Em hiểu thế nào về chính sách ngụ binh ư nông

Câu hỏi: Tác dụng của chính sách Ngụ binh ư nông là gì?

Trả lời:
Chính sách “ngụ binh ư nông” – gửi binh ở nhà nông có tác dụng đảm bảo lực lượng tham gia sản xuất trong thời bình nhưng khi có chiến tranh hay bất cứ khi nào triều đình cần đều có thể đáp ứng ngay.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về chính sách “Ngụ binh ư nông” nhé!

Thế nào là Chính sách "ngụ binh ư nông"?

- Chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông) là hàng năm, chia quân sĩ thành phiên thay nhau đi luyện tập và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất. Khi có chiến tranh, khi cần triều đình sẽ điều động.

- Chính sách này có ưu điểm: lực lượng tham gia quân đội là những trai tráng ở các làng (từ 18 tuổi) lại vừa là lực lượng lao động sản xuất chính, với cơ sở này có tác dụng vừa đảm bảo có lực lượng sản xuất nông nghiệp, vừa có lực lượng quân đội dự trữ. Họ vừa có nhiệm vụ sản xuất khi thời bình, đánh giặc khi có chiến tranh.

Đây là chính sách xây dựng quân đội gắn liền vớinông dân,nông nghiệpvànông thôn.Nhà Đinhlà triều đạiphong kiếnđầu tiên ở Việt Nam áp dụng chính sách này. Bắt đầu từ thời Lý, quân đội được xây dựng mang tính chính quy và phân cấp thành quân triều đình (cấm quân đóng ở trong và xung quanh kinh thành, chịu trách nhiệm canh gác cung điện, phủ quan..., còn gọi là "thiên tử binh") và quân địa phương (quân ở các lộ, đạo, dân binh ở hương, động, sách... còn gọi là "lộ quân" hay "sương quân"). Sang thời Trần có thêm quân của các vương hầu nhưng số lượng không đáng kể. Sang thời Hậu Lê thì lực lượng này bị xoá bỏ, chính sách ngụ binh ư nông áp dụng cả với cấm quân ở kinh thành. Từ thờiMạc, áp dụng chế độ "lộc điền" (hay còn gọi là "binh điền") nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội, chính sách ngụ binh ư nông không còn được áp dụng[1]. Tới khoảng năm 1790, một dạng của phép ngụ binh ư nông đượcNguyễn Ánhthi hành ở khu vựcGia Định, miền cực namĐại Việt, theo đó binh lính cũng được huy động vào việc sản xuấtnông nghiệp. Họ vừa tham gia chiến đấu vừađược khuyến khích lẫn bị bắt buộc cầy cấyđể tận dụng các mảnh đất bị bỏ hoang vì chiến tranh

Cách thức tuyển binh

Cách thức tuyển binh được áp dụng tuỳ từng giai đoạn và từng loại quân như cấm quân, lộ quân hay phủ quân... Công việc này do các quan võ ở địa phương trực tiếp thực hiện dựa trên sổ hộ tịch mà các xã quan lập ra. Hàng năm các xã quan có trách nhiệm lập sổ hộ tịch, tiến hành kiểm kê dân đinh ở địa bàn mình quản lý. Trên cơ sở đó, xã quan phân dân sài thành các hạng: tôn thất; quan văn, võ; người hầu hạ; dân lưu xứ; hoàng nam; long lão (người già yếu); người tàn tật. Nhà Lý gọi những đinh nam từ 18 tuổi trở lên đến tuổi binh dịch được gọi làhoàng nam, từ 20 tuổi trở lên gọi làđại hoàng nam. Nhà Trần thì gọi từ 18 đến 20 tuổi là Tiểu hoàng nam, từ 20 tuổi trở lên là Đại hoàng nam.

