Ép con ăn có tốt không

Bạn nào cũng muốn con mình được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng qua từng bữa ăn. Do đó luôn đề ra thực đơn hàng ngày, hàng tuần bắt con ăn theo thực đơn ấy.

Ép con ăn có tốt không

Có những trường hợp nếu con không ăn bạn lại dụ con xem ipad hoặc điện thoại, tivi, làm đủ thứ trò cho con ăn, doạ “ngáo ộp”…, thậm chí là mắng, đánh con. Nhưng chỉ có tác dụng được vài hôm, ngược lại còn phản tác dụng và gây ra những hậu quả không ngờ tới:

Ép con ăn có tốt không

Nội dung chính

1. Trẻ hình thành biếng ăn do sợ:

Ép con ăn có tốt không

Càng ép con ăn, cho con ăn một cách thụ động con sẽ không tập trung vào bữa ăn và không có hứng thú ăn. Khiến con sợ và gây tình trạng biếng ăn ở trẻ. Tạo thành vòng luẩn quẩn ép ăn – sợ ăn – biếng ăn.

2. Tạo cho con thói quen ngậm:

Ép con ăn có tốt không

Có rất nhiều bạn than rằng là đút cho con ăn mà con ngậm chặt trong mồm mãi không nuốt. Cứ ăn một thìa cháo ăn dặm là một thìa nước, có khi thì 2-3 thìa cháo và vẫn chưa chịu nuốt. Có một bạn đã từng tâm sự với bác Đạt rằng: con bạn ấy ngậm miếng thịt đi từ Hà Nội đến Sầm Sơn mà cả nhà không ai biết.

Nguyên nhân là do khi ngậm thức ăn lâu trong miệng, men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt đã chuyển hóa thức ăn thành đường, tạo nên vị ngọt nên bé càng thích ngậm lâu hơn. Lâu ngày, trẻ sẽ mắc các bệnh về răng miệng do tình trạng ngậm thức ăn như sâu răng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những thói quen gây sâu răng cho trẻ

3. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của con:

Ép con ăn có tốt không

Việc thường xuyên ép con ăn lâu dần hệ tiêu hoá sẽ không làm việc, không tiết enzym tiêu hoá dẫn đến không tiêu hoá được thức ăn cũng là lý do khiến trẻ có cảm giác không ngon miệng.

4. Con không cảm nhận được hương vị của thức ăn:

Ép con ăn có tốt không

Khi đi ăn rong hay xem tivi, lâu dần sẽ khiến trẻ ăn như một thói quen mà không cảm nhận được hương vị, không phân biệt được thức ăn, từ đó bé cũng không biết mình thích hay ghét món ăn gì. Lâu dần bé sẽ kén ăn và việc lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng cho con sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.

5. Tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng xâm hại:

Ép con ăn có tốt không

Đồ ăn nếu để bên ngoài quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng sinh sôi nảy nở. Trẻ trực tiếp ăn thức ăn bám bẩn sẽ nhiễm phải những ô nhiễm đó, có thể gây ra vấn đề như ngộ độc thức ăn, nhiễm bẩn, thậm chí nhiễm độc tố trong không khí, xăng và bụi bẩn.

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con không ăn thì bắt đầu lo lắng, sợ sệt, sợ con bệnh, sợ con ngất xỉu mà không nghĩ đến nhu cầu của trẻ. Thêm vào đó, nhiều người lại có thói quen cho trẻ ăn vặt trước khi vào bữa ăn chính. Đây là lý do khiến trẻ no ngang, không muốn ăn. Vì vậy, hãy để trẻ đói, trẻ sẽ muốn ăn chứ đừng ép con ăn. Bạn hãy nên cẩn thận với các tác động tiêu cực của việc ép trẻ phải ăn, bởi vì ăn uống không phải là cách duy nhất để giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh.

