Gãy ngón chân bao lâu lành

Gãy xương ngón chân bao lâu thì lành, có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người đang mắc phải tai nạn này. Những yếu tố quyết định thời gian lành của việc gãy xương ngón chân có thể là do nhiều yếu tố quyết định. Bài viết này bạn hãy cùng tôi tìm hiểu những nguyên nhân đó là gì để biết được thời gian chính xác mà ngón chân có thể lành hẳn khi bị gãy nhé.

Bó nẹp khi bị gãy cương chân có lâu khỏi

Bó nẹp chính là phương pháp mà sau khi nắn xương cho những ngón chân gãy, người ta sẽ thường phải dùng các nẹp để giúp cố định và bảo vệ các ngón chân trong những thời gian chữa trị. Hoặc đơn giản hơn bạn có thể phải đi một loại số loại giày ép để giúp hỗ trợ các khớp xương lành lặn lại như ý muốn. Nhưng dù sử dụng cách nào đi chăng nữa thì có lẽ bạn có thể vẫn phải dùng những chiếc nạng để đi lại trong những thời gian ngắn trong khoảng 2 tuần. Trong những giai đoạn này, các bác sĩ sẽ khuyến cáo và giúp các bạn hạn chế đi lại. Kết hợp cùng với việc đồng thời bằng cách thực hiện đặt chân lên cao khi bạn nằm nghỉ.

Trong trường hợp các bạn mặc dù bạn nẹp cũng có thể hỗ trợ được các bạn. Song song với việc đệm cho những ngón chân, nhưng thực tế nó không bảo vệ thực sự an toàn cho ngón chân, vì thế do đó bạn cần cẩn thận và đừng để vấp khi đi lại.

Trong suốt một khoảng thời gian dài khi chữa trị, các bạn cần đảm bảo một chế độ ăn giàu những khoáng chất, đặc biệt bạn cần chú ý là can-xi, ma-giê cùng với boron, cũng như đồng thời bổ sung vitamin D để giúp cho xương chắc khỏe.

>> Có thể ban quan tâm khi bị gãy xương sườn số 9

gãy xương ngón chân bao lâu thì lành khi bó bột

Trong trường hợp nếu bạn bị gãy nhiều ngón chân hay các xương khác đối với bàn chân bạn cũng bị thương. Nếu các bác sĩ có thể bó bột bằng thạch cao cho bạn hoặc sợi thủy tinh đối với cả bàn chân. Bạn cũng sẽ có thể được khuyến nghị với việc đi loại giày nẹp thấp, trường hợp nếu các mảnh xương không thể khớp với nhau. Hầu như nhưng xương gãy sẽ lành hẳn nếu chúng có thể được sắp xếp trở lại đúng vị trí song song với việc được bảo vệ khỏi bị chấn thương với các áp lực mạnh.

Sau khi phẫu thuật, và đặc biệt là khi được bó bột với các ngón chân gãy mà bị tình trạng nghiêm trọng có thể sẽ lành trong từ sáu cho đến tám tuần. Trong những trường hợp này  tùy thuộc vào các vị trí cũng như những mức độ chấn thương khác của bạn. Cho nên sau những thời gian dài bó bột, việc bạn có thể phải phục hồi chức năng đối với bàn chân.

Sau một khoảng thời gian một hoặc hai tuần, những bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn chụp lại X-quang để giúp đảm bảo các xương của bạn đã vào đúng vị trí cùng với việc đang lành đúng mức.

Bạn cần đặc biệt chú ý dấu hiệu khi nhiễm trùng. Nếu da bạn tại vị trí bị rách gần ngón chân bị thương, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao ở trong xương hoặc những mô xung quanh. Đối với chỗ nhiễm trùng của bạn nếu sưng to, đỏ hoặc ấm và mềm mỗi khi chạm vào. Đôi khi những vết nhiễm trùng này sẽ chảy mủ và cho thấy những tế bào bạch cầu vẫn đang hoạt động và thường có mùi hôi.

