Em hay phân tích kỹ thuật chuyền bóng cao tay nêu ra các bài tập bộ trỏ cho chuyền bóng cao tay

Nhằm mục đích giúp cho Sinh Viên trường CĐKT Cao Thắng nắm bắt tốt chương trình, nội dung môn học khi tập luyện thực tế tại sân. Bộ Môn GDTC triển khai giới thiệu các nội dung cơ bản của môn Bóng chuyền để các em tham khảo.

Giới thiệu KT chuyền bóng cao 2 tay trước mặt [đánh bóng cao tay]: Là 1 quá trình liên tục và không thay đổi.

Kĩ thuật này thường được sử dụng khi bóng có điểm rơi ngang đầu và ở trước mặt.

- Tư thế cơ bản: Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 chân ngang nhau [hoặc chân trước, chân sau], trọng lượng cơ thể dồn đều giữa 2 chân [hoặc chủ yếu chân trước], gối hơi khuỵu, thân trên thẳng, mặt hơi ngửa, mắt quan sát bóng đồng thời 2 tay đưa lên cao tạo thành hình tay phù hợp để đón bóng.

- Động tác: Khi bóng đến, 2 bàn tay tiếp xúc bóng với hình tay như sau: 2 bàn tay xòe rộng , nhưng không mở căng các ngón tay, các ngón tay hơi khum lại tạo thành hình túi. Hai ngón cái hướng vào nhau để đỡ phía bên dưới bóng và tiếp xúc bóng bằng đốt ngón tay thứ 2. Ngón tay trỏ có nhiệm vụ đỡ bóng ở phía sau và chếch xuống dưới, là ngón tay chịu sức nặng của bóng nhiều nhất [sức nặng do tốc độ rơi tạo nên] bóng tiếp xúc trên toàn bộ ngón tay, 2 ngón trỏ hướng về phía trán của người chuyền bóng. Ngón giữa tiếp xúc bóng bằng đốt thứ 2, 3 và 1 phần của đốt thứ nhất. Ngón đeo nhẫn tiếp xúc bóng bằng đốt thứ 3 và 1 phần lớn của đốt thứ 2. Ngón út tiếp xúc 2 bên thân bóng bằng phía trong của đốt thứ 3.

Khi bóng đến, các ngón tay tiếp xúc vào nửa dưới và phía sau của bóng, cổ tay hơi ngửa và bẻ vào trong. Tầm tiếp xúc bóng ngang trán hoặc trên trán, cách trán khoảng 15 - 20cm.

Khi tay tiếp xúc bóng, lực chuyền bóng được phối hợp từ lực đạp chân, lực vươn lên cao ra trước của thân người, lực đẩy của tay từ dưới - lên cao - ra trước [với góc 60-65độ].

Sau khi bóng rời tay kết thúc giai đoạn chuyền bóng , hai tay tiếp tục vươn theo bóng. Sau đó nhanh chóng trở về tư thế cơ bản.

Sinh viên tham khảo Clip giới thiệu kỹ thuật [Nguồn được tổng hợp từ YouTube] theo đường link đính kèm dưới đây

Chúc các bạn nắm chắc kỹ thuật và có thể áp dụng vào thực tế tập luyện.

//drive.google.com/drive/folders/168ALA8R-EzhXvLUOr1V66w1wDVvfl2wc

Chuyền bóng là kỹ thuật quan trọng đối với môn thể thao bóng chuyền. Trong các kỹ thuật chuyền bóng, vận động viên bóng chuyền cần nắm rõ kỹ thuật chuyền bóng cao tay và thấp tay để tập luyện và thi đấu hiệu quả.