Tính quân luật được thực hiện nghiêm ngặt trong việc tuyển binh nhằm tránh hiện tượng khai man, bao che, hối lộ để trốn lính. Ngoài ra triều đình còn thường tiến hành các cuộc thanh tra ở các địa phương để nắm bắt tình hình, kịp thời chuẩn bị phòng khi đất nước có chiến tranh. Thời Trần, những người làm gian lận sổ hộ tịch để che giấu dân định bị rất nặng, người đào ngũ có thể bị chặt ngón chân hoặc thậm chí xử tử như tội phản quốc. Các trường hợp miễn quân dịch được quy định cụ thể như: không lấy con trai độc nhất, không lấy con quan từ Bát phẩm trở lên. Do sự chặt chẽđó nên quân số được huy động vào mỗi đợt chiến tranh không có sự chênh lệch quá lớn giữa số liệu thực tế và trên sổ sách.
Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuấtnông nghiệpcho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình

Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì. Thời Lý có số quân tham chiến chốngnhà Tốngkhoảng 10 vạn người[8], thời Trần khi có chiến tranh chống quânNguyêncó hơn 20 vạn quân, sang thờiLê sơkhi có chiến tranh có thể huy động 26-30 vạn quân.

Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duynông binh bất phân(không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc
Tới những thời đại sau thời Lê sơ, chính sách này không còn được áp dụng do tình trạng cát cứ và chiến tranh triền miên trong cả nước. Ngay như thời Tây Sơn, thời đại mà trình độ quân sự phát triển rất cao, yêu cầu tác chiến thường xuyên không cho phép những người lãnh đạo duy trì chính sách này.

Lời giải:

Nhà Lý thị hành chính sách “ngụ binh ư nông”- gửi binh ở nhà nông, cho quân sĩ ở địa phương luân phiên về cày ruộng và thành niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động

Đáp án cần chọn là: A

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Các vua chúa, chế độ phong kiến sau khi thống nhất được lãnh thổ, hoặc đang cai trị đất nước thường có những chủ trương, chính sách chiến lược về chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, xã hội nhằm tạo sự ổn định, phát triển đất nước một cách an ninh, bền vững. "Ngụ binh ư nông" tức "gởi binh vào nông" hay "gởi quân lính về đồng ruộng" là chính sách sử dụng một bộ phận các lực lượng quân sự sau chiến tranh hoặc lúc không có chiến tranh tham gia sản xuất nông nghiệp như là một hoạt động bình thường. Các lực lượng này vừa khai hoang lập ấp, sản xuất nông nghiệp, vừa luyện tập quân sự thường xuyên, và có thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, dự phòng khi có chiến tranh, giặc giã.

