File sách hướng dẫn Tin học lớp 4

Sách Ebooks PDF, Epub, Prc Hướng Dẫn Học Tin Học – Lớp 4 Nguồn gốc: Cty Sách & Thiết Bị Giáo Dục Miền Nam NXB NXB Giáo Dục Việt Nam Năm XB 06-2017 , Trọng lượng (gr): 200 Kích thước 24 x 17 Số trang 127 Hình thức Bìa Mềm Sản phẩm bán chạy nhất Top 100 sản phẩm Cấp 1 bán chạy của tháng. Thuộc danh mục sách: Giáo khoa – Tham khảo / Cấp 1 / Lớp 4 / Tham Khảo Lớp 4 /

File sách hướng dẫn Tin học lớp 4

HƯỚNG DẪN HỌC TIN HỌC – LỚP 4

Cấu trúc của từng bài học trong sách gồm các phần: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành và mục em cần ghi nhớ nhằm hướng dẫn các em tìm hiểu và thực hiện các thao tác đầu tiên với máy tính, giúp các em học tập hiệu quả hơn.

File sách hướng dẫn Tin học lớp 4

File sách hướng dẫn Tin học lớp 4

File sách hướng dẫn Tin học lớp 4

HƯỚNG DẪN HỌC TIN HỌC – LỚP 1

Cấu trúc của từng bài học trong sách gồm các phần: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành và mục em cần ghi nhớ nhằm hướng dẫn các em tìm hiểu và thực hiện các thao tác đầu tiên với máy tính, giúp các em học tập hiệu quả hơn.

File sách hướng dẫn Tin học lớp 4

File sách hướng dẫn Tin học lớp 4

- Tài liệu gồm sách giáo viên, sách bài tập Hướng dẫn học tin học tiểu học, sách Hướng dẫn thực hành tin học tiểu học, link sách isebook tương tác

File sách hướng dẫn Tin học lớp 4

© Copyright 2021 Wakelet Limited.
All rights reserved.