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong bóng chuyền

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay:

  • Bước 1: Vận động viên bóng chuyền cần quan sát, dự đoán đường đi của bóng để nhanh chóng di chuyển đến vị trí đón bóng kịp thời và chuyền bóng nhanh chóng.
  • Bước 2: Sau khi ổn định vị trí, vận động viên đứng ở tư thế đưa hai tay sẵn sàng chuyền bóng, ngả thân người về phía sau, để bóng tiếp xúc với các ngón tay, phối hợp nhịp nhàng toàn bộ cơ thể và dướn người chuyền bóng đi.
  • Bước 3: Để đỡ bóng, vận động viên bóng chuyền dùng sức ở hai bàn tay, chủ yếu là ngón cái với sự hỗ trợ của các ngón còn lại. Chuyền bóng là động tác sử dụng ngón trỏ, ngón giữa kết hợp sự điều khiển của ngón cái, thả lỏng cổ tay, đỡ bóng nhịp nhàng.

Kỹ thuật chạm bóng

Chạm bóng là kỹ thuật sử dụng hai ngón cái tương tự hình chữ “bát”, có khoảng cách giữa hai đầu ngón tay phù hợp với cỡ tay từng người, không được rộng hơn nửa quả bóng để bõng dễ dàng trượt ra ngoài.

Tư thế đỡ bóng thực hiện phía trước mặt và chuyền về phía trước, đỡ từ cao xuống với hai tay song song, mặt ngửa nhìn theo hướng bóng.

Sai lầm khi chuyền bóng cao tay

Sai lầm các vận động viên bóng chuyền thường mắc phải là đưa tay ra quá sớm, duỗi thẳng rồi mới tiếp xúc bóng, dẫn đến khả năng dính bóng cao. Sai lầm khác cũng cần tránh chính là hình bàn tay không xòe ra đúng, các ngón tay giơ xa ra phía trước dẫn đến hiện tượng sai khớp tay. Với kinh nghiệm chơi bóng chuyền của tôi, bạn cần tập sửa chữa hình tay và tập bắt bóng nhồi, tập trung bóng và chuyền bóng tại chỗ.

>>> Nếu chưa biết chơi bóng chuyền có tác dụng gì thì hãy xem ngay 11 tác dụng của chơi bóng chuyền để bạn có thêm động lực và đam mê nhé.

Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay trong bóng chuyền

Kỹ thuật chuyền bóng tay thấp là kỹ thuật sử dụng cẳng, bàn tay để chuyền bóng với diện tích tiếp xúc với bóng và tay rộng.

Đệm bóng có tác dụng gì?

Đệm bóng trong bóng chuyền tạo nên hướng bóng di chuyển mạnh, nhanh và gây khó khăn cho đối phương khi tấn công. Đệm bóng khống chế phạm vi rộng và giúp bạn đỡ các đường bóng xa với những kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện hơn so với kỹ thuật chuyền bóng tay cao.

Đệm bóng có các kỹ thuật chính nào?

Đệm bóng chủ yếu được áp dụng kỹ thuật đệm bằng hai tay hoặc bằng một tay kết hợp lăn đỡ bóng. Bên cạnh đó, đệm bóng còn có kỹ thuật dùng cơ thể hoặc đỡ bóng bằng chân nhưng không phổ biến như các kỹ thuật trên.

Kỹ thuật chuyền bóng tay thấp

Kỹ thuật chuyền bóng tay thấp thực hiện với tư thế thấp và gập vừa phải, hai chân rộng bằng vai, co hai tay tự nhiên bên sườn và quan sát bóng.

Tương tự như với kỹ thuật chuyền bóng thấp tay, người chơi cần xác định vị trí điểm rơi của bóng chính xác và đưa tay ra đỡ bóng. Ở tư thế đỡ bóng, bạn cần giơ thẳng hai tay, bàn tay đặt đè chéo lên nhau và nắm lại, bọc hai bàn tay và đặt song song hai ngón cái.

Tiếp đến kỹ thuật đánh bóng được thực hiện khi bóng ở vị trí cách thân người một khoảng gần một cánh tay và đến tầm ngang hông. Lúc này, bạn đạp chân với khớp gối duỗi, nâng thân người và nâng tay chuyển động từ dưới lên trên, sử dụng giữa cẳng tay đệm phía dưới bóng và nâng tay với mức độ cần thiết. Gập cổ tay xuồng và làm căng các nhóm cơ cẳng tay khi tay chạm bóng, kết hợp gồng bụng và giữ chắc khớp khuỷu và bả vai. Hai tay cần giữ thẳng chắc cố định, ép chặt và nắm hai bàn tay hơi ngả thân mình về phía trước.

