Gác đờ xen xe đạp là gì

Bánh mì: pain de mie - Thực ra thì trước khi tiếp xúc với tiếng tây [tiếng Pháp], tiếng ta đã có mì rồi. Danh từ mì và các danh ngữ bánh mì, bột mì, lúa mì đã được Pigneaux de Béhaine ghi nhận từ cuối thế kỷ 18 vào công trình viết tay Dictionarium Anamitico Latinum [1772 - 1773].

Gác-ba-ga [yên xe đạp, giữ đồ]: garde bagage - Xin thưa rằng garde bagage[s] là một cách nói mà đôi khi tiếng Pháp cũng dùng để chỉ nơi hoặc dịch vụ giữ gìn hành lý, thường gọi là consigne à/de bagages, dépôt de bagages, mà tiếng Anh là luggage/baggage storage. Trong khi đó, cái gác-ba-ga của tiếng Việt chỉ là một thứ dụng cụ gắn trước hoặc sau xe đạp để chở đồ đạc và tuyệt đối không dính dáng gì đến garde bagage[s] của tiếng Tây. Nó chỉ dính dáng đến mấy tiếng porte-bagages của thứ tiếng này mà thôi. Đây mới chính là cái gác-ba-ga của tiếng Việt. Porte-bagages đã được Việt hóa thành poọc-ba-ga trong nam và poóc-ba-ga ngoài bắc. Nhưng riêng ngoài bắc thì do áp lực của những gác-đờ-bu [garde-boue, là cái chắn bùn], gác-đờ-sên [garde-chaîne, là cái chắn xích, trong nam gọi là cạc-te - carter de chaîne], lại thêm xe ba-gác, nên poóc của poóc-ba-ga mới bị gác của ba từ trên đồng hóa mà cho ra gác-ba-ga, đầu tiên là ở nông thôn.

Ghẻ lở: galeux - Đây là một sự trùng hợp “kỳ diệu” giữa tiếng ta và tiếng Tây chứ hai tiếng ghẻ lở đã có mặt trong tiếng Việt tự ngàn xưa, gần ta nhất trong thư tịch là vào giữa thế kỷ 17, với mục Ghẻ trong Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum của A.de Rhodes [Roma, 1651]. Ghẻ là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [疥], mà âm Hán - Việt hiện hành là giới, có nghĩa là… ghẻ, như chúng tôi từng chứng minh. Còn lở cũng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ [癩], mà âm Hán - Việt hiện hành là lại, có nghĩa là cùi hủi, ghẻ ngứa.

Phê thuốc: fait - Phê là hình thức phiên âm tắt từ effet, có nghĩa là hiệu quả, tác dụng…, chứ chẳng liên quan gì đến danh từ fait, là sự việc, sự kiện...

\n

Ti vi: télévision - Ti vi không liên quan gì đến télévision vì Tây chỉ nói tắt télévision thành télé. Có tác giả còn ghi thêm tiếng Anh television nhưng ti vi cũng chẳng dây mơ rễ má gì với từ này vì đó chỉ là cách đọc tên của hai chữ cái [con chữ] TV mà thôi.

[Rượu] vang: vin - Thực ra, vang vốn là một danh từ tiếng Việt dùng để chỉ một thứ cây có vỏ màu đỏ, dùng để làm chất nhuộm, có tên Hán - Việt là tô mộc [蘇木], tên khoa học là Caesalpinia sappan. Tục ngữ có câu: Đỏ như vang, vàng như nghệ. Rượu vang chẳng qua là rượu có màu đỏ, cũng như rượu trắng là rượu có màu trắng.

