thanhđặt ở chữ cái thứ 2 trong âm đôi [biển, truyền, lượn...]; các tiếng có âm đôikhông có âm cuối thì dấu thanh đánh vào chữ cái thứ nhất của âm đôi [ví dụ:mía, lúa, mùa…]. Giúp học sinh hiểu muốn viết nhanh phải viết liền mạch giữacác nét trong một chữ cái, liền mạch giữa các chữ cái trong một chữ. Khi viếtmột chữ, nét bút thường đưa một mạch đến cuối chữ, sau đó nhấc bút điền tiếpdấu thanh vào chữ.2.3.7. BiÖn ph¸p 7: Nắm vững lỗi của từng học sinh và luôn nhắc nhởcác em sửa các lỗi đó.Qua thống kê, phân tích để tìm ra nguyên nhân về lỗi chính tả của học sinh,giáo viên sẽ xác định được trọng điểm chính tả của học sinh, trọng điểm chính tảcủa lớp để có thể chủ động hơn trong việc xác định mục tiêu, yêu cầu rèn viếtđúng cho từng tiết dạy và xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượnghọc sinh của lớp mình dạy. Trong một bài của SGK, giáo viên cần dựa vàonguyên nhân lỗi chính tả của học sinh lớp mình để lựa chọn và có biện phápthích hợp giúp các em khắc phục sửa chữa sai sót.2.3.8. BiÖn ph¸p 8: Cần chú ý tất cả các bước trong tiết dạy chính tả,đặc biệt là bước cho HS tự sửa lỗi.Bước này có thể thực hiện dưới hai hình thức.15- Hình thức 1: HS tự so sánh đối chiếu bài viết của mình với bài in trong sáchgiáo khoa [Hoặc giáo viên ghi sẵn trên bảng phụ]. Nếu phát hiện thấy lỗi sai, HSgạch chân bằng bút chì và sửa ra lề thẳng với lỗi sai đó. Đây là hình thức HS tựđánh giá mình, hình thức này cũng có hạn chế nhất định vì HS có thể bỏ qua lỗicủa mình.- Hình thức 2 : Sau khi viết xong bài chính tả, giáo viên cho HS đổi vở chéotheo bàn để HS soát lỗi giúp bạn. Nếu phát hiện lỗi sai, HS dùng chì và thướcgạch chân, sau đó trả vở cho bạn tự sửa lỗi ra lề. Đây là hình thức HS đánh giáHS với hình thức này HS tìm được hết số lỗi cho bạn một cách trung thực. Giúpcác em nắm vững chính tả hơn.Khi chấm bài GV xem lại một lượt bài, phát hiện lỗi nào còn thiếu, giáo viêngạch chân và yêu cầu HS sửa ra lề. Sau khi chấm xong, GV tuyên dương nhữngHS đã phát hiện chính xác lỗi của bạn và nhắc nhở những HS chưa phát hiệnhết lỗi của bạn để lần sau các em làm tốt hơn.Ở mỗi bài chính tả âm vần có một bài bắt buộc và một bài tự chọn theophương ngữ. Với loại bài này sau khi cho HS điền âm vần khó hay tìm từ vớinghĩa đã cho trước, ghép tiếng tạo từ… Giáo viên bắt buộc phải cho HS hiểunghĩa của từ tìm được. GV hướng dẫn học sinh, HS làm bài vào vở. Nếu họcsinh nào làm sai, GV tiếp tục cho học sinh viết lại các từ sai vào vở sửa lỗichính tả.2.3.9. BiÖn ph¸p 9: Phối hợp với tổ, khối, nhà trường, phụ huynh.- Thông qua các buổi họp chuyên môn tổ, khối cùng đưa ra những thắc mắc đểbàn bạc tìm ra cách khắc phục.- Dạy chuyên đề trong tổ để rút kinh nghiệm.- Họp phụ huynh nêu thực trạng của lớp để cùng tháo gỡ, chọn bút máy hoặcbút kim mực đen. Phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra nhắc nhở con em viếtbài cẩn thận.Tôi xin trích giáo án dạy chính tả nghe – viết mà tôi đã áp dụng vào dạy vàthu được kết quả cao. Nội dung cụ thể là:Chính tả:Tuần 231 - Mục tiêu:+ Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.+ Làm đúng bài tập 2.2- Đồ dùng dạy học- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2a.- Vở bài tập Tiếng Việt và những đồ dùng cần thiết như sách giáo khoa, phấn...163- Các hoạt động dạy học.Hoạt động 1: Củng cố kiến thức:- Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng lớp theo lời đọc của giáo viên. Cả lớp viếtvào bảng con: lấy, làm việc, liên lạc.- Giáo viên và học sinh nhận xét.- Giáo viên tuyên dương những em viết đẹp.- Giới thiệu bài.Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.a/ Hướng dẫn chuẩn bị :- Giáo viên đọc mẫu đoạn bài viết: Người sáng tác Quốc ca Việt Nam.