Giá trị hiện thực của truyện Lục Vân Tiên

Tái hiện hình tượng cụ Đồ Chiểu.

Truyện thơ Lục Vân Tiên

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, một trong những tác phẩm ưu tú của nền văn học Việt Nam có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa dân gian các tỉnh phía Nam là truyện thơ Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đây là tác phẩm được cụ viết trước khi Pháp xâm lược đất nước, nhằm tuyên truyền đạo lý “Trai thì trung hiếu làm đầu/ Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình”. Tác phẩm có 2.075 câu thơ với hình thức truyện kể văn vần [hay còn gọi là truyện thơ] cùng nhiều hình tượng nghệ thuật đẹp trong văn chương đã được nhân dân tiếp nhận và tin theo đạo lý chính nghĩa ấy.

Nhân vật nam chính của tác phẩm là Lục Vân Tiên là người hiếu thảo hết mực, nêu cao lý tưởng, sẵn sàng quên lợi ích riêng tư, dũng cảm đánh cướp Phong Lai cứu dân, đánh giặc Ô Qua cứu nước, in một phần bóng dáng nhà thơ Đồ Chiểu thời trai trẻ. Nhân vật nữ chính Kiều Nguyệt Nga là cô gái thủy chung son sắt với Lục Vân Tiên theo quan điểm lấy chữ nghĩa làm gốc. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, tác phẩm đã được sự thử thách của thời gian, có sức sống rất lớn trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là người dân Nam Bộ.

Cụ Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa dân gian từ cách cảm, cách nghĩ đến lời ăn tiếng nói của người dân lao động nên khi chuyển tải vào tác phẩm Lục Vân Tiên, tác phẩm đã trở nên gần gũi với dân gian và sớm được nhân dân khai thác như nguồn chất liệu cho dân ca. Nhiều chi tiết, hình tượng của tác phẩm không chỉ đi vào đời sống dân gian [được ví von nghĩa hiệp như Lục Vân Tiên; xinh đẹp, thủy chung như Kiều Nguyệt Nga; dốt như Bùi Kiệm, Trịnh Hâm...] mà tác phẩm còn là nguồn sáng tạo nghệ thuật của một số loại hình nghệ thuật khác. Phổ biến hình thức diễn xướng ở khu vực miền Bắc là ngâm Kiều, còn trong miền Nam là kể Vân Tiên hay nói thơ Vân Tiên.

Giới thiệu thơ Lục Vân Tiên

Đó là lưu giữ, bảo quản các tư liệu về tác giả, tác phẩm [do Thư viện Nguyễn Đình Chiểu và Ban Quản lý di tích Nguyễn Đình Chiểu phụ trách], tổ chức các hoạt động văn hóa như: hội thi hóa trang Lục Vân Tiên - Kiều Nguyệt Nga kết hợp nói thơ Vân Tiên, diễn kịch… Nói thơ Vân Tiên là một hình thức diễn xướng dân gian có từ khi tác phẩm ra đời và được nhân dân và ngành chuyên môn bảo tồn, lưu giữ đến ngày nay. Thế nhưng, hình thức này đã dần bị mai một bởi sự chi phối của nhiều hình thức hiện đại hơn trong đời sống mới.

Vì vậy, năm nay, trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre 1-7, ngoài các chương trình như thông lệ còn có hoạt động khảo sát điền dã nói thơ Vân Tiên tại huyện Ba Tri. Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh Nguyễn Hoài Anh cho biết: Đây là hoạt động khảo sát, tìm kiếm, gặp gỡ, trao đổi với những vị cao niên có am hiểu và biết cách thức nói thơ Vân Tiên. Hiện số lượng những vị này còn khá ít, hầu hết đều cao tuổi, từ 60 đến 90 tuổi. Có thể kể đến như: bà Nguyễn Ngọc Du - ấp An Quới, xã An Bình Tây, ông Châu Văn Nhà - ấp Phước Quới, xã Phước Tuy, ông Phạm Minh Diễn - ấp Phước Thạnh, xã Phước Tuy, ông Nguyễn Hữu Thoại - ấp Tân Bình, xã Tân Thủy, ông Võ Văn Hạnh - ấp An Bình, xã An Thủy, ông Lê Quang Lượng - ấp Tân Quý, xã Tân Mỹ [Ba Tri]... Đoàn khảo sát gồm các nhà nghiên cứu và những người làm công tác quản lý văn hóa của tỉnh, huyện Ba Tri. Qua cuộc khảo sát nhằm có cơ sở dữ liệu thực hiện bảo tồn và phát huy nghệ thuật nói thơ Vân Tiên.

Ông Lê Quang Lượng [60 tuổi] - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thơ Ba Tri chia sẻ, trong sinh hoạt câu lạc bộ cũng có lồng ghép đề cập đến các bài thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu. “Hiện nay, số người biết diễn ngâm thơ Vân Tiên theo đúng bài bản không nhiều, chủ yếu chỉ đọc suông qua. Để bảo tồn hình thức này cần phải có các giải pháp thích hợp. Trong đó, cần chú ý phải thuộc và diễn ngâm đúng các câu thơ trong tác phẩm”, ông Lượng nói.

Có thể nói, đi qua bao thập kỷ, tác phẩm thơ Lục Vân Tiên vẫn được nhiều thế hệ nhắc đến, không chỉ vì giá trị nghệ thuật thơ văn mà còn là giá trị về đạo nghĩa làm người. Những chuẩn mực về đạo đức như: lòng yêu nước, thủy chung, hiếu nghĩa... có giá trị vững bền đến ngày sau.