Bạn đang xem: Em hiểu như thế nào về chính sách ngụ binh ư nông

Trong lịch sử, quân đội luôn là lực lượng chủ yếu bảo vệ đất nước, do đó, các quốc gia luôn cần có một lực lượng vũ trang hùng hậu, tinh nhuệ. Nhưng, nhu cầu nhân lực để sản xuất cũng rất lớn! Để giải quyết bài toán ấy, các nhà chiến lược thời xưa đã lập nên phép "Ngụ binh ư nông" như là sự kết hợp hài hòa giữa quân sự và kinh tế, có thể xoay chuyển nhanh chóng tình thế từ thời bình sang thời chiến khi cần thiết. Nhờ chính sách này, các Nhà nước phong kiến đời Lý –Trần – Lê sơ luôn có được một lực lượng quân sự hùng mạnh, đông đảo mà sản xuất nông nghiệp vẫn ổn định. Thời Lý có số quân huy động chống nhà Tống khoảng 10 vạn, thời Trần lúc kháng chiến chống Nguyên-Mông có hơn 20 vạn, đến thời Lê sơ khi có chiến tranh có thể huy động từ 25 đến 30 vạn quân. Trong quá khứ, chính sách Ngụ binh ư nông có tác dụng rất tích cực, chứng tỏ các nhà hoạch định chính sách thời ấy đã có cái nhìn sâu xa với tư duy sinh động, đứng đắn trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Nước ta từ năm 1945 trở về trước là một nước nông nghiệp truyền thống được cai trị bởi các chế độ quân chủ phong kiến. Ngược dòng lịch sử, vào thế kỷ thứ 10, phép "Ngụ binh ư nông" được áp dụng đầu tiên ở Việt Nam do Nhà Đinh (968-980). Những trai tráng (đinh nam ) từ 18 tuổi trở lên phải gia nhập quân ngũ. Ngoài lực lượng quân binh đóng thường trực ở kinh đô, được gọi là quân cấm vệ, túc vệ, các lực lượng quân tại các địa phương được gọi là lộ quân hay sương quân. Triều đình chia số binh lính trong sương quân thành nhiều phiên, chỉ giữ một số ít phiên thường trực, còn lại cho về quê sản xuất nông nghiệp; cứ như vậy từng đợt luân phiên nhau. Vào thời Lý, triều đình chỉ cấp lương cho quân túc vệ, còn sương binh tự túc lương thực. Thời Hậu Lê, chính sách Ngụ binh ư nông áp dụng cả với cấm quân ở kinh thành. Từ thời Mạc, chính quyền áp dụng chế độ "lộc điền", cấp ruộng thẳng cho binh lính tại địa phương cư trú nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội. Tới thời chiến tranh Nguyễn-Tây Sơn, khoảng cận cuối thế kỷ 18 (1790), phép Ngụ binh ư nông được Nguyễn Ánh thi hành ở nhiều nơi thuộc Gia Định thành, quân binh lúc không đánh giặc được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp để tạo nguồn lương thảo phục vụ cho chiến tranh và dự phòng.

Em hiểu thế nào về chính sách ngụ binh ư nông

Các chiến sĩ giúp dân thu hoạch lúa. Ảnh: baoquangngai.com.vn

Chúa Nguyễn Ánh cho rằng "Ngụ nông ư binh"là phép tốt. Ông ra lệnh cho các đội Túc vệ và các vệ, Thuyền dinh Trung quân ra vỡ ruộng ở Thảo Câu (Vàm Cỏ) đặt tên là trại Đồn Điền. Lại xuống lệnh cho các quan và dân chúng, ai mộ được 10 người trở lên thì cho làm Cai trại. Đây cũng là lực lượng dự bị khi có chiến tranh. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Ánh, kể cả lúc bị truy đuổi, luôn để người lại những vùng đất mà ông ta đã đi qua để làm ruộng, trồng trọt, khai khẩn đất hoang, sản xuất lương thực, đợi thời cơ. Những đồn điền như Cù lao Tân Lộc ở Cần Thơ, căn cứ Hồi Oa, Nước Xoáy ở Đồng Tháp, đảo Phú Quốc là một trong những hình thức của phép "Ngụ binh ư nông". Nguyễn Ánh khi chạy qua Xiêm đã từng xin đất ở ngoại ô Vọng-Các để làm ruộng rẫy nuôi sống quân binh, sĩ tốt.

Theo nhà sử học Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (tập II) thì: "Vào năm 1128 đời Lý Thần Tông, nhà vua "cho sáu quân thay phiên nhau về làm ruộng theo chế độ xưa"- ngoài quân cấm vệ "lại có chín quân như sương quân: để sai khiến làm mọi việc, mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy hoặc làm công nghệ, tự cấp lấy chứ không được cấp lương. Khi có chiến tranh thì cho gọi ra lệ thuộc vào các tướng. Nếu số quân này không đủ thì chiểu sổ dân ra tòng ngũ. Xong việc lại cho về làm ruộng".

Số sương quân và quân các đạo (ngoại binh) có nhiệm vụ thay phiên nhau cày ruộng tự túc lương thực. Với chính sách "Ngụ binh ư nông", không những nông dân không phải trích ra một lượng sản phẩm lớn đề nuôi quân, mà nông nghiệp không mất đi một nguồn lao động quan trọng (tráng đinh). Phải nhìn nhận đây cũng là một quyết sách quan trọng của nhà nước thời Lý - Trần nhằm duy trì, củng cố tiềm lực kinh tế trên cơ sở của nền nông nghiệp lúa nước.