>> Xem thêm hiện tượng gãy xương thuyền cổ tay rất nguy hiểm

Như vậy việc gãy xương ngón chân bao lâu thì lành còn phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân cũng như cơ địa của từng người mà sẽ có thời gian phục hồi khác nhau.

Bác sĩ Michael Huy 12 Tháng Năm, 2021

Cách nay 1 tháng em bị ngã xe máy, đi chụp X-quang thì bị gãy ngón số 3 bàn chân trái [gốc xương ngón chân ấy ạ]. Bác sĩ cho bó bột. Em mới tháo bột 1 tuần trước, hiện giờ đi lại nhẹ nhàng không bị đau chỗ gãy. Tuy nhiên bắp chân vẫn còn hơi đau mỗi khi nhấc chân. Phần bàn chân vẫn bị sưng, tuy không còn đen sì như lúc mới tháo bột và bình thường phần sưng không đau gì. Cho em hỏi có bị sao không ạ?Làm thế nào để giảm sưng ạ? Em xin cảm ơn.

Hiện tượng sưng bàn chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em,Thời gian hồi phục trung bình sau gãy xương ở người trẻ khỏe là 1-2 tháng. Nếu em đã tái khám kiểm tra, bác sĩ thấy can xương mọc an toàn rồi mới cho em tháo bột, em có thể yên tâm, trường hợp em tự ý tháo bột sớm thì nên gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình kiểm tra lại. Cho dù xương đã lành, nhưng vì gãy xương làm xáo trộn hệ thần kinh - mạch máu quanh khu vực đó, lưu thông mạch máu không được tốt như trước đây, mà lại còn bất động trong 1 thời gian dài, ngoài ra, chân còn chịu thêm ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em bắt đầu tập đi lại thì chân sẽ sưng và hơi đau. Tình trạng này là lành tính, có đặc điểm là sưng nhiều khi đi lại nhiều, đứng lâu, sưng tăng dần vào cuối ngày nhưng sẽ giảm khi kê chân cao, khi xoa bóp, ít sưng hơn vào buổi sáng; khác với sưng nề do viêm là sẽ có kèm nóng đỏ đau, không cải thiện nhiều khi kê chân cao và sẽ tiến triển nặng hơn nếu nguyên nhân viêm không được giải quyết. Vì thế, em cần điều chỉnh mức độ đi lại cho hợp lý, đi thấy chân sưng nhiều và đau thì nghỉ, kê chân cao, xoa bóp sẽ bớt, đừng cố gắng đi lên xuống cầu thang nhiều, đa số trường hợp 4-6 tháng sau bệnh mới lành hẳn. Nếu chân vẫn sưng kéo dài, tụ máu bầm bất thường thì em cũng cần tái khạm lại bác sĩ chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình, em nhé.Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Có thể tháo bột sau 2 tuần gãy ngón chân không BS ơi?

>> Xương ngón chân bị lệch sau nẹp, điều trị bằng cách nào?

Trong hầu hết trường hợp gãy xương ngón chân có thể điều trị bằng cách đặt một thanh nẹp trên đó. Nếu xương gãy chọc thủng da [gãy xương hở] thuốc kháng sinh sẽ là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng xương [viêm tủy xương]. Nếu sau khi gãy các mảnh xương không khớp nhau, xương sẽ được đưa trở lại vị trí cũ và nẹp. Gãy xương nặng có thể có tổn thương dây chằng, dây thần kinh hoặc chấn thương mạch máu liên quan.Nếu gãy xương đơn giản điều trị chỉ cần nẹp cố định và sử dụng nạng khi đi lại để không làm ảnh hưởng đến xương.Gãy xương nghiêm trọng hơn hoặc những người bị dị tật của xương hoặc khớp có thể cần phẫu thuật.Thuốc giảm đau OTC có thể sử dụng.

Nếu gãy xương hở, vết thương sẽ cần phải được làm sạch và dùng kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng.