ĐÀO THÁI LAI (Chủ biên)NGUYỄN XUÂN ANH - TRẦN NGỌC KHOA - ĐỖ TRUNG TUẤNNHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM Mục lụcHướng dẫn chung ................................................................................. ..6Gợi ý dạy học........................................................................................... 12KHÁM PHÁ MÁY TÍNHBài 1. Những gì em đã biết .............................................................................. 12Bài 2. Các thao tác với thư mục ....................................................................... 14Bài 3. Làm quen với tệp .................................................................................... 16Bài 4. Các thao tác với tệp ................................................................................ 19Bài 5. Sử dụng thiết bị lưu trữ ngồi ............................................................... 21Bài 6. Tìm kiếm thơng tin từ Internet............................................................. 23Học và chơi cùng máy tính: Cùng luyện toán với phần mềm 2+2 .................... 25EM TẬP VẼBài 1. Những gì em đã biết ............................................................................... 27Bài 2. Xoay hình, viết chữ lên hình vẽ ............................................................ 29Bài 3. Tìm hiểu thẻ View, thay đổi kích thước trang vẽ ............................... 32Bài 4. Sao chép màu........................................................................................... 343 Bài 5. Thực hành tổng hợp ............................................................................... 36Học và chơi cùng máy tính: Tập vẽ với phần mềm Crayola Art ....................... 38SOẠN THẢO VĂN BẢNBài 1. Những gì em đã biết ............................................................................... 40Bài 2. Chỉnh sửa hình, viết chữ lên hình ........................................................ 42Bài 3. Chèn và điều chỉnh tranh ảnh trong văn bản ..................................... 45Bài 4. Chèn và trình bày bảng trong văn bản ................................................. 47Bài 5. Xử lí một phần văn bản, hình và tranh ảnh ........................................ 49Bài 6. Luyện tập tổng hợp................................................................................. 51Học và chơi cùng máy tính: Chỉnh sửa ảnh với phần mềm Fotor .................... 53THIẾT KẾ BÀI TRÌNH CHIẾUBài 1. Những gì em đã biết ............................................................................... 55Bài 2. Sao chép nội dung từ phần mềm khác ................................................. 57Bài 3. Tạo hiệu ứng cho văn bản trong trang trình chiếu ............................ 59Bài 4. Tạo hiệu ứng cho hình ảnh trong trang trình chiếu .......................... 61Bài 5. Thực hành tổng hợp ............................................................................... 63Học và chơi cùng máy tính: Luyện khả năng quan sát vớiphần mềm The Monkey Eyes .......................................................................... 664 THẾ GIỚI LOGOBài 1. Bước đầu làm quen với Logo................................................................. 67Bài 2. Các lệnh của Logo................................................................................... 69Bài 3. Lệnh viết chữ, tính tốn ......................................................................... 71Bài 4. Luyện tập ................................................................................................. 73Bài 5. Sử dụng câu lệnh lặp .............................................................................. 75Bài 6. Luyện tập ................................................................................................. 