Tin liên quan

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Nhiều từ mượn tiếng Pháp trên các loại phương tiện mà người Việt thường dùng

Ngôn ngữ Việt Nam vốn được biết đến với sự đa dạng phong phú về từ vựng lẫn cách dùng từ. Tuy nhiên trong quá trình phát triển ngôn ngữ ngoài những từ thuần Việt chúng ta còn có những từ mượn từ nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Do sự du nhập của văn hoá Châu Âu [dưới thời Pháp thuộc], tiếng Việt vay mượn khá nhiều từ vựng của tiếng Pháp bằng cách phiên âm lại, đặc biệt dùng nhiều cho các vật dụng, món ăn và một vài thuật ngữ chỉ chức danh, nghề nghiệp,...
Riêng về phương tiện như xe đạp, xe máy, ô tô đến nay chúng ta vẫn còn dùng khá nhiều từ vựng có nguồn gốc tiếng Pháp. Bài viết này mình tổng hợp một vài thuật ngữ như vậy.

Các bạn bổ sung thêm giúp mình bên dưới phần bình luận nhá!

Nhat Ha

Quan 7 thi ra Huynh Tan Phát, gan cau Tan Thuận 1, co vai tiem chuyen bán phu tung xe đạp

nmduc

Các dễ nhất là thay nguyên cụm gìò dĩa, chứ mua cho đúng lỗ thì căng à

MDH

Cái chắn bùn thì là cái "dè".
Chắc anh Lọc nói theo kiểu ở ... ngoải?

Ngoài mình hầu như các bộ phận trên xe đạp đều đọc theo kiểu anh Gia_Định Chiếc xe đạp trong ngôn ngữ Việt mượn rất nhiều từ tiếng Pháp. Trước hết, phía trước có guy-đông [thanh tay lái – guidon], dưới chân có pê-đan [bàn đạp – pedale], săm [ruột bánh xe – chambre à air] và phía sau là gạc-ba-ga [để chở hàng hóa – porte-bagages]. Chi tiết các bộ phận trong xe đạp cũng… Tây rặc. Có dây sên [dây xích – chaine], có líp [bộ phận của xe đạp gồm hai vành tròn kim loại lồng vào nhau, chỉ quay tự do được theo một chiều – roue libre], rồi phanh [thắng – frein] ở cả bánh trước lẫn bánh sau. Thêm vào đó còn có các bộ phận bảo vệ như gạc-đờ-bu [thanh chắn bùn – garde-boue] và gạc-đờ-sên [thanh che dây xích – garde-chaine]. Mỗi chiếc xe đạp xưa còn trang bị một ống bơm [pompe] để phòng khi lốp xe xuống hơi. Bên cạnh đó người ta gắn một chiếc đy-na-mô [dynamo – bộ phận phát điện làm sáng đèn để đi vào ban đêm].

Từ in tờ nét.

Reactions: songoi, cuong_ngo and Honda 67

vucamry

Ngoài mình hầu như các bộ phận trên xe đạp đều đọc theo kiểu anh Gia_Định Chiếc xe đạp trong ngôn ngữ Việt mượn rất nhiều từ tiếng Pháp. Trước hết, phía trước có guy-đông [thanh tay lái – guidon], dưới chân có pê-đan [bàn đạp – pedale], săm [ruột bánh xe – chambre à air] và phía sau là gạc-ba-ga [để chở hàng hóa – porte-bagages]. Chi tiết các bộ phận trong xe đạp cũng… Tây rặc. Có dây sên [dây xích – chaine], có líp [bộ phận của xe đạp gồm hai vành tròn kim loại lồng vào nhau, chỉ quay tự do được theo một chiều – roue libre], rồi phanh [thắng – frein] ở cả bánh trước lẫn bánh sau. Thêm vào đó còn có các bộ phận bảo vệ như gạc-đờ-bu [thanh chắn bùn – garde-boue] và gạc-đờ-sên [thanh che dây xích – garde-chaine]. Mỗi chiếc xe đạp xưa còn trang bị một ống bơm [pompe] để phòng khi lốp xe xuống hơi. Bên cạnh đó người ta gắn một chiếc đy-na-mô [dynamo – bộ phận phát điện làm sáng đèn để đi vào ban đêm].

Từ in tờ nét.

Gui đông anh còn thiếu Bô tăng nữa

Video liên quan

Chủ Đề