Bài, ảnh: Ánh Nguyệt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM----TÍNH CHẤT HIỆN THỰC TRONG THƠ VĂNYÊU NƯỚC NGUYỄN ĐÌNH CHIỂUTp.HCM, ngày 31 tháng 10 năm 2016Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuMỤC LỤCMỞ ĐẦU2Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuNhắc đến văn học Việt Nam nửa cuối TK XIX cũng là nhắc đến thời kỳ lịch sử đầytăm tối, đau thương nhưng cũng chói ngời khí phách của dân tộc. Gót giày Tây có thểdẫm nát từng tất đất quê hương, súng đạn Tây có thể găm nát thân thể những ngườinghĩa quân yêu nước nhưng không gì có thể huỷ diệt được lòng yêu nước sục sôi củahàng vạn trái tim yêu nước. Hiện thực kháng chiến đầy bi tráng ấy chính là nguồn chấtliệu phong phú cho văn học yêu nước cuối thế kỷ XIX. Nguyễn Đình Chiểu là một trongnhững nhà văn đã thành công khi đưa tính chất hiện thực vào những dòng thơ văn yêunước của mình.3Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuI.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNGI.1. Bối cảnh lịch sử xã hộiNguyễn Đình Chiểu sống vào thời đất nước lâm vào cảnh suy vong, chế độ phong kiếnlúc này chỉ như ngọn đèn trước gió. Sưu cao thuế nặng kèm với hạn hán, lụt lội và dịch bệnhđã giết chết hàng vạn người. Không những thế, nhà Nguyễn còn đặt ra chế độ bắt thợ, bắt dânđi phu để xây thành, đắp đồn, xây lăng tẩm cho vua chúa, làm hao người tốn của không sao kểxiết:“Vạn niên là vạn niên nàoThành xây xương lính, hào đào máu dân.”Trong khi đó, tình trạng vỡ đê ở các nơi diễn ra liên tục, đê Văn Giang ở Hưng Yên bịvỡ suốt 18 năm liền. Đời sống nhân dân đã khổ lại càng chồng thêm khổ, hàng vạn người phảidắt díu nhau đi ăn mày khắp nơi.Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn ươnghèn, bạc nhược không dám đứng lên chống giặc mà chỉ chống đỡ qua loa rồi cắt đất xin hàng,quay lại làm tay sai cho giặc và đàn áp nhân dân. Đến năm 1884, cả nước rơi trọn vào tay thựcdân Pháp.Trước hoàn cảnh đất nước đang bị giày xéo bởi dấu chân của bọn thực dân, hàng loạt cáccuộc khởi nghĩa nổ ra chống lại triều đình, tay sai và bọn thực dân diễn ra trên khắp cả nước:cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Phan Thanh Giản, Lam Duy Hiệp đến Nguyễn Hữu Huân,Nguyễn Trung Trực, Phan Tòng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám,Lê Văn Khôi,… nhưng tất cả đều bị đàn áp.Những biến động của đất nước, sự suy tàn, bất lực của giai cấp thống trị, cảnh lầm than củanhân dân, sự anh dũng của những người nghĩa sĩ đứng lên chống tay sai và ngoại xâm chính lànguồn chất liệu vô cùng phong phú để Nguyễn Đình Chiểu tạo nên những áng văn bất hủ củamình.I.2. Tác giả Nguyễn Đình ChiểuI.2.1. Cuộc đời và văn nghiệpNguyễn Đình Chiểu [1822-1888], tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh ngày 17-1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Thân sinh nhà thơ là Nguyễn4Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuĐình Huy, người xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên là Thơ lại Văn hàn ty củaTổng trấn Lê Văn Duyệt. Mẹ là Trương Thị Thiệt, người Gia Định.Sinh ra trong thời cuộc đen tối của đất nước, Nguyễn Đình Chiểu đã chứng kiến hếtnhững lầm than, đau khổ của nhân dân cũng như sự bạc nhược của giai cấp thống trị . Cuộc nổidậy của Lê Văn Khôi tại Gia Định đã gây ra những bão táp kinh hoàng ảnh hưởng trực tiếpđến gia đình Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Đình Huy bỏ trốn ra Huế, bị cách chức, sau đó trởvào Nam đón Nguyễn Đình Chiểu, đem gửi cho một người bạn để ăn học. Cuộc sống 8 năm ởHuế đã giúp ông nhận rõ hơn sự thối nát và phức tạp của triều đình, đồng thời có điều kiện đểtiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc ở đất kinh đô.Năm 1843, ông thi đỗ tú tài ở Trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi, ông trở ra Huế họctập, chờ khoa thi năm Kỷ Dậu [1849], nhưng chưa kịp thi thì có tin mẹ mất. Trên đường trở vềquê chịu tang mẹ, vì quá lo buồn, khóc thương, ông lâm bệnh và mù cả hai mắt. Về đến GiaĐịnh, sau khi mãn tang mẹ, ông tổ chức dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và sáng tác thơ văn.Nhờ sống gắn bó với nhân dân, ông có điều kiện hiểu đồng bào của mình sâu sắc hơn. Chínhtrong thời gian này, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác truyện thơ đầu tiên Lục Vân Tiên.Khi ba tỉnh miền Đông rơi vào tay quân Pháp, không chịu sống trong vùng chiếm đóngcủa giặc, Nguyễn Đình Chiểu cùng gia đình xuôi thuyền về làng An Đức, tổng Bảo An, tỉnhVĩnh Long, nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Tại đây, ông tiếp tục dạy học trò, bốc thuốcchữa bệnh cho dân, đồng thời vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với những sĩ phu yêu nước nhưPhan Văn Trị, Nguyễn Thông và lực lượng kháng chiến.Cụ đồ Chiểu đã sống trọn đời mình trong những biến cố thăng trầm của đất nước, ôngcó