Xem thêm: Chỉ Số Triple Test Như Thế Nào Là Bình Thường, Khi Nào Nên Thực Hiện Triple Test

Đời Trần, nhà nước có chế độ ban cấp thái ấp cho các vương hầu, tôn thất. Tại các điền trang, thái ấp, gia binh của vương hầu làm nhiệm vụ sản xuất và phục dịch lúc thời bình theo chủ trương "Ngụ binh ư nông". Thái ấp là mô hình kết hợp khéo léo gữa kinh tế với quốc phòng. Trước khi phong cấp thái ấp, nhà nước Trần đã có ý thức giao cho vương hầu tôn thất nhiệm vụ vừa sản xuất vùa trấn giữ những vùng quan trọng, hiểm yếu của đất nước. Qua bản đồ phân bố các thái ấp, không phải ngẫu nhiên mà ta thấy nổi lên các vùng chiến lược trọng yếu của Đại Việt lúc bấy giờ như: vùng biên cương phía bắc (Chí Linh, Đông Triều - Quảng Ninh); vùng cửa ngõ đông bắc (Hải Phòng, Thái Bình); vùng phên giậu phía nam (Thanh Hóa).

*

* *

Ngày nay, một số bộ phận của lực lượng quân đội nước ta đã tham gia mạnh mẽ vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Có khá nhiều nông, lâm trường ở vùng biên giới, vùng xa, vùng hải đảo được quân đội khai phá, sản xuất và quản lý. Các đơn vị này ngoài việc thường xuyên được huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, họ còn giúp dân xây dựng nông thôn mới, cụ thể như các đơn vị Bộ đội biên phòng ở các vùng xa, biên giới, hải đảo. Không ít các chiến sĩ, bộ đội đã trở thành "thầy giáo" dạy chữ, "kỹ sư" nông nghiệp, "bác sĩ" điều trị cho nhân dân ở những địa bàn nông thôn còn rất khó khăn. Các chiến sĩ sau khi hoàn thành nghĩa vụ có thời hạn trong các lực lượng vũ trang thường trực được xuất ngũ, ra quân về nguyên quán làm ăn, học tập, sản xuất. Họ được chuyển ngạch sang quân dự bị và sẵn sàng tham gia quân đội khi cần thiết. Quy trình ấy thể hiện sự ứng dụng sinh động phép "Ngụ binh ư nông" nhưng đã có nhiều sự cải tiến, bởi nước ta ngày nay không còn là một đất nước thuần nông như trước kia, mà hiện tại, đang trong quá trình đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Những người lính khi trở về với đời thường, họ làm nhiều ngành nghề khác nhau, chứ không nhất thiết phải làm ruộng, hoặc được cấp phát đất để sản xuất nông nghiệp. Nội dung "ngụ binh" thì vẫn còn, nhưng hình thức "ư nông" thì đã thay đổi. Đây cũng là sự thích nghi tất yếu, thuận theo quy luật phát triển khách quan của thời đại, lịch sử. Hiện nay trên thế giới, đa số các quốc gia áp dụng chính sách, chế độ "quân dịch". Tất cả các nam thanh niên (có nơi luôn cả nữ như Israel) đến tuổi quy định đều phải thi hành nghĩa vụ quân sự có thời hạn. Chỉ những trường hợp rất đặc biệt mới được miễn giảm "thi hành quân dịch" Sau khi làm xong nghĩa vụ họ được xuất ngũ trở về với địa phương, đời sống xã hội, sinh hoạt bình thường như mọi công dân khác. Và. Nhà nước luôn có trong tay một lực lượng quân dự bị đông đảo, đã kinh qua huấn luyên, sẵn sàng phục vụ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.