Rất hữu ích

Hữu ích

Bình thường

Đá ngón chân út vào cạnh bàn là một trải nghiệm khó quên với tất cả những ai từng gặp phải nó. Ngoài cơn đau điếng người mà nó gây ra, bạn sẽ phải tự hỏi xem liệu xương ngón chân của mình có gãy hay bị làm sao không.

Lúc này, ai đó có thể bày cho bạn một mẹo nhỏ: Thử động đậy ngón chân xem, nếu nó còn cử động được thì xương vẫn chưa làm sao cả.

Nhưng liệu điều này có đúng hay không? Hãy cùng giải mã 5 ngộ nhận về chuyện gãy xương mà mọi người hay mắc phải:

Hóa ra đây là 5 điều mọi người hay hiểu lầm về xương

Một khi còn động đậy được thì xương chưa có gãy - Sai

Trên thực tế, đôi khi bạn vẫn có thể cử động ngay cả khi xương đã gãy. Cử động không phải là dấu hiệu để nhận biết xương gãy hay không. Thay vào đó, có 3 triệu chứng cơ bản xảy ra khi xương gãy là đau, sưng và biến dạng cơ thể.

Nếu xương bị bẻ một góc 90 độ, nó chọc ra hẳn ngoài da thì gần như chắc chắn là nó đã gãy rồi. Một dấu hiệu khác là bạn nghe thấy một tiếng gãy như "rắc" khi tai nạn xảy ra.

Ngoài ra, để biết chắc xương có gãy hay bị rạn hay không, bạn phải đến bệnh viện để chụp X-quang.

Không đau nhiều chứng tỏ xương chưa gãy - Sai

Rất nhiều người kể lại rằng họ từng bị vấp ngã, nhưng sau đó vẫn tiếp tục trượt tuyết, đi bộ hoặc thậm chí nhảy múa, mà không nhận ra họ đã bị gãy xương. Đa phần những ca gãy xương sẽ khiến bạn đau và cực kỳ đau đớn. Nhưng nếu chỉ bị vỡ một mẩu xương nhỏ, bạn có thể không nhận ra điều đó.

Một khi bạn phát hiện ra xương mình đã bị gãy, quan trọng là bạn phải được sơ cứu bởi người có chuyên môn để đảm bảo xương được đưa về đúng chỗ và được giữ đúng vị trí suốt thời gian chúng lành lại. Điều này giúp vết thương không gây ra nhiễm trùng hoặc biến dạng vĩnh viễn.

Nhưng có một điểm đặc thù liên quan giữa việc bị gãy xương và cảm giác đau, mặc dù đó không phải cơn đau ngay khi xương bạn bị gãy. Một nghiên cứu của Đại học Southampton khảo sát khoảng nửa triệu người trưởng thành chỉ ra những người từng bị gãy tay, chân, cột sống hoặc hông nhiều khả năng phải đối mặt với những cơn đau lan rộng khắp cơ thể trong vài thập kỷ sau đó. May mắn thay, chứng đau này không phổ biến lắm.

Không phải vì bạn không thấy đau mà xương bạn không bị gãy

Chỉ phụ nữ da trắng lớn tuổi mới phải lo bị gãy xương do loãng xương - Sai

Hãy bắt đầu với tuổi tác. Đúng là phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng bị gãy xương hơn phụ nữ trẻ. Những thay đổi nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến loãng xương nhanh tạo điều kiện cho các vết nứt trên xương xuất hiện.

Khi nói đến chủng tộc, ở Hoa Kỳ, số lượng phụ nữ da trắng gãy xương hông cũng nhiều gấp đôi phụ nữ da đen. Một số yếu tố đã được đề xuất để giải thích hiện tượng này. Các nhà khoa học cho rằng phụ nữ da đen có khối lượng xương cao hơn từ thời thơ ấu, và tốc độ tái tạo xương của họ cũng nhanh hơn, giúp bù đắp sự suy giảm mật độ khoáng trong xương khi về già.