dịp chứng kiến những đổi thay của nước nhà, chính vì thế, ông hiểu rõ được quy luật thịnhsuy của vũ trụ, hiểu thế nào gọi là luật nhân- quả. Bản thân ông cũng đã nếm trải không biếtbao nhiêu gian khổ, ông có điều kiện tiếp xúc với đủ mọi tầng lớp trong xã hội… chính vì lẽđó, mà văn chương của ông như những thước phim quay cận cảnh hiện thực cuộc sống củanhững triều đại mà ông đã đi qua.Những sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu có thể chia ra làm hai giai đoạn:trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược. Giai đoạn trước khi Pháp xâm lược chủ yếu có tácphẩm Lục Vân Tiên. Giai đoạn sau gồm hai truyện thơ là Dương Từ - Hà Mậu và Ngư tiều y5Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểuthuật vấn đáp cùng với những bài văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Ðịnh,Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh, Điếu Phan Tòng và những bài thơ đường luật. Hầu hết sángtác của Nguyễn Đình Chiểu đều được “viết bằng tiếng Việt”.I.2.3. Quan niệm văn chương của Nguyễn Đình ChiểuNguyễn Đình Chiểu là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùngvăn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Nói khác hơn, ông làmthơ là để "chở đạo, sửa đời và dạy người" . Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chêcông bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân, yêu nước của ông.Nguyễn Đình Chiểu tiếp nối quan điểm văn chương của các nhà Nho thời trước, đó làquan niệm “Văn dĩ tải đạo”:“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳmĐâm mấy thằng gian bút chẳng tà”Theo cụ đồ Chiểu, văn chương chính là để chở đạo, làm vũ khí chống lại ác tà. Khikhông trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu ngoài mặt trận, thì vũ khí duy nhất có thể chiến đấu vớigiặc chính là ngòi bút của mình, đó chính là vũ khí lợi hại nhất mà tác giả Nguyễn Đình Chiểucó thể dùng phụng sự cho nước nhà. Quan niệm ấy được thể hiện thống nhất trong toàn bộ sựnghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu ở cả hai thời kì sáng tác: trước và sau khi thực dânPháp đánh chiếm Nam Bộ mà tập trung nhất là ở hai tác phẩm nổi tiếng là Lục Vân Tiên vàVăn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.Nguyễn Đình Chiểu còn cho rằng văn chương chính là cái đẹp, đó là cái đẹp mang tínhthống nhất giữa hình thức và bản chất:“Văn chương ai chẳng muốn nghePhun châu nhả ngọc, báu khoe tinh thần”Chất liệu có thể làm nên vẻ đẹp cho văn chương chính là “đạo”, có thể hiểu đó là đạo đức,đạo lý con người trong xã hội. Bên cạnh đó, để văn chương có được một vẻ đẹp hài hòa nhưthế thì trước nhất người làm chương phải có thật sự có tài, và phải có sự khổ luyện tu học thìmới có thể tạo nên những kiệt tác văn chương.I.3. Khái quát về Thơ văn yêu nước giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX6Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuI.3.1. Tình hình chungGiai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, nước ta vừa phải đối phó với bọn thực dân Pháp xâmlược, vừa chống chọi với triều đình phong kiến mục nát và bọn tay sai, cho nên những sáng tácvăn chương trong giai đoạn này đều tập trung phản ánh tinh thần yêu nước chống áp bức,chống ngoại xâm.Văn thơ yêu nước đề cập tới vấn đề chính trị và nhân sinh quan. Văn học giai đoạn nàygắn hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt, có nhiều biến cố trọng đại nên văn học phải phản ánhnhững vấn đề trung tâm nóng hổi của thời đại. Phạm Văn Nghị trên đường hành quân vào ÐàNẵng đã làm bài Trà sơn quân thứ nói lên lòng căm thù giặc của mình:“Người ra trận với tinh thần:Mắt căm quân giặc phạm Trà Sơn,Nay tới Trà Sơn giặc đã tan.Muốn tiến, quân đang đầy phẫn khích,Cho về, vua những ngại gian nan.Tiến lui, đều bởi điều thiên định,Hay dở chi nề tiếng thế gian.“Tùng bách tuế hàn”, lời văn đó,Tấc son đâu nỡ để tro tàn””[Phạm Văn Nghị, Trà Sơn quân thứ, Nguyễn Văn Huyền dịch]Hình tượng người trí thức yêu nước, kiên cường chống giặc ngoại xâm còn được ngờisáng lên trong những trang văn của nhiều tác giả khác, như Nguyễn Hữu Huân đã viết một bàithơ thể hiện ý chí hiêng ngang, bất khuất của mình:“Muôn việc cho hay ở số trời,Cái thân chìm nổi biết là nơi.Mấy hồi tên đạn ra tay thử,Ngàn dặm non sông dạo gót chơi.7Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuChén rượu Tân-đình nào luận tiệc,Câu thơ cố quốc chẳng ra lời.Cương thường bởi biết mang nên nặng,Hễ đứng làm trai chuốc nợ đời.”Hay như Nguyễn Quang Bích trong Thư trả lời quân Pháp, tác giả đã thẳng thắn nêu rõtội của bọn thực dân Pháp và quyết tâm chiến đấu với bọn chúng cho đến cùng:“Hiệp thốngBắc Kì quân vụ đại thần Thuần trung tướng Nguyễn, xin ngỏ lời cho vị đại thần Pháp quốc ởBắc Kì rõ: Các ông cho chúng tôi kết đảng làm càn, tội đáng nghiêm trị, đáng phải diệt trừ vàkhuyên hãy ra đầu