- Một học sinh đọc lại. cả lớp đọc thầm theo.- Giúp học sinh nắm một số từ khó.+ Quốc hội ; cơ quan do nhân dân cả nước bầu ra, có quyền cao nhất.+ Quốc ca; bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể.+ Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao- người sáng tác Quốc ca Việt Nam.- Hãy nêu nội dung đoạn viết [Học sinh nêu nội dung đoạn văn].- Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa ? [ Những chữ đầu câu , tên riêngVăn Cao, Tiến quân ca.]+ Đọc cho HS viết bảng con: Văn Cao, Tiến quân ca.b/ Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:- Nhắc nhở HS ngồi đúng tư thế .- Giáo viên đọc cho HS viết bài vào vở.- Giáo viên đọc lại toàn bài cho học sinh soát bài.Hoạt động 3: Chấm chữa bài.Giáo viên hướng dẫn các em đổi vở cho nhau[hai bạn cạnh nhau] nếu thấy bạnsai lỗi nào kịp thời bảo bạn sửa ngay sau đó các em xếp vở ra đầu bàn để giáoviên chấm bài và nhận xét bài viết.Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.Bài tập 2 : Điền vào chỗ trống:2a] l hay n2b] ut hay ucBuổi trưa ...im dimCon chim chiền chiệnNghìn con mắt ...áBay v..., v.... caoBóng cũng ....ằm imLòng đầy yêu mếnTrong vườn êm ả.Kh.... hát ngọt ngào.- Một học sinh đọc yêu cầu của bài- Học sinh tự làm bài .- Hai học sinh lên bảng làm bài* Chốt lại lời giải đúng.2a]Buổi trưa lim dim2b] Con chim chiền chiệnNghìn con mắt láBay vút, vút cao17Bóng cũng nằm imLòng đầy yêu mếnTrong vườn êm ả.Khúc hát ngọt ngào.Hoạt động 5: Hoạt động nối tiếp.- Giáo viên nhận xét tiết học.- Học thuộc 2 khổ thơ bài tập 2 và chuẩn bị bài tiết sau.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, vớibản thân, đồng nghiệp và nhà trường.Qua một thời gian áp dụng các biện pháp nêu trên, bản thân thấy học sinh lớp3B do tôi chủ nhiệm có nhiều chuyển biến rõ rệt về chữ viết. Học sinh viết nắnnót, cẩn thận và trở thành thói quen đối với mỗi em. Các em luôn tự giác tronghọc tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp. Phong trào “vở sạch- chữ đẹp”của lớp luônđược nhà trường đánh giá cao. Víi những giải pháp nêu trên kết quả học kỳ giữakì II lớp 3B đạt được như sau:TT123456Các loại lỗi HS thường saiSố HS thường sai lỗiSố lượng Tỉ lệVề thanh điệu: Học sinh chưa phân biệt được haithanh hỏi và thanh ngã..* Ví dụ: nghĩ hè [từ đúng: nghỉhè ]; suy nghỉ [từ đúng: suy nghĩ ]….Về âm đầu: - Học sinh còn viết lẫn lộn một số chữcái ghi các âm đầu sau đây: g/ gh ; ng/ ngh; c/ k; s/ x ;d/ gi .Về âm chính: Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghicác âm chính trong các vần sau đây: ai/ay/ây;ao/au/âu;oe/eo; iu/êu/ iêu; ăm/âm; ăp/âp; ip/iêp; ui/ uôi; ưi/ươi; ưu/ươu.Về âm cuối: Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghiâm cuối trong các vần sau đây: at/ac; an/ang; ăt/ăc;ăn/ăng; ât/âc;ân/âng: êt/êch; ên/ênh; iêt/iêc;uôn/uông; uôt/uôc; ươn/ương.Lỗi viết hoa: Đây là loại lỗi phổ biến và trầm trọngnhất trong các bài viết của các em. Lỗi viết hoa của cácem thường gặp ở 2 dạng:• Không viết hoa đầu câu, danh từ riêng [tên riêng], tênđịa danh:• Viết hoa tùy tiện:Vấp cả 5 lỗi nêu trên1 em2,7 %2em5,6%1em2,7%000000Cụ thể một số bài minh họa của học sinh:1819Qua bảng thống kê và bài minh họa ta thấy chữ viết của học sinh có sự tiến bộrõ rệt. Số học sinh mắc lỗi giảm một cách đáng kể. Tôi cho học sinh rà soát lạicác bài chính tả, đánh dấu lỗi mình mắc phải theo nhóm lỗi, tôi thấy kết quả rấtkhả quan. Trước đó, tôi quan sát thấy có em học sinh còn nhẩm, đánh vần và suynghĩ từ khó khi viết làm tốc độ viết bị giảm. Nhưng đến giờ đa số các em đã viếtđúng hơn, nhanh hơn. Nhìn bài viết của mình được điểm tiến bộ, các em tỏ rahứng thú khi học phân môn Chính