77Học và chơi cùng máy tính: Chơi cờ vua cùng phần mềm Real Chess3D........ 795 HƯỚNG DẪN CHUNGSách Hướng dẫn học Tin học lớp 4 được biên soạn theo hướng tổ chức các hoạtđộng học tập của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Cấu trúc của sách đượcthiết kế theo chủ đề, trong mỗi chủ đề là các bài học; sách có 5 chủ đề và 28 bài học;mỗi bài học có thể được dạy một hoặc nhiều tiết. Kết cấu như vậy để tạo điều kiệncho giáo viên và học sinh có thể chủ động điều tiết thời gian hồn thành bài học,đồng thời giúp tăng cường hoạt động thực hành cho học sinh. Ở cuối mỗi chủ đềthường có hai phần: Học và chơi cùng máy tính và Bài đọc thêm. Phần Học và chơicùng máy tính bao gồm các trò chơi hoặc giới thiệu các phần mềm học tập, mụcđích của phần này nhằm hướng dẫn các em biết cách sử dụng các phần mềm đểphục vụ học tập, rèn luyện tư duy và tạo hứng thú trong học tập. Phần Bài đọc thêmnhằm mục đích cung cấp thêm thông tin liên quan đến chủ đề mà các em đang học.Sách được viết theo từng lớp với mục đích tích hợp các kiến thức các mơn họcở từng lớp để vận dụng vào quá trình thực hiện các bài tập.I. VỀ CẤU TRÚC BÀI HỌCMỗi bài học bao gồm các phần sau:- Mục tiêu;- Hoạt động cơ bản;- Hoạt động thực hành;- Hoạt động ứng dụng, mở rộng;- Củng cố, ghi nhớ.Sau đây là một số lưu ý từng phần.1. Mục tiêuPhần này nhằm giúp học sinh biết được kiến thức sẽ học được, thao tác sẽlàm được sau các tiết học. Điều này giúp học sinh có định hướng cho hoạt động6 học tập tốt hơn, các hoạt động trong bài học đều hướng tới các mục tiêu đã đặt ra.Trong quá trình học và cuối bài học, học sinh sẽ tự xác định mình có đạt đượcmục tiêu đã đề ra hay khơng. Căn cứ vào đó, giáo viên sẽ tổ chức hoạt động họctập của học sinh, đánh giá kết quả học tập của học sinh.2. Hoạt động cơ bảnHoạt động cơ bản được thiết kế theo hướng tổ chức học sinh thực hiện cáchoạt động tìm tịi, khám phá kiến thức.Lưu ý: Theo yêu cầu của Vụ Giáo dục Tiểu học, ngay từ hoạt động cơ bản,học sinh đã cần làm việc với máy tính.a) Tạo tình huống ban đầuỞ mỗi bài, gắn tới kiến thức mới, giáo viên nên có một tình huống nêu vấn đềđể học sinh suy nghĩ, hướng tới nội dung bài học.b) Hình thành kiến thức, kĩ năng mớiTrong giai đoạn này, học sinh được giao các nhiệm vụ dưới dạng các bàitập, các bài tập đó được thiết kế theo hướng giúp học sinh thử nghiệm (khởiđộng phần mềm, chọn các nút lệnh…), quan sát và trả lời các câu hỏi để hìnhthành kiến thức. Bên cạnh đó, trong hoạt động này, giáo viên cho học sinhthực hiện một số thao tác, nhiệm vụ nhỏ nhằm củng cố ngay những kiến thức,cách làm đã phát hiện.3. Hoạt động thực hànhHọc sinh được giao các bài tập nhằm củng cố kiến thức đã học ở phần Hoạtđộng cơ bản, rèn luyện kĩ năng trong các tình huống học tập tương tự hoặc tìnhhuống hơi khác với các tình huống ở Hoạt động cơ bản (nhưng không quá tháchthức học sinh).Lưu ý: Mọi học sinh đều phải thực hiện các nhiệm vụ ở Hoạt động cơ bản vàHoạt động thực hành, các phần này là bắt buộc.4. Hoạt động ứng dụng, mở rộngHoạt động này:a) Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng vừa học để thực hiện mộtcông việc cụ thể.b) Giúp học sinh mở rộng sự hiểu biết về một vấn đề liên quan đến bài học.7 5. Củng cố, ghi nhớMục này hỗ trợ học sinh đúc kết lại những kiến thức cần ghi nhớ sau bài học.Với học sinh Tiểu học, mục này rất cần thiết. Cách thực hiện cần đa dạng, linhhoạt phù hợp với đặc điểm của lớp học.II. VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC1. Hoạt động cơ bản- Do sách viết theo hướng giúp học sinh chủ động trong học tập. Vì vậy, giáoviên cần linh hoạt trong việc tổ chức và hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh.- Trong trường hợp lớp có nhiều học sinh khá, giáo viên tổ chức các nhómhọc tập với nịng cốt là các học sinh khá, từng nhóm đọc bài tập sau đó thảo luận,thực hiện các thao tác theo hướng dẫn và trả lời các câu hỏi (những bạn học sinhkhá/giỏi có thể hỗ trợ và giúp đỡ các bạn trong nhóm). Khi đó, giáo viên quan sát,kịp thời hỗ trợ nhóm học sinh gặp khó khăn.- Trong trường hợp lớp học có nhiều học sinh trung bình và kém, giáo viêncó thể hướng dẫn chung cả lớp, học sinh sẽ thực hiện (thường là làm việc theonhóm với từng máy) các nhiệm vụ được giao và cùng nhau trao đổi thảo luậnchung.- Cuối Hoạt động cơ bản, giáo viên khuyến khích học sinh chủ động báo cáokết quả làm việc của mình cho giáo viên. Giáo viên có thể đánh giá nhanh kết quảcủa từng nhóm.- Giáo viên cần chốt lại những điểm mới, quan trọng trong phần này (có thểthực hiện hoạt động chung cả lớp hoặc chốt với từng nhóm).2. Hoạt động thực hành- Trong hoạt động này, giáo viên nên cho học sinh làm việc theo nhómhoặc làm việc cá nhân tuỳ theo điều kiện phịng học và tình hình lớp học;trường hợp máy tính q ít, có thể cho phép ba học sinh dùng chung một máy.8 Từng nhóm học sinh sẽ làm việc với máy tính, đọc đề bài, trao đổi và thực hiệnnhiệm vụ (một học sinh thực hiện trên máy tính, học sinh kia theo dõi và gópý, nhận xét, sau đó đổi vai trị cho nhau).