thú”Còn như Phan Bội Châu, ông không chỉ bộc lộ tấm lòng yêu nước, mà còn nêu lên mộttinh thần sẵn sàng chống giặc cứu nước. Ngay cả thời kỳ bị giam lỏng ở Huế, sống trong hoàncảnh nguy hiểm, luôn bị uy hiếp, đe dọa, thơ văn ông vẫn còn hừng hực khí thế :"Ðúc gan sắt để dời non lấp bểXối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ"[Bài ca chúc tết thanh niên]Tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng có những trang văn sục sôi lòng căm thù giặc:“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn racắn cổ…”Văn học đề cập đến vấn đề chống Pháp và thỏa hiệp đầu hàng. Đối mặt với bọn thựcdân ngông cuồng, bỉ ổi, chính quyền nước ta không ra tay chống giặc, không dùng được sức8Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểudân, chúng đã thỏa hiệp đầu hàng với Pháp, chính vì thế, những nhà trí thức yêu nước đã dùngngòi bút của mình vạch trần bộ mặt hèn nhát của triều đình:“Việc nước không lo, lo chuộc ruộngBinh hèn chẳng biết, biết ngâm thơNếu noi gương Minh Trị, NhậtLạc Hồng đâu đến nỗi bơ vơ.”[Bài vè Thất thủ kinh đô]Trong giai đoạn này, tinh thần chiến đấu bất khuất của nhân dân đã làm cảm hứng chocác tác giả. Nhân dân có vai trò quyết định trong các cuộc kháng chiến:“Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiềnTheo bụng dân phải chịu tướng quân thù, gánh vác một vai khổn ngoại”[Văn tế Trương Công Định]Văn học phản ánh tình cảnh tan tóc, đau thương của đất nước. Sống một cuộc sống giữabầu trời súng đạn, con người phải chịu đựng biết bao khổ sở, dân đã nghèo lại càng lầm thanhơn, hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu đã có thể phát họa lên tình cảnh đáng thương ấy:“Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạyMất ổ bầy chim dáo dác bay”[Chạy giặc]Tóm lại, văn học giai đoạn này đã bám sát cuộc sống, cuộc đấu tranh của nhân dân tachống Pháp, đã ghi lại một cách sinh động trung thành một giai đoạn lịch sử đau thương màhùng tráng của dân tộc, ghi lại cuộc chiến đấu bền bỉ của dân tộc ta. Nguyễn Đình Chiểu cũngxuôi theo dòng chảy đó mà xây dựng nên những tác phẩm văn chương vô cùng đặc sắc.I.3.2. Tính hiện thực trong thơ văn yêu nước nửa cuối TK XIXI.3.2.1. Khái niệmTheo từ điển thuật ngữ Văn học, tính hiện thực được định nghĩa “là một hình thái ýthức xãi hội, tất cả các yếu tố, các chỉnh thể văn học, từ nội dung đến hình thức, từ trào lưuvăn học đến phương pháp sáng tác, loại thể văn học, … đều bắt nguồn sâu xa từ hiện thựckhách quan, từ đời sống xã hội.”. “Tính hiện thực còn được các nhà nghiên cứu sử dụng với ý9Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểunghĩa hẹp hơn, nó chỉ mối tương quan phù hợp như thật giữa phản ánh của văn học với cáihiện thực đời sống được miêu tả.” [351]Như vậy, từ hiện thực khách quan, những gì đang diễn ra trong cuộc sống, xảy ra trướcmắt tác giả, thì tác giả lấy đó làm chất liệu để phản ánh vào trong tác phẩm của mình. Hiệnthực trong văn học không phải là bức ảnh chụp lại chi tiết, cụ thể, hoàn toàn giống với hiệnthực khách quan, mà hiện thực trong tác phẩm văn học được phản ánh qua lăng kính thẫm mỹcủa các tác giả. Văn học phản ánh hiện thực trong những ý nghĩa do thực tế đời sống gợi ra.I.3.2.2. Những biểu hiện của tính hiện thực trong thơ văn yêu nước nửa cuốiTK XIXTrong giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX, thơ văn yêu nước trở thành một khuynhhướng chủ đạo, mỗi tác giả đều có những cách thể hiện lòng yêu nước của mình qua các tácphẩm của họ. Bên cạnh Nguyễn Đình Chiểu, có một số tác giả tiêu biểu cùng thời với ôngcũng có những biểu hiện cho tinh thần yêu nước của họ mà chúng ta phải chú ý như là NguyễnKhuyến, Trần Tế Xương…Nguyễn Khuyến hay dùng lối nói ví von như một mũi gươm chọc thẳng vào bọn quan lạitriều đình, chúng là nguyên nhân gây ra biết bao nỗi oán than cho nhân dân, làm cho đất nướccàng đi vào bế tắc, thể hiện sự đau xót cho cảnh nước mất nhà tan:“Năm Canh máu chảy đêm hè vắngSáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ”[Cuốc kêu cảm hứng]Ông còn có một thái độ phản khán mạnh mẽ, trực tiếp với bọn thống trị, ông không ngần ngạiphơi bày bản chất hèn hạ của chúng:“Ai rằng ông dại với ông điênÔng dại sao ông biết lấy tiền”[Tặng ông đốc học Hà Nam]Bên cạnh Nguyễn Khuyến lại có một ông thích ngạo đời như Tú Xương cũng đã bày tỏbiết bao nỗi lòng của mình trước cảnh mục ruỗng của đất nước, đó cũng là một thái độ, mộttinh thần yêu nước đáng trân quý. Với Tú Xương thì ông chửi thẳng, chửi độc, không dè dặt sợai với lối văn trào phúng của mình:10Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu“Tri phủ Xuân Trường được mấy niênNhờ trời hạt ấy cũng bình yênChữ y, chữ chiểu không phê đếnÔng chỉ quen phê một chữ tiền”[Đùa ông Phủ]Trần Tế Xương luôn mang trong mình một nỗi u hoài kín đáo trước thời cuộc và vận mệnhđất nước, sư trăn trở đó thường