tả.Vở sạchChữ đẹpXếp loạiLoạiSố lượngTỉ lệSố lượngTỉ lệSố lượngTỉ lệLoại A3597,2%3083,3%3083,3%Loại B12,8%616,7%616,7%Loại C00%00%0%0%Qua bảng thống kê ta thấy chữ viết của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt. Số họcsinh mắc lỗi giảm một cách đáng kể. Tôi cho học sinh rà soát lại các bài chínhtả, đánh dấu lỗi mình mắc phải theo nhóm lỗi, tôi thấy kết quả rất khả quan.Trước đó, tôi quan sát thấy có em học sinh còn nhẩm, đánh vần và suy nghĩ từkhó khi viết làm tốc độ viết bị giảm. Nhưng khi áp dụng vào giảng dạy đa số cácem đã viết đúng hơn, nhanh hơn. Nhìn bài viết của mình được điểm tiến bộ, cácem tỏ ra hứng thú khi học phân môn Chính tả. Nhờ vậy mà đối với các môn họckhác khi chấm bài tôi cũng không phải nhắc nhở nhiều đến việc vấp lỗi của họcsinh.203. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:3.1. Kết luậnQua việc nghiên cứu và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số biện phápkhắc phục viết sai lỗi chính tả cho học sinh lớp 3”. Tôi thấy rằng mỗi giáoviên khi dạy chính tả cần nắm vững trọng điểm chính tả của lớp và đặc điểmphương ngữ của nơi mình đang dạy để giúp học sinh rèn luyện, khắc phục, sửasai lỗi chính tả, giúp các em ngày càng viết đúng chính tả hơn .Trong quá trình dạy học Giáo viên phải nhiệt tình, quan tâm, giúp đỡ, kèm cặpHS, động viên, khích lệ học sinh có tiến bộ kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ. GVphải thường xuyên chấm, chữa bài để tìm ra chỗ sai, chỗ dễ nhầm lẫn, dễ mắclỗi chính tả của học sinh để củng cố, khắc sâu luật chính tả cho học sinh. Việccung cấp các mẹo luật chính tả cho HS lớp 3 là rất cần thiết giúp các em viếtđúng chính tả góp phần nâng cao chất lượng phân môn chính tả nói riêng vàmôn Tiếng Việt nói chung.Đối với học sinh, việc xây dựng phong trào VSCĐ có ý nghĩa hết sức quantrọng. Kết quả của phong trào chính là những sản phẩm do học sinh làm ra, vìvậy các em rất tự hào về những gì mình đã đạt được. Qua việc tổ chức thực hiện,nhiều giáo viên đã rất thành công trong việc giáo dục tình cảm thẩm mĩ, yêuquý, trân trọng vẻ đẹp về chữ viết của học sinh Tiểu học.3.2. Kiến nghị* Đối với giáo viên: Việc phát hiện lỗi chính tả, thống kê, tìm nguyên nhân mắclỗi, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục là rất cần thiết, không thể thiếu trongquá trình dạy - học Tiếng Việt.* Đối với Nhà trường: Duy trì nề nếp triển lãm các bộ “Vở sạch - chữ đẹp” củahọc sinh các năm cho học sinh khóa sau học tập.* Đối với Phòng giáo dục: Duy trì tổ chức việc thi viết chữ đẹp hàng năm tronggiáo viên và học sinh.Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc khắc phục lỗi chính tả cho học sinhlớp 3B mà tôi đã nghiên cứu, thực hiện thành công đối với lớp mình phụ tráchvà đã mang lại kết quả khả quan. Song với những hạn chế của bản thân trongquá trình tìm hiểu và xây dựng sáng kiến kinh nghiệm, không tránh khỏi nhữngthiếu sót, kính mong được các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp đóng góp đểchất lượng sáng kiến kinh nghiệm này đạt kết quả cao hơn.Xin chân thành cảm ơn!21XÁC NHẬN CỦATHỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊThanh Hóa, ngày 01 tháng 02 năm 2018Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,không sao chép nội dung của người khác.Người viếtLê Thị Ngọc22TÀI LIỆU THAM KHẢO-Phương pháp dạy Tiếng ViệtTừ điển chính tả Tiếng ViệtSách giáo khoa Tiếng Việt 3 -Tập I và Tập IISách giáo viên Tiếng Việt 3 -Tập I và Tập II2324PHỤ LỤC 1: Mẫu bìa sáng kiến kinh nghiệm khổ giấy A4SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO THANH HOÁPHÒNG GD- ĐT THIỆU HOÁTÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM25

Video liên quan

Chủ Đề