Trong tất cả những công việc xung quanh vấn đề nuôi dạy con thì ăn uống là việc thường xuyên, tốn công sức và dễ gây sức ép nhất. Trên các diễn đàn và các cuộc trò chuyện hàng ngày thì đây là chủ đề làm các bà mẹ bức xúc hơn cả. Tôi cũng đã có thời gian không biết nên làm gì. Dưới đây xin chia sẻ với các bố mẹ trải nghiệm của riêng tôi.

Đứa con gái lớn của tôi trước 2 tuổi ăn rất ngon miệng, cháu tu một lèo, vài phút hết bình sữa, bát cháo, ăn một lúc là hết. Hoa quả cắt miếng nhỏ ra khoảng 1/3 bát, cháu hào hứng xúc ăn ngon miệng. Tôi nuôi con tự nhiên như vậy, không phải ép, vì tôi thấy cháu ăn cũng được, lúc cháu không muốn ăn cũng là lúc gần hết suất nên tôi cũng thôi, chẳng cần thiết phải ép nốt.

Mọi việc không có gì đáng nói đến khi cháu ngoài 2 tuổi, có lẽ ở nhà bà và bác giúp việc ép ăn, đi học cô ép ăn, và thêm chuyện cháu hay bị táo bón nên cháu bắt đầu lười ăn. Phản ứng tâm lý chung của một bà mẹ là tôi sinh ra lo lắng. Hết dỗ dành, thúc giục rồi cáu gắt, quát mắng cháu. Những lúc như vậy tôi thấy mình vất vả, cáu bẳn mà kết quả không khả quan là mấy. Nhìn con còn thấy thương con hơn, nhiều khi thấy nét mặt cháu chán lắm, không muốn nuốt, miệng suýt ọe ra. Như vậy con tôi cũng khổ quá.

Người lớn như chúng ta bị ép ăn cũng thấy khổ. Đi ăn cỗ mà bị gắp cho miếng nào không hợp ý cũng không muốn ăn. Tôi nghĩ, có cách nào tốt hơn không? Ăn uống đáng lẽ phải là thưởng thức mà lại trở nên khổ sở thế à. Nhưng cháu không chịu ăn, không ăn thì thiếu chất, bệnh tật thì sao???

Tôi bắt đầu quan sát. Sao bây giờ nhiều trẻ biếng ăn thế? Ngày xưa đâu có vậy. Sao các trẻ ở nông thôn thường không biếng ăn như các trẻ ở thành thị? Sao càng gia đình nào quan tâm lo lắng, chăm bẵm đến từng miếng cơm cho con thì con càng lười ăn?

Tôi cũng chợt nhận ra. Tôi kinh doanh vitamin và thực phẩm bổ sung, tìm kiếm các trang thông tin ở nước ngoài nhiều, cái tôi thấy các bố mẹ bàn nhiều là có đủ chất không, có khỏe mạnh, ít bị ốm không, làm thế nào để khuyến khích trẻ ăn đa dạng, làm thế nào để khuyến khích trẻ ăn cân bằng...? Chứ chẳng thấy nói gì đến việc lười ăn, làm thế nào để con ăn nhiều hơn. Để ý thì thấy các quảng cáo ở Việt nam đa phần là kích thích bé ăn ngon miệng, tăng cân, phát triển chiều cao... Tại sao có sự khác biệt này?

Tôi phải bắt đầu tìm hiểu lại thông tin. Trước kia sống ở nước ngoài nhiều năm nhưng tôi chưa bao giờ để ý đến chuyện họ nuôi dạy con thế nào. Tôi chỉ học hành, nghiên cứu, và đi làm thêm. Giờ rỗi thì đi chơi, tụ tập bạn bè. Đến khi có gia đình thì tôi chỉ chuẩn bị cho mình cách dạy con thế nào, cách xử lý khi con hờn, khi con không nghe lời, chưa bao giờ tôi để ý đến chuyện ăn uống. Giờ thì đó là nhiệm vụ của tôi.