triền miên và day dứt:“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”[ Vịnh khoa thi Hương năm Ðinh dậu]Có thể thấy, mỗi tác giả đều có những hình thức văn chương khác nhau để bộc lộ tình cảmcủa bản thân, cụ thể là lòng yêu nước, có khi thì mạnh mẽ, sôi nổi, quyết liệt, có khi lại nhẹnhàng, kín đáo nhưng đầy chua xót. Nhưng tụ chung, đó đều là những tình cảm, thái độ tốt đẹpvà chân thật mà các tác giả muốn cống hiến cho nước nhà, không thể dùng gươm, giáo thì họdùng bút, giấy như là một vũ khí chiến đấu.I. Tính hiện thực trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu nhìn từ bìnhdiện nội dungII.1.Tình cảnh lầm than của nhân dânTầng lớp nhân dân là tầng lớp gánh chịu nhiều mất mát nhất, họ sống một cuộc sống khổcực vì địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề, nạndịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi. Tình cảnh điêu đứng của nhân dân được NguyễnĐình Chiểu đưa vào thơ văn thấm đẫm những giọt nước mắt khóc than của tác giả.Cảnh yên bình, cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân trở nên hỗn loạn trong bàiChạy giặc:“Tan chợ vừa nghe tiếng súng TâyMột bàn cờ thế phút sa tay!”Trong phút chốc, cảnh chợ quê êm đềm đã trở nên ầm ĩ, náo loạn. Bên cạnh đó là nhữnghình ảnh gợi lên biết bao xót xa, tang tóc, đau thương:11Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,Mất ổ đàn chim dáo dác bay”Cái “phút sa tay” của “bàn cờ thế” thực cay nghiệt, những người dân nhỏ bé phải lâmvào cảnh tan đàn xẻ nghé. Đọc đến đến ta khỏi xót xa cho tình cảnh của những đứa trẻ ngâythơ vô tội, chúng đã phải hớt ha hớt hải, bước chân loạng choạng để tìm cách cứu lấy sinhmạng của chính mình. Cũng như những cánh chim mỏng manh yếu ớt đang đập hoảng loạngiữa bầu trời khói lửa. Không cần dùng những hình ảnh quá ước lệ, không cần những lối nóisâu xa, chỉ với hai cảnh tượng lũ trẻ không nhà và đàn chim mất ổ đã lột tả hết được sự lầmthan của nhân dân khi bị đẩy vào cuộc chiến tranh tàn bạo không hồi kết.Trong cuộc chiến tranh không cân sức với kẻ thù, không biết bao nhiêu người chiến sĩđã ngã xuống trên chiến trường, gây ra tình cảnh mất mát, đau thương:“Gần Côn Lôn, xa Đại Hải, máu thây trôi nổi ai nhìn,Hàng cai đội bậc quản cơ, xương thịt rã rời ai cất?”[Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh]Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã lấy đi không biết bao nhiêu sinh mạng con người, nhândân ta phải chứng kiến sự hy sinh của những người chiến sĩ ngoài mặt trận. Những con ngườitrên chiến trường thay nhau ngã xuống, thây chất đầy, máu chảy thành sông, xương cốt khôngmột người nhặt nhạnh chôn cất.Sự tang tóc của nhân dân không chỉ được thể hiện qua những con người đã hy sinhngoài chiến trường, mà còn qua những con người ở lại phải chứng kiến cảnh người thân họ rađi mãi mãi. Trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, có thể thấy rõ là chiến tranh gây ra nhữngnỗi mất mát, đau thương không kể xiết:“Đau đớn bấy, mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều;Não nùng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”.“Đây không còn là văn mà là lệ”. Còn gì đau đớn hơn bằng người mẹ tuổi già sức yếuchỉ mong có được một gia đình sung túc yên bình, mà giờ đây phải chứng kiến cảnh nhữngđứa con, đứa cháu máu mủ ruột rà của mình phải hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ, còn gì xót xahơn khi những người phụ nữ mất đi nơi nương tựa của cả cuộc đời mình, để giờ đây họ phảihoang mang, ngơ ngác. Đến đây, ta có thể nghe văng vẳng những tiếng khóc kêu của những12Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểungười mẹ, những người vợ cho những chàng thanh niên đã hy sinh vô nghĩa trên chiến. trường,đó là những tiếng khóc, tiếng kêu như xé ruột xé gan người đọc.Những người phụ nữ thì luôn chịu những oan ức, ngang trái. Như nàng Kiều NguyệtNga bị tên Thái sư hãm hại, bắt nàng đem cống Hồ, nàng bị dồn ép đến đường cùng, để bảo vệdanh tiết của mình nàng không còn cách nào khác phải trầm mình tự vẫn:“Trên trời lặng lẽ như tờNguyệt Nga nhớ nỗi tóc tơ chẳng trònThan rằng: “Nước nọ kìa nonCảnh trời thấy đó người còn về đâu?”Quân hầu đều ngủ đã lâuLén ra mở bức rèm châu một mình“Vắng người có bóng trăng thanhTrăm năm xin gửi chút tình lại đây.Vân Tiên anh hỡi có hayThiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng!”Than rồi bức tượng vai mangNhắm chừng nước chảy vội vàng nhảy ngay.”[Lục Vân Tiên]Không thể nào mua chuộc, ép buộc Kiều Nguyệt Nga lấy con trai mình, quan thái sư đãtrả thù một cách xảo quyệt, hèn hạ. Kiều Nguyệt Nga trở thành vật hi sinh, nàng trở thànhcống phẩm dâng chúa Ô Qua để giặc lui binh. Nếu như Nguyễn Du dùng hai câu tả cảnh vậtgiờ khắc quyết định tự tử của Kiều trên sông Tiền Đường: “Cửa bồng vội mở rèm châu- Trờicao sông rộng một màu bao la” thì ở đây, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã viết cái phút đớn đauấy của Kiều Nguyệt Nga bằng những vần thơ ứa lệ:“Quân hầu đều đã ngủ lâu,Lén ra mở bức rèm châu một mình.”