- Bài tập thực hành khơng hiểu theo nghĩa chỉ thực hành trên máy tính mà cũngcó thể làm việc trên giấy hoặc cho phép thực hiện thao tác trên máy, quan sát kết quả,nhận xét rồi ghi kết quả quan sát được vào chỗ trống (…) trong sách.- Giáo viên cần giám sát chặt chẽ, phát hiện những sai sót, giải đáp các thắcmắc của học sinh, giúp những học sinh gặp khó khăn. Thơng thường, sẽ nảy sinhnhiều tình huống khác nhau khi học sinh sử dụng máy tính, giáo viên cần linhhoạt giúp học sinh giải quyết các khó khăn trong khi thao tác với máy tính.- Cần đảm bảo để từng học sinh có thể hoàn thành được tất cả các bài tập ởphần Hoạt động thực hành.- Với các học sinh có kĩ năng chưa tốt có thể kéo dài Hoạt động thực hànhđến hết tiết học. Với học sinh khá/giỏi giáo viên có thể cho các em chuyển sangthực hiện các bài tập ở Hoạt động ứng dụng, mở rộng. Nhóm nào hồn thành cácbài tập phần thực hành thì giáo viên cho chuyển sang Hoạt động ứng dụng, mởrộng trước các bạn (giáo viên cần có đánh giá nhanh kết quả làm việc của nhómhoặc từng học sinh).3. Hoạt động ứng dụng, mở rộng- Giáo viên cho những học sinh đã hoàn thành các bài tập thực hành làm cácbài tập phần ứng dụng, mở rộng. Học sinh sẽ làm việc theo nhóm là chủ yếu. Khihọc sinh gặp khó khăn, giáo viên cần kịp thời hỗ trợ.- Trường hợp học sinh giỏi hoàn thành sớm các yêu cầu trong hoạt động này,giáo viên cần có thêm một số bài tập bổ sung có yêu cầu sáng tạo hơn cho các họcsinh này.9 4. Củng cố, ghi nhớCuối bài học, giáo viên giúp học sinh củng cố lại những điểm cốt lõi đã học,những kiến thức, kĩ năng cần lưu ý trong bài học bằng nhiều cách khác nhau, nhưđặt câu hỏi, tổ chức trò chơi…III. YÊU CẦU CHUNG VỀ TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC1. Trang thiết bị dạy học- Phịng học có máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay, số máy tính phảiđảm bảo để có tối thiểu 2 học sinh/1 máy (trường hợp điều kiện phòng họckhó khăn thì bố trí 3 học sinh/1 máy).- Trường hợp lớp học có điều kiện thì có thể trang bị thêm máy chiếu và mộtmáy in.- Máy tính có kết nối Internet.2. Phần mềm dạy học- Máy tính có cài đặt hệ điều hành Windows 7, có cài sẵn bộ Microsoft Office2007 (Word, PowerPoint).- Máy tính có cài đặt các phần mềm đã đề cập trong sách học sinh. Có thể tảimiễn phí tại địa chỉ: http://xuatbangiaoduc.vn/hdhth/.3. Tổ chức thư mục học tậpGiáo viên cần tổ chức hệ thống thư mục dành cho từng nhóm học sinh đượcbố trí ở từng máy (học sinh sẽ lưu sản phẩm của mình vào thư mục riêng và sửdụng lại cho các buổi học sau). Có thể tham khảo cách tổ chức thư mục trên máytính tương tự như sơ đồ sau:10 Trên từng máy tính, nên bố trí các thư mục một cách gọn gàng để các thư mụckhông quá nhiều; việc dùng máy tính cần theo cách sau: buổi học trước học sinhhọc ở máy nào thì buổi học sau sẽ cũng phải học ở chính máy đó. Việc bố trí thưmục học tập như vậy sẽ đảm bảo học sinh vẫn sử dụng, chỉnh sửa văn bản mà mìnhđã soạn ở buổi trước, toàn bộ sản phẩm học tập của học sinh được lưu giữ ở mộtthư mục trong suốt quá trình học tập.11 Gợi ý dạy họcChủ đề1KHÁM PHÁ MÁY TÍNHBài 1NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾTI. MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ ôn lại được các kiến thức, kĩ năng đã họcvề máy tính, thư mục, thư mục con.II. CHUẨN BỊPhịng máy có số máy tính đảm bảo tối thiểu 2 học sinh/máy.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động thực hành- Đây là tiết học đầu tiên của năm học nên giáo viên có thể tổ chức hoạt độngchung cho cả lớp (cho học sinh kể về những điều thú vị khi sử dụng máy tính vànhững điều đã khám phá được về máy tính trong thời gian nghỉ hè).- Giáo viên tổ chức Hoạt động 1 theo cá nhân, học sinh thực hiện các yêu cầutrong hoạt động, sau đó so sánh kết quả đã thực hiện với bạn. Giáo viên quan sátvà trợ giúp học sinh.- Khi tổ chức Hoạt động 2, giáo viên cần lưu ý rằng hoạt động này không chỉgiúp học sinh ôn lại thao tác mở một thư mục bằng menu lệnh (sau khi chọn thao12 tác nháy nút phải chuột) mà còn giới thiệu với học sinh cách khác để mở một thưmục là “nháy đúp” chuột vào thư mục cần mở. Giáo viên dẫn dắt để học sinhnhận ra rằng việc thực hiện một cơng việc trên máy tính có thể có nhiều cách thựchiện khác nhau như bằng chuột, bằng bàn phím hoặc kết hợp chuột và bàn phím.Giáo viên lưu ý học sinh cần lựa chọn cách thực hiện nhanh nhất để đạt được kếtquả như mong muốn.- Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm/cặp thực hiện Hoạt động 3. Học sinhthực hiện trên máy tính các yêu cầu nêu trong sách; trao đổi và ghi kết quả vàochỗ trống; so sánh kết quả đã thực hiện với các bạn trong nhóm/cặp khác.B. Hoạt động ứng dụng mở rộngHoạt động này vừa giúp học sinh phát hiện ra cách tạo thư mục mới đồngthời cũng ôn tập lại cách đặt tên thư mục mà các em đã được học. Giáo viên cầnlưu ý về mối quan hệ giữa thư mục sắp được tạo và thư mục đang mở. Giáo viêncó thể cho học sinh trả lời các câu hỏi. Ví dụ, thư mục khi tạo mới sẽ có tên là gì?Sau khi đặt tên thư mục LAN thì thư mục này là thư mục con của thư mục nào?Sau khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên có thể cho học sinh thực hiện các thaotác đó trên máy tính để kiểm tra kết quả.C. Củng cố, ghi nhớGiáo viên có thể u cầu học sinh nhắc lại:- Lợi ích của việc sắp xếp các thư mục một cách có khoa học và hợp lí;- Cách tạo thư mục mới.13 Bài 2CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤCI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ thực hiện được các thao tác: sao chép,đổi tên thư mục.II. CHUẨN BỊGiáo viên kiểm tra hệ thống thư mục đã tạo trên máy tính học sinh ở Hoạtđộng 3, Mục A, Bài 1.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Giáo viên có thể đặt các câu hỏi để dẫn dắt vấn đề. Ví dụ, làm thế nào để tạora một thư mục có cấu trúc giống với thư mục đã tạo một cách nhanh nhất? Làmthế nào để đổi tên một thư mục?- Hoạt động 1 nhắc lại các thao tác tạo thư mục, mở thư mục nhằm giúp họcsinh cũng cố các kiến thức về thư mục đã được học. Đồng thời qua hoạt động này,học sinh tạo được cây thư mục để lưu trữ sản phẩm trong quá trình học tập, từ đóhình thành cho học sinh ý thức sắp xếp các thư mục trên máy tính một cách khoahọc và có ý đồ. Trong hoạt động 1a, giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm và yêucầu các thành viên trong nhóm lần lượt thực hiện tạo thư mục, các học sinh kháctrong nhóm quan sát và trợ giúp cho bạn.Ở Hoạt động 1b, 1c, giáo viên nên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, giáoviên chú ý quan sát và trợ giúp học sinh thực hiện các yêu cầu.- Sau khi học sinh thực hiện Hoạt động 2 (sao chép thư mục), giáo viên có thểyêu cầu học sinh kiểm tra lại kết quả để thấy được trong thư mục TO1 và thư mụcTO2 đều có thư mục Khiem. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh thực hiện14 sao chép thêm các thư mục khác từ thư mục TO1 sang thư mục TO2 và kiểm trakết quả đã thực hiện.- Trong hoạt động 3 (đổi tên thư mục), giáo viên cần nhắc lại việc đặt tên chothư mục trong hệ điều hành Windows 7 sẽ không phân biệt chữ hoa và chữthường. Tuy nhiên, về hình thức thì tên TO3 và to3 là khác nhau. Sau khi thựchiện hoạt động đổi tên thư mục TO3 thành to3, giáo viên có thể yêu cầu học sinhđổi tên khác cho rõ ràng hơn theo ý của các em.Lưu ý: Sau khi thực hiện hoạt động 4 (xoá thư mục to3), giáo viên có thể yêucầu học sinh tạo lại thư mục TO3 trong thư mục LOP4B, để học sinh tiếp theo cóthể thực hiện được Hoạt động 3. Giáo viên nên yêu cầu một học sinh thực hiệnliên tiếp Hoạt động 3 và Hoạt động 4.B. Hoạt động thực hànhGiáo viên tổ chức lớp theo từng nhóm để thực hiện Hoạt động 1 và Hoạtđộng 2. Học sinh thực hiện trên máy tính rồi điền kết quả vào chỗ trống. Giáoviên lưu ý học sinh cách đặt tên thư mục có chữ hoa, chữ thường, có dấu, khơngcó dấu theo yêu cầu.C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng- Hoạt động 1 tạo và sắp xếp thư mục nhằm rèn luyện cho học sinh thói quensắp xếp các thư mục một cách khoa học, hợp lí. Sau khi học sinh thực hiện hoạtđộng, giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích tại sao em lại tạo và sắp xếp cácthư mục như vậy.- Hoạt động 2 giúp các em phát hiện thêm một cách đặt tên thư mục bằngcách sử dụng phím tắt (F2). Giáo viên quan sát, trợ giúp để học sinh hồn thànhđược hoạt động, có thể yêu cầu học sinh so sánh cách sử dụng phím tắt để đặt tênthư mục với cách sử dụng chuột để đặt tên thư mục.D. Củng cố, ghi nhớ- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các thao tác với thư mục đã được học(tạo mới thư mục, đổi tên thư mục, sao chép thư mục, xoá thư mục…).- Giáo viên nhắc nhở học sinh không được tự ý xố các thư mục đã có trong máytính nếu thư mục đó khơng phải là của mình.15 Bài 3LÀM QUEN VỚI TỆPI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ được làm quen với tệp, phân biệt đượctệp và thư mục.II. CHUẨN BỊGiáo viên chuẩn bị một số tệp mẫu để giới thiệu với học sinh.