Tôi đọc và tham khảo các nguồn rồi rút ra như sau:

- Không một bác sỹ hay sách vở nào kể cả tây, kể cả ta đồng ý chuyện ép trẻ ăn. Ép trẻ ăn sẽ làm trẻ sợ ăn, lười ăn, không còn hứng thú ăn nữa. Theo các hướng dẫn ở nước ngoài, cha mẹ chọn đồ ăn phù hợp cho con, hướng dẫn và dẫn dắt trẻ, nhưng ăn bao nhiêu, nhiều hay ít là quyền tự do của trẻ. Họ không đồng ý thậm chí cả chuyện khuyến khích trẻ ăn, chứ không nói đến chuyện ép ăn. Không thúc giục, gây áp lực, tạo không khí căng thẳng trẻ sẽ càng khó ăn.

Lý do họ nói là tại vì: Mỗi người có nhu cầu, sự hấp thụ thức ăn và mức độ sử dụng năng lượng khác nhau. Có người lớn ăn 2 lưng cơm vẫn béo, có người ăn 4 bát vẫn gầy. Cơ thể sẽ học cách tự cân bằng (tuy không phải ngày một ngày hai, có thể sau cả tháng mới nhận ra sự thiếu hụt và thèm ăn).

Cơ thể học cách tự cân bằng và nhận biết nhu cầu chỉ khi còn nhỏ, cơ thể học tập và thích nghi mọi mặt. Một con sâu không học cách thoát ra được khỏi kén đúng thời điểm thì sẽ không bao giờ làm được sau này. Một đứa trẻ nếu khoảng năm thứ 2 không biết đi, thì sau này tập đi sẽ rất khó. Trẻ hơn một tuổi sẽ rất hứng thú việc tự tập xúc ăn, tự nhai và nuốt. Nếu qua thời gian này, trẻ sẽ không hứng thú và coi đó như cực hình bắt buộc.

Cũng như vậy, các chuyên gia nước ngoài nói, giống như mọi loài vật, con người cũng vậy, bản năng sống cần được coi trọng. Họ coi thời điểm khi trẻ còn nhỏ là giai đoạn quan trọng để trẻ học biết thế nào là đói, thế nào là no, biết nhu cầu cơ thể mình. Nếu trẻ bị ép ăn, lớn lên sẽ mất đi bản năng này và sau này sẽ ăn theo thói quen, có thể thiếu dinh dưỡng, hoặc có thể béo phì. Trẻ cũng cần học cách tự quyết định, tự lập và tự chủ một số việc, học từ nhỏ tới lớn. Bố mẹ không nên quyết định mọi thứ cho con, và ép con làm theo trong đó khởi đầu là quyết định nên ăn bao nhiêu.

Nói như vậy không có nghĩa là không quan tâm đến cân nặng và sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ biếng ăn, thiếu dinh dưỡng thì cần phải khám và bổ sung. Nếu cần thì chữa, nhưng họ bảo chữa chứ không được ép ăn.

Tôi nghĩ. Đúng. Ăn uống là một bản năng sơ đẳng, hàng ngày, học một cách tự nhiên đơn giản nhất mà không để con tự học thì làm sao còn đòi hỏi con học những gì khó khăn hơn như kiến thức, như kỹ năng sống mà nhiều bố mẹ đang cố cho con theo.

Việt Nam mình trước kia toàn trẻ gầy, không bị ép ăn nên thế hệ trưởng thành hiện tại là tương đối cân đối. Với sự tăng không cân bằng ở một số vùng, 20 năm nữa mới có thể biết được dân số VN ở các thành phố lớn béo phì nhiều như thế nào, các nước phương tây đã từng trải qua. Chắc vì vậy mà nước ngoài tại sao họ quan tâm đến đủ chất, không sợ nhiều tới vấn đề cân nặng của trẻ. Thậm chí trẻ "bụ bẫm" còn bị phân biệt.