Đoạn thơ cho ta thấy sự bức bách của nàng Nguyệt Nga nói riêng, cũng như của phụ nữnói chung, họ bị xem như một món hàng, mua đi bán lại, không thể dùng được thì đem chongười khác, chỉ là phận liễu yếu đào tơ, họ không thề đứng lên chống trả, họ chỉ còn cách dùng13Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểumạng sống của mình để đánh đổi như một cách thể hiện sự vùng vẫy của mình. Đến đây, ta lạicàng thêm xót xa cho những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Bên cạnh đó, ta còn thấyđược lòng trung trinh tiết liệt, giữ trọn đạo nghĩa của nàng Kiều Nguyệt Nga, và đó cũng là vẻđẹp của người phụ nữ Việt Nam mà Nguyễn Đình Chiểu đã dụng công tô vẽ.Những giá trị văn hoá - tôn giáo truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng dần mất đi. Trướcthực tại nước mất nhà tan, người dân trở nên bàng hoàng, họ như chênh vênh ở bờ vực thẳm,không biết bám víu vào đâu, đã vậy, họ còn bị bọn giặc đánh vào tâm lý, chạm đến vấn đề tâmlinh, làm cho đất nước thêm tang tóc:“Bao nhiêu theo đạo Tây phươngPhước lành chưa thấy, tai ương tới mìnhTrên thời nghiêng nước nghiêng thànhDưới thời nhà cửa tan tành xiết baoPhật linh mấy cứu ai nào?”[Dương Từ Hà Mậu]Phật giáo không còn giữ được truyền thống đạo đức tốt đẹp “Trong và thật sáng hai bờsuy tưởng/ Rất hiêng ngang mà nhân ái chan hòa” như ngày trước, “Tôn giáo lôi cuốn conngười vào con đường rời xa thế tục, chỉ tụng kinh gõ mõ, giải thoát cho riêng mình”, chính vìthế mà dẫn đến cảnh nhiều người bỏ mặc thế sự, không chăm lo đời sống cho cộng đồng, nhưvậy thử hỏi làm sao mà nhân dân không lâm vào cảnh khốn đốn:“Long môn vừa vắng dấu chàngTình nhà man mác lòng nàng héo donLìa nhau đã tám năm tròn,Trông chồng đã mỏi thấy con thêm sầuTuổi già mình đã liền đau,Tấc hơi khó nổi cầm lâu chờ chồngLiễu thơ từ thuở thác rồi,Hai con tám tuổi mồ côi nhà nghèo.”14Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuTrong tình cảnh đất nước ngày càng lâm nguy, bọn quan lại lại tranh đua xâu xé, tranhquyền đoạt vị, làm cho đất nước trở thành một hố sâu chứa đầy máu và nước mắt của ngườidân:“Muôn dân ép ráo mỡ dầuNgày trau khí giới thành xâu điện đàiThêm bầy gian nịnh chen vai,Gây nên mọi rợ từ ngoài lấn trongĐánh nhau thây bỏ ngoài đồngMáu trôi đọng vũng non sông nhơ hình.”[Ngư tiều y thuật vấn đáp]Khi đất nước có xảy ra biến cố, thì nhân dân luôn phải gánh chịu những tổn thất nặngnề nhất, những người dân chân lấm tay bùn, thấp cổ bé họng lâm vào cảnh màn trời chiếu đất,dở sống dở chết. Bằng ngòi bút hiện thực của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã vẽ lên được bứctranh đau thương, tăm tối, của nhân dân ta dưới ách nô lệ.II.2. Vạch trần, tố cáo tội ác của triều đình phong kiến và bè lũ tay saiVới một trái tim đầy ắp dòng máu yêu nước, bất khuất, kiên cường, Nguyễn Đình Chiểuđã dùng ngòi bút của mình để viết nên một loạt văn thơ yêu nước, đó cũng là máu, là thịt củaông. Đồ Chiểu đã dành rất nhiều trang văn của mình để vạch trần, tố cáo tội ác của triều đìnhphong kiến và bè lũ tay sai.Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến phản động nhà Nguyễn đã trở thành kẻ phản bội,đầu hàng giặc. Trước tình hình đất nước lâm nguy, bị giày xéo dưới gót chân tàn bạo của thựcdân xâm lược, lẽ tất yếu là phải chống giặc, thì triều đình nhà Nguyễn lại bộc lộ sự yếu kémtoàn diện của mình trong việc quản lí, điều hành và bảo vệ chủ quyền dân tộc. Bọn chúng chỉchống cự qua quýt rồi quỳ lạy quân giặc xin hàng, xin cắt đất, chia dân, đàn áp nhân dân khinhân dân đứng lên mà chống giặc. Thật uất ức, đau xót và căm phẫn: “Vì ai khiến dưa chia,khăn xé, nhìn giang sơn ba tỉnh luống thêm buồn; biết thủa nào cờ phất trống rung, hỡi nhậtnguyệt hai vừng sao chẳng đoái?” [Văn tế Trương Định].15Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuMang danh là vua, là quan, những người đứng đầu của một nước; lại mang thân là phụmẫu của dân, đáng lí phải vì sự ấm no, hòa bình của dân mà gắng sức đấu tranh, bảo vệ đấtnước. Ấy thế mà bọn vua quan, nịnh thần này lại nỡ đầu hàng, cắt đất cho giặc, đẩy nhân dânvào cảnh lầm than:“Kể từ Thạch Tấn ở ngôi,U, Yên mấy quận cắt bồi Khiết đan.Sinh dân nào xiết bùn than,U, Yên trọn cũng giao bàn về Liêu”.[Ngư tiều y thuật vấn đáp]Đất nước đã rơi vào tay bọn giặc ngoại xâm do sự bất tài của lũ vua quan bán nước. Từnay, nhân dân sẽ sống trong đói khổ, chịu sự đày đọa của xiềng xích thực dân xâm lược:“Én vào nhà khác toan nào kịpHươu thác tay ai vọi hãy xa”[Thơ điếu Phan Công Tòng]Không chỉ vậy, bọn chúng còn tranh giành nhau danh lợi, không nghĩ đến việc nước,việc dân, chỉ khổ những người dân nghèo vô tội: “Bọn tam giáo quan theo đường cũ, riêngthân bất hạnh lâm nghèo; bầy cửu lưu cứ giữ nghề xưa, thầm tủi vô cô chịu cực”.