>>> Xem ngay chiều cao lưới bóng chuyền để bạn biết được các kích thước, chiều cao cụ thể trong bóng chuyền cơ bản nhất.

Sử dụng dụng cụ bóng chuyền chất lượng

Dụng cụ bóng chuyền luôn là người bạn đồng hành với bóng chuyền trong từng buổi tập luyện cũng như mỗi giải đấu lớn nhỏ. Đó là các dụng cụ quan trọng như quả bóng chuyền, trụ và lưới bóng chuyền,…với những tiêu chuẩn thông số quốc tế, đòi hỏi mỗi người chơi cần trang bị đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn để chất lượng tập luyện và thi đấu đạt hiệu quả cao.

Sản phẩm gợi ý:

Lưới bóng chuyền hơi

85,000đ

Giao hàng toàn quốc

Lưới bóng chuyền Anh Việt

195,000đ

Giao hàng toàn quốc

Trụ bóng chuyền thi đấu S30220

16,100,000đ

Giao hàng toàn quốc

Trụ bóng chuyền di động

7,850,000đ

Giao hàng toàn quốc

Trụ bóng chuyền thi đấu 403443

9,500,000đ

Giao hàng toàn quốc

Trụ bóng chuyền 401441

3,400,000đ

Giao hàng toàn quốc

Trụ bóng chuyền 402442

3,900,000đ

Giao hàng toàn quốc

Lưới bóng chuyền thi đấu 433110

1,300,000đ

Giao hàng toàn quốc

1. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay cơ bản là gì?

- Chuyền bóng cao tay là phương pháp chủ yếu của kỹ thuật chuyền bóng trong thi đấu bóng chuyền. Kỹ thuật này sử dụng những ngón tay để chuyền bóng.

- Vị trí bàn tay tiếp xúc bóng khi chuyền luôn luôn ở trước mặt với độ cao ngang trán hoặc trên đỉnh đầu. Khi thực hiện động tác, mắt có thể quan sát được tay, bóng, vị trí muốn chuyền tới. Chuyền bóng cao tay sử dụng các bộ phận linh hoạt, khéo léo nhất của cơ thể, cụ thể là các ngón tay, cổ tay góp phần tạo ra độ chuẩn xác cao, biến hoá trong các đường bóng.

- Có thể nói đây là điểm nối tiếp giữa phòng thủ và tấn công, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng các đường tấn công của đội. Đặc biệt, khi vận dụng tốt kỹ thuật chuyền bóng này còn có thể thực hiện các cú bỏ nhỏ vào chỗ trống trên sân đối phương, tạo sự đột biến cao.

- Cách chuyền bóng cao tay bao gồm: chuyền bóng trước mặt, chuyền lật sau đầu, nhảy chuyền bằng hai tay, một tay, ngã chuyền bóng, chuyền bước hai. Ngoài ra nó còn có một số dạng khác phụ thuộc vào tư thế người chuyền.

2. Hướng dẫn kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay từ HLV

Để thực hiện tốt kỹ thuật chuyền bóng này thì trước tiên bạn phải xác định hướng bóng bay tới để nhanh chóng di chuyển đến đón bóng.

Đối với tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay thường được chia làm 3 giai đoạn. Cụ thể như sau:

Sản phẩm gợi ý:

2.1. Tư thế chuẩn bị

Sau khi ổn định vị trí, tiếp đến bạn chuẩn bị chuyền bóng ở tư thế trung bình, hai chân rộng bằng vai, chân trước chân sau, gối hơi khuỵu xuống [không nhỏ hơn 90 độ], thân trên thẳng, bụng hóp lại, mặt ngửa, mắt quan sát bóng. Đồng thời hai tay dơ cao, hai bàn tay ngửa ra hợp thành hình túi để chuẩn bị chuyền bóng, các ngón tay hướng ra trước đầu ở tầm thích hợp sao cho tư thế chuyền thoải mái, không bị gò bó làm ảnh hưởng đến kỹ thuật chuyền bóng.