- Ok, vậy câu hỏi tiếp theo là các con tôi có thấp bé, nhẹ cân không? Tôi cho con đi khám, các bác sỹ bảo bình thường. Tra chỉ số cân nặng, chiều cao theo độ tuổi trên trang web Trung tâm phòng chống Bệnh quốc gia của Mỹ (CDC.gov) cũng nằm trong chỉ số bình thường. Như vậy thì tại sao phải làm khổ mình, khổ con, biến bữa ăn hôm nào cũng thành một cuộc chiến??? Trong khi làm thế còn tước bỏ sự ngon miệng, sự thích thú ăn của con, một điều rất đáng tiếc khi bị mất.

Bước tiếp theo là thực hành. Tôi chuẩn bị tinh thần trước là sẽ không dễ dàng. Ấy thế mà tôi cũng không vượt qua được "cám dỗ" thúc giục và một phần nào ép con. Một hai ngày đầu, con tôi ăn chỉ vài miếng rồi thôi. Tôi sốt ruột lắm, lý thuyết thì mình rõ rồi đấy, mà làm được sao khó thật. Như họ nói thì có khi cần cả tháng để bản thân cơ thể con tự điều chỉnh. Tôi có đợi được cả tháng hay không? Lúc đó con tôi sẽ ra sao?

Tôi quyết định làm từ từ, thay đổi cho phù hợp với bản thân. Tôi quyết định cố gắng giảm dần rồi chấm dứt hẳn chuyện thúc giục, chỉ thỉnh thoảng khéo nhắc con khi con mải chơi, không nhớ xúc ăn. Và phương pháp tôi chọn là "Con ăn hết bát cơm trước 7 rưỡi thì đi dạo và đi xe đạp, ăn hết sau giờ đó thì không được đi chơi nữa, chỉ được xem hoạt hình. Mà không ăn hết thì không được gì cả"; "Con không uống xong cốc sữa thì không được vào đánh răng cùng mẹ".

Biết con thích đi chơi, thích làm cùng mẹ lắm, nên chắc chắn con sẽ cố gắng. Nếu có khi nào con không ăn được nữa, đành từ bỏ sở thích kia thì có nghĩa là con chán lắm rồi. Ép hơn nữa chỉ phản tác dụng. Mục tiêu con đã rõ, con ăn để đạt được mục tiêu đó (đành vẫn phải dùng phần thưởng cho cái bản năng tự nhiên của con tôi!) Quả thật cháu ăn tự giác, hào hứng và nhanh hơn. Chứ tôi có ép và giục thì mỏi mồm mới được một miếng. Tuy nhiên, có hôm thì nhanh thật, có hôm thì "Mẹ ơi con no lắm rồi, con đau bụng lắm rồi, để mai mình đi xe đạp mẹ nhé". "Con không ăn hết được à, thế thì không được đi xe đạp, cũng không được xem hoạt hình, chán nhỉ. Thôi mai con ăn giỏi để mẹ con mình đi nhé". Mặc dù tôi cũng không hài lòng tý nào nhưng phải chấp nhận hôm thế này hôm thế kia thôi. Làm gì với trẻ cũng phải kiên trì mà. Tôi bình tĩnh làm được những điều này vì tôi hiểu mình đang làm gì, hoàn toàn tự tin mình không ép con ăn là đúng.

Tôi viết ra những dòng này vì tôi thấy bức xúc của các mẹ, thấy sự sợ ăn của các con. Nuôi dạy con ai cũng có cách khác nhau, tùy vào tính cách của đứa trẻ, của bố mẹ và của hoàn cảnh, không cái nào là hoàn toàn đúng. Ở đây tôi chỉ có ý muốn chia sẻ để mọi người tham khảo. Mong các bố mẹ và các con bớt căng thẳng để cuộc sống nhẹ nhàng, thoải mái hơn.