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Giáo viên có thể tổ chức Hoạt động 1 theo nhóm rồi yêu cầu các nhóm thựchiện thi đua với nhau xem nhóm nào hồn thành việc tạo các tệp và gõ nội dungvào các tệp nhanh hơn.- Trong Hoạt động 2 (phân biệt tệp và thư mục), giáo viên cần gợi ý và hướngdẫn để học sinh phát hiện ra các tệp Baisoan.docx, Gioithieu.pptx,Hinhvuong.png có những đặc điểm khác so với thư mục (ví dụ, biểu tượng,tên…); giúp học sinh xác định được phần tên, phần mở rộng của các tệpPowerPoint, Paint… từ đó nhận biết được mỗi tệp sẽ có một biểu tượng khácnhau và rút ra được nhận xét là thư mục có thể chứa tệp và các thư mục con khácnhau.Lưu ý: Để máy tính có thể hiển thị rõ biểu tượng của tệp (phần tên và phầnmở rộng) trong Windows 7 thì giáo viên cần thực hiện các bước sau:16 Trên thanh công cụ (trong thưmục đang mở) nháy chọnOrganize.Chọn Folder and searchoptions trong danh sách.Chọn vào mục này đểhiển thị biểu tượng tệp.Bỏ chọn mục này để hiểnthị đầy đủ phần tên vàphần mở rộng của tệp.B. Hoạt động thực hành- Hoạt động này nhằm mục đích giúp học sinh thực hành cách mở một tệpđã có trên máy tính; nhận biết được loại tệp, phần tên và phần mở rộng của tệp.Giáo viên cần quan sát, hướng dẫn những học sinh lúng túng khi thực hiện cácyêu cầu trong hoạt động. Có thể yêu cầu học sinh mở rồi đóng lần lượt từng tệp cóbiểu tượng trong bảng ở trang 16 sách học sinh.17 C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng- Trong Hoạt động 1, giáo viên yêu cầu học sinh thử tạo thêm một tệp vănbản cũng có tên Baisoan.docx trong thư mục HOCTAP. Từ đó, giáo viên gợi ý đểhọc sinh rút ra được nhận xét: “Khơng thể tạo hai tệp có cùng tên và cùng phầnmở rộng trong cùng một thư mục”.- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện Hoạt động 2 theo hướng dẫn trongsách học sinh, từ hoạt động này, học sinh sẽ phát hiện thêm một cách tạo một tệpvăn bản mới không theo cách các em đã được học. Giáo viên lưu ý học sinh sửdụng cách tạo tệp này trong trường hợp muốn tạo tệp nhanh mà không cần phảimở phần mềm.D. Củng cố, ghi nhớ- Giáo viên có thể cho học sinh mơ tả lại cấu trúc của tên tệp thông qua trả lờicác câu hỏi: Tên tệp có mấy phần? Tên tệp khác tên thư mục như thế nào?- Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau giữa tệp và thư mục.18 Bài 4CÁC THAO TÁC VỚI TỆPI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ thực hiện được các thao tác sao chép,đổi tên, xoá tệp.II. CHUẨN BỊ- Giáo viên kiểm tra hệ thống thư mục đã được tạo trên máy học sinh ở Hoạtđộng 1, Mục A, Bài 3.- 3 chiếc cốc có dán nhãn A, B, Tạm; cốc A đựng nước màu xanh, cốc B đựngnước màu trắng.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bảnVới mỗi hoạt động trong phần này, giáo viên có thể nêu một tình huống đểdẫn nhập vào từng hoạt động cụ thể như sau:- Tình huống 1: Trong thư mục HOCTAP có tệp Hinhvuong.png, tên tệpnhư vậy khó nhìn và khó đọc. Nếu đổi tên tệp thành HinhVuong.png (chữ V viếthoa) sẽ dễ đọc hơn. Từ đó hướng dẫn học sinh thực hiện Hoạt động 1.- Tình huống 2: Trong thư mục HOCTAP có tệp HinhVuong.png, làm cáchnào để trong thư mục Ve cũng có tệp HinhVuong.png? Từ đó hướng dẫn học sinhthực hiện Hoạt động 2. Sau khi học sinh thực hiện hoạt động, giáo viên có thể yêucầu học sinh kiểm tra xem trong thư mục Ve đã có tệp HinhVuong.png chưa.- Tình huống 3: Trong thư mục Ve đã có tệp HinhVuong.png. Việc để tệpHinhVuong.png trong thư mục Ve là hợp lí hơn so với việc để tệp đó trong thưmục HOCTAP. Bây giờ, ta cần xố tệp HinhVuong.png trong thư mụcHOCTAP, từ đó hướng dẫn học sinh thực hiện Hoạt động 3.19 B. Hoạt động thực hànhHoạt động 1 không chỉ yêu cầu học sinh thực hành thao tác sao chép tệp, màcòn giúp học sinh tiếp tục khắc sâu ý thức tổ chức các thư mục và sắp xếp các tệpvào các thư mục một cách khoa học, hợp lí. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thựchiện sao chép và sắp xếp các tệp là sản phẩm của các em đã làm được trong các bàihọc về soạn thảo, trình chiếu, vẽ vào các thư mục sao cho khoa học, hợp lí.C. Hoạt động ứng dụng, mở rộng- Hoạt động này không chỉ yêu cầu học sinh vận dụng các thao tác đã đượchọc để đổi tên tệp mà còn cung cấp cho học sinh biết về một thuật toán giải bàitoán đổi A thành B, B thành A được diễn giải ngắn gọn như sau:Thuật toán: A đổi thành Tạm, B đổi thành A, Tạm đổi thành B.Giáo viên có thể tổ chức học sinh chơi trị chơi như sau: Sử dụng 3 chiếc cốcdán nhãn: A, B, Tạm. Cốc A đựng nước màu xanh, cốc B đựng nước màu trắng.Giáo viên yêu cầu học sinh hoán đổi sao cho cốc A đựng nước màu trắng, cốc Bđựng nước màu xanh. Từ đó giáo viên gợi ý để học sinh áp dụng thuật toán và rútra cách đổi tên tệp theo yêu cầu.- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện lần lượt các thao tác theo yêu cầutrong Hoạt động 2, hoạt động này nhằm mục đích hướng dẫn học sinh cách sửdụng phím tắt để thực hiện thao tác sao chép tệp (Ctrl+C) và dán tệp vào vị trímới (Ctrl+V).D. Củng cố, ghi nhớGiáo viên có thể yêu cầu học sinh mô tả lại các thao tác sao chép tệp, dán tệp,đổi tên tệp, xoá tệp bằng cách sử dụng phím tắt.20 Bài 5SỬ DỤNG THIẾT BỊ LƯU TRỮ NGOÀII.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ:- Biết một số thiết bị lưu trữ ngoài phổ biến như USB, đĩa CD/DVD, ổ đĩa ngoài;- Sử dụng được USB, đĩa CD/DVD, ổ đĩa ngồi để lưu tữ, trao đổi thơng tin.II. CHUẨN BỊMột số thiết bị lưu trữ ngoài phổ biến như USB, đĩa CD/DVD, ổ đĩa ngoài.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Giáo viên có thể nêu tình huống để dẫn nhập vào hoạt động như sau: Cáctệp Word (soạn thảo), PowerPoint (trình chiếu), Paint (vẽ) mà các em đã làmđược và được lưu vào máy tính, sau khi tắt máy tính thì các tệp này vẫn cịnngun vẹn. Vậy, các tệp (thơng tin) này được lưu ở bộ phận nào trong máy tính?- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện Hoạt động 1. Sau khi học sinh thựchiện hoạt động khám phá Computer, giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra được các ổđĩa hoặc thiết bị lưu trữ có trong máy tính mà các em đang sử dụng. Từ đó dẫndắt để học sinh thấy được rằng ổ đĩa là nơi thường dùng để lưu trữ các sản phẩmkhi làm việc với máy tính (tệp, thư mục…).Lưu ý: Giáo viên giải thích thêm cho học sinh thuật ngữ Computer ở đây làmột chương trình quản lí tệp và thư mục.Kết thúc Hoạt động 1, giáo viên có thể đặt câu hỏi, gợi ý để học sinh pháthiện các ổ đĩa đó được lắp đặt cố định trong thân máy tính. Từ đó dẫn dắt họcsinh thực hiện Hoạt động 2.21 - Trước khi tổ chức cho học sinh Hoạt động 2, giáo viên giới thiệu hoặc đặtcâu hỏi: Có em nào biết loại thiết bị lưu trữ khác với ổ đĩa các em đã được họckhơng? Sau đó, giáo viên giới thiệu cho học sinh cả lớp về thiết bị lưu trữ USB.Cho học sinh được cầm, quan sát để cảm nhận được sự nhỏ gọn của thiết bị USB.Kết thúc hoạt động, giáo viên yêu cầu học sinh mở USB bằng cách nháy vào biểutượng USB ở ngăn trái để kiểm tra xem trong USB có gì, có thể cho học sinh mởmột thư mục, một tệp trên USB.- Trong Hoạt động 3, giáo viên giới thiệu và cho học sinh cầm, quan sát sauđó hướng dẫn học sinh kết nối thiết bị lưu trữ ngồi với máy tính, học sinh quansát sự thay đổi trong cửa số Computer (sau khi kết nối thành cơng thiết bị lưu trữngồi với máy tính). Có thể cho học sinh thực hiện thao tác sao chép một vài thưmục hoặc tệp từ máy tính sang các thiết bị lưu trữ ngồi đó.B. Hoạt động thực hànhGiáo viên tổ chức học sinh thực hiện Hoạt động 1, Hoạt động 2 theo nhóm.Mục tiêu của các hoạt động này là giúp học sinh rèn luyện các thao tác với tệp, thưmục với thiết bị USB (sao chép tệp/thư mục, sắp xếp tệp/thư mục...). Từ đó, giúphọc sinh nhận thấy một cách rõ ràng về bản chất USB cũng là một thiết bị lưu trữgiống như các ổ đĩa cứng được lắp trong thân máy tính.C. Hoạt động ứng dụng, mở rộngGiáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị một chiếc USB (có thể các bạn trongnhóm cùng nhau sử dụng) rồi yêu cầu học sinh thực hiện sao chép, lưu trữ sảnphẩm đã làm được khi học tập với máy tính vào USB. Giáo viên lưu ý học sinhviệc tổ chức thư mục, tệp trong USB cũng cần rõ ràng, khoa học, hợp lí.D. Củng cố, ghi nhớGiáo viên có thể yêu cầu học sinh:- Kể tên các thiết bị lưu trữ đã được học.- So sánh sự giống nhau và khác nhau của các ổ đĩa gắn trong thân máy vớiUSB/ổ đĩa ngoài.22 Bài 6TÌM KIẾM THƠNG TIN TỪ INTERNETI.