2.2. Thực hiện động tác

- Bóng tiếp xúc đều trên các ngón tay và hơi chếch xuống bên dưới của bóng. Vị trí chuyền bóng tốt nhất là tay cách mặt bằng bán kính quả bóng, độ cao ngang hoặc trên trán và cách khoảng 15-20cm.

Lưu ý: Tùy thuộc vào trình độ, đặc điểm của từng người, tính huống cụ thể mà tầm chuyền có thể thay đổi.

- Khi bóng tới gần thì 2 chân duỗi khớp gối, đẩy người lên hơi chếch ra phía trước và hai tay vươn, duỗi khớp khuỷu tay để chuẩn bị đón bóng.

- Khi thực hiện động tác chuyền bóng, bạn cần phối hợp từ lực đạp của chân, lực vươn lên cao ra trước của thân người và lực đẩy của tay lên cao ra trước với một góc độ từ 60-65 độ. Chuyền bóng đi theo hướng đã định và quá trình vận động của tay khi chuyền bóng liên tục không thay đổi.

- Để điều chỉnh hướng bóng, hai lòng bàn tay phải vuông góc với hướng bóng chuyền đi, khi hai tay chạm đẩy bóng thì bàn tay hơi ưỡn ra sau. Trong đó thực hiện đẩy bóng thì chức năng của từng ngón tay sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Ngón tay cái hướng ra sau chịu lực chính và cùng với các ngón tay khác bật đẩy bóng theo hướng chuyền.
  • Ngón tay trỏ và ngón giữa là bộ phận bật đẩy chính của bàn tay.
  • Ngón đeo nhẫn và ngón út chỉ giữ phía bên trong của bóng và điều chỉnh hướng bóng đi.

Lưu ý: khi thực hiện động tác thì bóng không được tiếp xúc vào lòng bàn tay, chỉ tiếp xúc trên các đầu ngón tay.

2.3. Kết thúc chuyền bóng

Khi bóng rời tay, cả chân và tay tiếp tục vươn duỗi hết rồi dừng lại, động tác này gọi là chuyển động tay vươn theo bóng. Sau đó, nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để sau đó tiếp tục thực hiện những động tác tiếp theo.

3. Hình tay khi chạm bóng trong kỹ thuật chuyền bóng cao tay

Hình tay khi chuyền [chạm] bóng là một hình túi bằng các ngón tay bao quanh 2 phần 3 quả bóng về phía sau. Vị trí từng ngón tay tiếp xúc với quả bóng chuyền như sau:

  • Ngón cái tiếp xúc với bằng bề mặt phần trong đốt 2 và 1 phần đốt thứ nhất.
  • Ngón trỏ tiếp xúc với nhiều nhất gần như hết bề mặt của 3 đón ngón tay.
  • Ngón giữa tiếp xúc bằng bề mặt phần trong của đốt thứ 2, 3 và 1 phần đốt thứ nhất.
  • Ngón đeo nhẫn tiếp xúc bóng bằng bề mặt phần trong của đốt thứ 3 và 1 phần đốt thứ 2.
  • Ngón út tiếp xúc với bóng với một phần nhỏ bề mặt phía trong của đốt thứ 3.

4. Những lưu ý khi thực hiện chuyền bóng cao tay cần nắm rõ

- Cần khởi động kỹ trước khi tập luyện hoặc thi đấu.

- Nên tập luyện thật chậm để có động tác chính xác nhất, sau đó mới nhanh dần. Hãy nhờ huấn luyện viên hoặc bạn chơi điều chỉnh động tác, hỗ trợ tập luyện.

- Tập luyện thật kỹ trước khi đi vào thi đấu. Bởi động tác này có thể gây chấn thương đến ngón tay, cổ tay nếu thực hiện không đúng.