Nhưng phải nói rằng, phụ nữ da đen vẫn có thể bị loãng xương, chỉ là tỷ lệ thấp hơn mà thôi. Khoảng 5% phụ nữ da đen trên 50 tuổi bị loãng xương. Mặc dù vậy ở Mỹ, phụ nữ Mỹ gốc Phi ít được quan tâm để sàng lọc loãng xương hơn phụ nữ da trắng, và nếu được chẩn đoán, họ cũng ít có khả năng được điều trị theo quy định.

Nghi gãy ngón chân thôi thì chẳng cần đi bác sĩ - Sai

Một người bị gãy ngón chân út nhưng vẫn phải bó bột

Trở lại với việc bạn đá ngón út vào chân bàn, liệu có phải đi gặp bác sĩ không? Trên thực tế, gãy ngón chân nhiều khi không phải bó bột, nhưng nó vẫn cần phải được kiểm tra y tế.

Các bác sĩ cần tìm ra và khắc phục vấn đề [nếu có] để giúp bạn giảm đau và phòng ngừa những dị tật sau này, thứ có thể khiến bạn không thoải mái khi đi giày hoặc tăng nguy cơ viêm khớp. Nếu ngón chân của bạn bị gãy và gập một góc khác thường, các biện pháp điều trị phức tạp hơn, thậm chí, phẫu thuật là cần thiết.

Nhưng thực tế, hầu hết các ngón chân bị gãy có thể được dán vào các ngón chân ở hai bên và giữ ổn định trong một chiếc giày cứng đặc biệt. Để nó lành lại thường phải mất từ 4-6 tuần. Nếu bị gãy ngón chân cái, trong trường hợp nghiêm trọng bạn cần bó bột đến bắp chân từ 2-3 tuần, sau đó tiếp tục phải dán cố định nó vào ngón chân bên cạnh một thời gian nữa.

Điều thú vị là, ngón chân cái có nguy cơ bị gãy thấp hơn tới một nửa so với các ngón chân còn lại.

Nếu bạn bị gãy xương bàn chân – xương ngay trên các ngón – bạn có thể không cần phải bó bột, và chỉ cần tránh hoạt động. Điều này là do xương bàn chân có xu hướng giữ thẳng nhau, hai xương hai bên chiếc xương gãy hoạt động như một nẹp tự nhiên, bởi vậy mà trong 80% các trường hợp gãy xương bàn chân, chúng vẫn ở đúng vị trí.

Gãy xương bàn chân nhiều khi không cần bó bột

Nhưng nếu xương bị nứt hở, hoặc chúng không ở vào đúng vị trí, bạn có thể cần phải được điều trị. Và điều này thường xảy ra ở xương bên dưới ngón chân cái bởi vì nó không có sự hỗ trợ của các xương bên cạnh. Tương tự như vậy, gãy xương bên dưới ngón chân út đôi khi nghiêm trọng đến mức phải phẫu thuật hoặc bó bột.

Trong trường hợp nhẹ hơn, bác sĩ sẽ nẹp êm ngón chân gãy cho bạn. Nhưng bạn vẫn phải hạn chế sử dụng chúng, có thể là phải chống nạng trong 1-2 tuần.

Sau khi xương gãy lành, nó sẽ khỏe hơn - Sai

Điều này nghe có vẻ quá tốt để trở thành sự thật. Nhưng trên thực tế, đúng là xương mới lành sẽ cứng hơn trong vòng vài tuần.

Điều này là vì trong quá trình hồi phục, cơ thể tạo ra một lớp bảo vệ xung quanh xương gãy. Nhưng lớp bảo vệ này sẽ tự động biến mất sau đó. Khi tế bào xương được thay mới trong chu kỳ của cơ thể, tất cả xương của bạn dù là chỗ gãy hay chỗ lành cũng có độ cứng và khỏe tương đương nhau.

Tham khảo BBC

Video liên quan

Chủ Đề