Gia đình văn hóa của tỉnh đồng tháp năm 2024

ĐTO - Chiều ngày 19/1, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tổ chức hội nghị trực tuyến với 12 điểm cầu của UBND các huyện, thành phố để sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác phòng, chống bạo lực gia đình [PCBLGĐ] tỉnh Đồng Tháp năm 2023. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn - Trưởng Ban chỉ đạo Phong trào tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng Ban chỉ đạo Phong trào tỉnh phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Minh Tuấn yêu cầu, để phát huy kết quả đạt được qua Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác PCBLGĐ, trong năm 2024, các địa phương, đơn vị cần xem công tác xây dựng gia đình phát triển tốt đẹp, bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, duy trì thực hiện tốt nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời ghi nhận và tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, giao Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cập nhật, bổ sung hoàn thiện phương hướng thực hiện nhiệm vụ thời gian tới.

Năm 2023, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các ngành thành viên, đặc biệt là sự đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân. Công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Phong trào được triển khai với nhiều hình thức đa dạng, thông qua hệ thống thông tin đại chúng, thiết chế văn hóa; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy tốt hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.

Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tổ chức sơ kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Thông qua phong trào, nhiều mô hình mới, cách làm hay, điển hình tiên tiến được triển khai nhân rộng, góp phần giải quyết việc làm, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội. Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân. Mô hình Câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững” tiếp tục được duy trì và phát triển, số vụ bạo lực gia đình được kéo giảm góp phần quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa, nhất là ở vùng nông thôn, biên giới của tỉnh.

Trong năm, công tác gia đình, PCBLGĐ tiếp tục đạt những kết quả đáng khích lệ; hoạt động tuyên truyền, phổ biến được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng xã hội. Nội dung về PCBLGĐ đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân, gắn bó mật thiết với đời sống xã hội nên nhận được sự đồng tình, hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân. Mô hình PCBLGĐ, Câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững” phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống gia đình; hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đại biểu tham dự hội nghị phát biểu tham luận

Tại hội nghị, các địa phương, đơn vị, sở, ngành tỉnh trình bày các tham luận về những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện Phong trào và công tác PCBLGĐ. Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã triển khai các văn bản mới ban hành của Trung ương như: Luật PCBLGĐ, Nghị định số 86 ngày 7/12/2023 của Chính phủ quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”.

Xác định xây dựng gia đình văn hóa [GĐVH] có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã chủ trương đưa nội dung công tác gia đình trở thành những tiêu chí cụ thể trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa.

[Ảnh minh họa/Nguồn: Báo Đồng Tháp]

Các địa phương đã xây dựng và nhân rộng các mô hình về gia đình phù hợp với địa bàn, đối tượng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, của các hộ gia đình ổn định và từng bước phát triển. Từ năm 2000 - 2016, số lượng GĐVH ngày càng tăng, chất lượng từng bước được nâng lên, tỷ lệ GĐVH bình quân đạt 65,57%/năm. Các địa phương trong tỉnh đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình về gia đình phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

Từ năm 2017, danh hiệu Gia đình văn hóa được thực hiện lồng ghép với Gia đình học tập nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và giảm phiền hà cho người dân trong quá trình bình xét, hội họp.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, việc xét và công nhận danh hiệu gia đình văn hóa tại một số địa phương còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hàng năm, tỷ lệ GĐVH đạt khá cao nhưng chưa phản ánh đúng tình hình thực tế đời sống xã hội, vẫn còn biểu hiện chạy theo thành tích, trong quá trình bình xét GĐVH còn mang tính hình thức, thiếu tính đấu tranh, góp ý phê bình, còn tình trạng nể nang, ngại đụng chạm, thiếu tính dân chủ, thiếu ý kiến đóng góp của người dân.

Với thực trạng đó, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét và công nhận danh hiệu GĐVH trong năm 2019 như: Tiếp tục rà soát, sửa đổi các nội dung, tiêu chí đánh giá và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa nông thôn mới”, “Khóm văn minh đô thị” theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP; nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý Phong trào của các cấp uỷ Đảng, chính quyền; đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về Phong trào trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân về vai trò, ý nghĩa của các danh hiệu văn hóa, tác động của Phong trào trong xây dựng đời sống văn hóa; triển khai Quyết định số 30/2018/QĐ-UBND ngày 5/11/2018 của UBND Tỉnh ban hành Quy định xây dựng và thực hiện Quy ước khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và triển khai thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình tại một số địa phương vào đầu năm 2019; xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Phong trào hàng năm,…

Chủ Đề