- Thực hiện sai kỹ thuật. Cụ thể như:

  • Sai hình tay khi tiếp xúc bóng: Nguyên nhân chính dẫn tới lỗi này là các ngón tay dơ xa về phía trước. Điều này dẫn tới hiện tượng sai khớp. Để khắc phục lỗi này, người chơi cần tập bắt bóng nhồi, tập tung bóng, chuyền bóng tại chỗ trước khi tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay.
  • Tay đưa ra quá sớm: Lỗi này thường gặp ở những người chơi mới. Đây là nguyên nhân dẫn tới lỗi dính bóng và làm giảm lực khi chuyền bóng. Để khắc phục lỗi này, đòi hỏi người chơi cần tập luyện nhuần nhuyễn và tích lũy kinh nghiệm khi thi đấu.
  • Đứng sai hướng bóng: Chọn sai vị trí đón bóng là do bạn đoán sai hướng bóng. Để có thể đoán đúng hướng bóng, bạn cần đọc được di chuyển của đối thủ, cũng như đồng đội. Điều này phần nhiều dựa vào kinh nghiệm của bạn. Bên cạnh tập luyện chăm chỉ, bạn cần quan sát và tích lũy kinh nghiệm từ người khác.

5. Các bài tập cơ bản giúp làm quen với kỹ thuật chuyền bóng cao tay

Dưới đây là một số bài tập chuyền bóng cao tay dành cho người mới tập, giúp bạn làm quen và thực hiện kỹ thuật này nhuần nhuyễn và tốt hơn. Cụ thể như sau:

5.1. Tập hình tay tiếp xúc bóng

  • Bài tập 1: Tự tung bóng lên cao, cho bóng rơi vào tay với tư thế chuyền bóng trên đầu.
  • Bài tập 2: Hai người đứng đối diện cách nhau 1m, một người làm tư thế chuyền bóng, người kia tung nhẹ bóng vào tay người chuyền bóng để bắt giữ bóng.
  • Bài tập 3: Đứng ở tư thế chuyền bóng, chuyền nhẹ nhiều lần vào bóng treo trên dây cố định tạo cảm giác tiếp xúc bóng.

5.2. Tập động tác tay

  • Bài tập 1: Hai người đứng đối diện cách nhau 4m, một người cầm bóng ngang ngực [ở tư thế tay chuyền bóng] đẩy bóng về phía người còn lại, người cùng tập bắt bóng và làm động tác như người thứ nhất đẩy bóng trở lại.
  • Bài tập 2: Một người ngồi trên đất, một người cầm bóng đứng cách xa 3 đến 4m và tung nhẹ bóng cho người ngồi chuyền bóng trở lại sau đó đổi vị trí cho nhau.

5.3. Tập động tác chân

  • Bài tập 1: Mỗi người một quả bóng tự tung lên cao, khi bóng rơi xuống đúng tầm rồi chuyền bóng đi.
  • Bài tập 2: Hai người đứng cách nhau 3m. Người thứ nhất ngồi xổm, người thứ hai tung bóng cho người số 1. Khi bóng đến đúng tầm thì người ngồi xổm nhanh đứng dậy chuyền bóng đi.

5.4. Phối hợp các động tác

  • Bài tập 1: Mỗi người tự mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng có sự kết hợp lực nhịp nhàng giữa tay, thân và chân.
  • Bài tập 2: Từng người tự mình tung bóng lên cao, sau đó kết hợp lực chuyền bóng liên tục lên cao.
  • Bài tập 3: Hai người thực hiện chuyền bóng liên tục cho nhau, đứng cách nhau 3-4m.

Hi vọng với những thông tin khá chi tiết về kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt được WikiSport chia sẻ sẽ góp phần giúp bạn nắm chắc kiến thức về kỹ thuật chuyền bóng, từ đó hỗ trợ quá trình tập luyện đạt hiệu quả tốt hơn. Chúc mọi người thành công!

Video liên quan

Chủ Đề