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ:- Biết cách tìm thơng tin (văn bản, hình ảnh…) phục vụ học tập và giải trí từInternet;- Biết cách lưu hình ảnh tìm kiếm được từ Internet vào thư mục trên máy tính.II. CHUẨN BỊCác máy tính được kết nối Internet. Phịng học nên có máy chiếu (Projector)để thuận lợi cho giáo viên khi thực hiện một số thao tác hướng dẫn học sinh.III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCA. Hoạt động cơ bản- Hoạt động 1 nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức đã được học về Internet,giáo viên cần trợ giúp, hướng dẫn đề học sinh:+ Nhận biết và khởi động được trình duyệt web;+ Truy cập được trang web khi biết địa chỉ của trang web;+ Nhận biết các nút lệnh cơ bản trên trang web.- Trước khi thực hiện hoạt động tìm kiếm thơng tin trên Internet, giáo viêncó thể hỏi học sinh một số câu hỏi về một chủ đề bất kì mà học sinh chưa đượcbiết. Sau đó, giáo viên sử dụng Internet để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó. Giáoviên chú ý, nội dung câu hỏi cần được lựa chọn sao cho đơn giản, phù hợp với độtuổi của học sinh.23 - Trong Hoạt động 2, giáo viên cần hướng dẫn đề học sinh thấy rõ 2 bước:Bước 1: Xác định thơng tin cần tìm kiếm là gì. Từ đó xác định từ khố tìmkiếm là Tốn lớp 4.Bước 2: Truy cập trang web google.com.vn để tìm kiếm với từ khố Tốn lớp 4.- Trong hoạt động tìm kiếm hình ảnh Hoa hồng, giáo viên nên hướng dẫnhọc sinh lựa chọn một kết quả phù hợp nhất trong những kết quả mà tranggoogle.com.vn trả về; giáo viên cần lưu ý, quan sát để hướng dẫn, tư vấn kịp thờicho học sinh, đặc biệt là yêu cầu học sinh chọn thư mục trên máy tính sao chohợp lí khi lưu hình ảnh hoa hồng. Sau hoạt động, giáo viên có thể yêu cầu họcsinh mở hình ảnh đó để kiểm tra kết quả.B. Hoạt động thực hành- Trước khi học sinh thực hành Hoạt động 1, giáo viên nên cho học sinh xácđịnh từ khố tìm kiếm trước khi thực hiện tìm kiếm. Truyện Tấm Cám có thể dài,vì vậy, giáo viên không nên để học sinh đọc hết truyện mới chuyển sang Hoạtđộng 2.- Giáo viên tổ chức học sinh theo nhóm/cặp để thực hiện Hoạt động 2. Họcsinh trao đổi, thảo luận để lựa chọn lồi hoa u thích cũng như nội dung về lồihoa đó rồi thực hiện soạn và trình bày nội dung và chèn hình ảnh đã tìm kiếmđược vào trang soạn thảo.C. Hoạt động ứng dụng, mở rộngGiáo viên yêu cầu học sinh so sánh kết quả tìm kiếm và thời gian tìm kiếmtrong hai trường hợp (từ khố có dấu nháy kép và từ khố khơng có dấu nháykép). Từ đó dẫn dắt để học sinh biết được rằng việc áp dụng đúng kĩ thuật tìmkiếm sẽ giúp kết quả tìm kiếm sẽ được giới hạn hơn và chính xác hơn.D. Củng cố, ghi nhớGiáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại:- Cách tìm kiếm một nội dung hoặc hình ảnh bất kì trên trang web tìm kiếm.- Cách lưu hình ảnh tìm kiếm được vào thư mục máy tính.24 HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNHCÙNG LUYỆN TỐN VỚI PHẦN MỀM 2+2I.MỤC TIÊUSau khi học xong bài này, học sinh sẽ biết cách rèn luyện kĩ năng thực hiện cácphép tốn số học đơn giản thơng qua các trị chơi.II. CHUẨN BỊ- Các máy tính học sinh được cài đặt phần mềm 2+2;- Đưa biểu tượngra màn hình nền ở từng máy học sinh.III. GỢI Ý DẠY HỌC- Giáo viên giới thiệu phần mềm 2+2, giúp các em hiểu được phần mềm 2+2khơng chỉ giúp các em luyện tốn qua các trò chơi đơn giản mà còn giúp các emlàm quen với tiếng Anh trong tốn học.- Trường hợp phịng học có trang bị máy chiếu thì giáo viên thực hiện thaotác chọn phép tính, chọn các bài tập luyện làm mẫu để học sinh quan sát và làmtheo, trường hợp phịng học khơng được trang bị máy chiếu, giáo viên tổ chức họcsinh theo nhóm/cặp, yêu cầu học sinh đọc hướng dẫn trong sách rồi thực hiện cácthao tác trên máy tính (các u cầu trong trị chơi là tiếng Anh, giáo viên nên giảithích một số yêu cầu để học sinh có thể thực hiện được trị chơi).- Trong mỗi trò chơi, giáo viên nên tổ chức theo nhóm để các nhóm thi đuavới nhau theo hình thức tính điểm, nhóm nào hồn thành mỗi phần chơi nhanhhơn sẽ giành được điểm nhiều hơn và sẽ giành chiến thắng.- Ngồi việc sử dụng chuột để chọn trị chơi, giáo viên cũng có thể hướng dẫnhọc sinh sử dụng một số phím tắt và một số chức năng khác trong trò chơi như sau:25 1. Chuyển đến trang đầu tiên.2. Chuyển đến trang liền trước.3. Chuyển đến trang liền sau.4. Chuyển đến trang cuối cùng.5. Nhấn phím Esc để về trang chủ.6. Hiển thị trang hiện tại.7. Hiển thị tổng số trang.- Ngoài việc chọn số hoặc biểu thức trong trò chơi bằng chuột để điều khiểntrò chơi, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh sử dụng bàn phím để chọn sốhoặc các biểu thức:Sử dụng các phímchữ sốSử dụng các phímkí tự đặc biệtSử dụng các phímđiều khiển26