[ Văn tếnghĩa sĩ trận vong lục tỉnh].Nguyễn Đình Chiểu vô cùng căm phẫn trước thực tế ấy, ông lên án kịch liệt những bọnquan tham theo tà đạo hại dân, hại nước lầm than: “Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùahương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gậm bánh mì,nghe càng thêm hổ”[Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc]Ngoài ra, bọn vua quan đó còn như một “lũ chuột xạ, chuột lắt, chuột chù, chuột cống”chuyên đục khoét của dân làm đầy túi tham của mình: “ Lớn nhỏ răng đều bốn cái, ăn của16Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểungười đục khoét biết bao nhiêu…”, “ Nếp gạo của trời nuôi mang, ăn phá rồi còn kéo xuốnghang; nệm mền của chúng che thân, cắn nát hết lại tha vào lỗ”. Là những người nắm trong tayvận mệnh dân tộc, đáng lẽ phải mang tính lành, sống phải trọn đạo, noi theo nhân nghĩa, ấyvậy mà bọn họ lại “đem lòng quỷ quái”, “làm thói gian tham” vơ vét của cải của dân, mặccho dân đói khổ, kêu oán trời đất. Trong “Thảo thử hịch” [Hịch đánh chuột], Nguyễn ĐìnhChiểu đã thốt lên rằng: “Ngao ngán bầy cái thân chuột thối, biết ngày nào Ô thước phanhphui; nực cười thay cái bụng chuột tham, trông bao thuở Hoàng hà ráo cạn”. Vì đau xót, cămphẫn trước thực tế, Nguyễn Đình Chiểu chỉ mong cho những kẻ tham quan đó phải chịu sựtrừng phạt thích đáng, có như thế đời sống của dân mới có thể thái bình, no ấm được.Tình trạng bóc lột áp bức nhân dân, sự thối nát của triều đình nhà Nguyễn đã bị NguyễnĐình Chiểu thẳng tay vạch mặt:“Muôn dân ép rảo mở dầu,Ngày trau khi giới, thảng xâu điện, đài.Thềm bầy gian nịnh chen vai,Gây nên mọi rợ từ ngoài lấn trong”[Ngư tiều y thuật vấn đáp]Chính sự tham lam của những con người đứng đầu một đất nước đã dẫn đến muôn cảnhlầm than, để cho bọn giặc ngang nhiên giày xéo lên quê hương, làng mạc, đồng bào mình.Nguyễn Đình Chiểu khóc thương cho nhân dân, than oán những kẻ bán nước, hại dân, chờmong một người có đủ tài, đủ đức cống hiến cho dân tộc: “Khóc là khóc nước nhà cơn bấnloạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều nỗi khúc nôi; than là than bờ cõi lúc qua phân,ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phương tớ dại” [Văn tế Trương Định].Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Hồi tưởng cuộc chiến đấu anh dũng vôsong của dân tộc Việt Nam ta ở Nam Bộ lúc bấy giờ, ruột gan chúng ta đau như cắt xé. Giánhư triều đình lúc bấy giờ không ở trong tay vua chúa nhà Nguyễn phản bội và đầu hàng, màở trong tay những người kế tục sự nghiệp yêu nước và anh dũng của Nguyễn Huệ, thì phong17Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểutrào chống Pháp lúc bấy giờ ở Nam Bộ chắc còn mạnh mẽ hơn nhiều, và kiên trì đấu tranhcho đến thắng lợi,…”. Chính vì sự hèn nhát, nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn mà dân taphải chịu cảnh nước mất, nhà tan. Nhân dân “trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Khôngchịu nổi ách thống trị của bọn giặc cướp nước, nhân dân phải tự đứng lên đấu tranh giải phóngcho mình mà không mong chờ vào bọn vua quan bán nước cầu vinh. Lời của cố thủ tướngcũng chính là nguyện vọng, ước mơ của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và cả dân tộc Việt Namnói chung.Bằng ngòi bút hiện thực, Nguyễn Đình Chiểu đã lên án và phê phán tội ác của bè lũ vuaquan bán nước đồng thời cũng nói lên quan điểm chính trị của mình. Ông thà chết chứ khôngbao giờ luồn cúi trước kẻ thù, bán nước cầu vinh là điều nhục nhã và xấu hổ nhất: “Thà thácmà đặng câu địch khái về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu tây, ở với man dirất khổ”[Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc].II.3. Tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và vạch trần bộ mặt bọn tay sai,bán nước.Thực dân Pháp đã có ý đồ xâm chiếm nước ta từ lâu, từ cuối thế kỷ XVIII nhưng âmmưu này chưa thực hiện được. Mãi đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhàNguyễn đã bắn giết các giáo sĩ và ngăn chặn thông thương nên đã chính thức xâm lược ViệtNam.Thực dân Pháp phải mất gần 40 năm mới đặt ách thống trị trên đất nước ta và hơn mộtthế kỷ nhân dân ta phải sống dưới sự cai trị của Pháp. Trong điều kiện xã hội Việt Nam nửacuối thế kỷ XIX thì sự kiện Pháp xâm lược Việt Nam là sự kiện quan trọng, nổi bật, chi phốicác sự kiện khác và có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp người trong xã hội.Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta đã đấu tranh quyết liệt, phong tràochống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng do không có lực lượng hậu thuẫn nên cuối cùng lâm vào thấtbại. Mất nước là do nhà Nguyễn phản động, sợ dân hơn sợ giặc chứ hoàn toàn không phải dođịnh mệnh. Đây cũng chính là giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng của dân tộc ta. Cũngtừ đây, khuynh hướng văn học yêu nước chống Pháp ra đời mang lại cho văn học một luồngsinh khí mới, một sức sống mới. Nguyễn Ðình Chiểu là tác giả tiêu biểu đại diện cho khuynh18Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểukhướng này. Thơ văn của ông bám sát cuộc sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp,đã ghi lại một cách sinh động trung thành một giai đoạn lịch sử đau thương mà hùng tráng củadân tộc, ghi lại cuộc chiến đấu bền bỉ của dân tộc ta, đồng thời là bản án đanh thép, nhữngtrang châm biếm sắc sảo vạch trần những luận điệu hèn nhát, bỉ ổi của triều đình, bọn vua quanvô trách nhiệm, bè lũ Việt gian bán nước.II.3.1. Tố cáo tội ác của bọn Thực dân PhápNguyễn Đình Chiểu sống ngay trên mảnh đất Miền Nam đang bị thực dân nuốt dầntừng mảng, là người chịu cảnh “ tan nhà, mất nước” trong những năm đầu cuộc chiến nổ ra,ông là người giương lá cờ tiên phong của dòng văn học yêu nước, thơ văn Nguyễn Đình Chiểuchuyển từ đề tài đạo đức sang đề tài đánh giặc Tây, cứu nước.Người dân đang sống đời sống thanh bình bỗng nhiên bị đàn áp. Đất nước bao đời cóchủ nay bỗng dưng lại thuộc về tay kẻ khác. Không những vậy thực dân Pháp còn đẩy mạnhchính sách khai thác thuộc địa, bắt dân ta phải phục vụ cho chúng. Lòng dân oán hận, bọnngoại bang tàn sát dân ta, trong bài “Ngóng gió đông” Nguyễn Đình Chiểu cũng đã căm phẫnnói lên điều này:“Bờ cõi xưa đà chia đất khácNắng sương nay há đội trời chungChừng nào thánh đế ân soi thấu?Một trận mưa nhuần rửa núi sông”Và cũng vì quá đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào ônglàm bài thơ "Chạy giặc". Bài thơ này có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đã mở đầu cho dòng vănthơ yêu nước của dân tộc ta trong thế kỉ XIX. Nhà thơ đau cho nỗi đau của nhân dân lầm thankhi “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”; sôi sục căm thù tội ác tày trời của quân giặc ngangnhiên cướp nước:“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,19Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuMất ổ đàn chim dáo dát bay.Bến Nghé của tiền tan bọt nước,Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”.Cảnh họp chợ, cảnh tan chợ là nhịp sống yên bình của nhân dân ta. Tiếng súng Tây bấtngờ nổ rền trời đã làm cho nhịp sống ấy bị đảo lộn. Súng vừa nổ, giặc đã ập đến. Người lớncòn chưa kịp đi chợ về hoặc còn đang ở ngoài đồng. Cho nên hốt hoảng lũ trẻ dắt díu nhauchạy lơ xơ. Dường như ta chỉ nhìn thấy sự rã rời, hốt hoảng sắp kiệt sức của những em bé, rồisau mới biết là các em chạy. Hình ảnh đàn chim mất ổ dáo dát với lũ trẻ bỏ nhà chạy lơ xơ thậtlà đặc sắc. Nhưng cũng phải thấy thêm rằng khi giặc đến, chẳng những con người khốn khổmà chim muông cũng không được yên ổn. Giặc đến làm đau cả sông núi, đau cả chim muông,đau cỏ cây.Đặc biệt là trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” người đọc thấy rõ từng bản chất, tộiác của bọn thực dân, chúng vô cùng dã man và bạo ngược . Mở đầu bài văn tế Nguyễn ĐìnhChiểu đã thể hiện sự lo lắng, nỗi bất an trước thời cuộc:“Hỡi ôi!Súng giặc đất rềnLòng dân trời tỏ”Tiếng than vang lên mà nghe sau đau thương đến thế.Tiếng than ấy cho ta một ý nghĩvề một cảnh tan thương chết chóc là cảnh chiến tranh tan khốc với những người đã bị tử trậntrên chiến trường. Nối tiếp ý nghĩa phần đầu bài tế tác giả đã khái quát đầy đủ hai mặt của mộtbiến cố chính trị lớn: cuộc xâm lăng ào ạt bằng vũ khí tối tân của thực dân Pháp và ý chí chốngxâm lăng của nhân dân hiện lên sáng ngời. Kẻ thù ngày càng lộ diện, nghênh ngang “bòngbong che trắng lốp”, “ống khói chạy đen sì”, sự căm ghét của người nông dân đã nâng lênthành thái độ căm thù mãnh liệt, sẵn sàng bùng nổ ra thành hành động, họ “muốn tới ăn gan”,“muốn ra cắn cổ”.20Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuQua đó có thể thấy được lòng căm thù giặc đến tột cùng của nhân nhân, của tác giả đốivới bọn cướp nước. Quả thật không phải ngẫu nhiên mà những chi tiết miêu tả sự hoành hànhngang nhiên khiêu khích của quân thù đã được dùng với những màu sắc kích động “trắnglốp”, “đen xì” để đủ sức tạo nên những phản ứng tâm lí tự nhiên và quyết như vậy.Tố cáo tội ác của thực dân Pháp không chỉ có trong “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” mà nócòn được thể hiện trong hàng loạt sáng tác khác của Nguyễn Đình Chiểu:“Phạt cho đến người hèn, kẻ khó, thâu của quay treo. Tội chẳng tha con nít , đàn bàđốt nhà bắt vật.Kể mười mấy năm trời khốn khổ, bị khảo, bị tù , bị đày, bị giết, trẻ già nào xiết kể tên.Đem ba tấc hơi mọn bỏ liều, hoặc sông ,hoặc biển ,hoặc núi, hoặc rừng, quen lạ thảyđều rơi nước mắt”[Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh]Khi bọn ngoại xâm chiếm được đất, chúng đã gây nên vô số điều tàn ác, hủy hoại cuộcsống. Từng lời trong đoạn văn là những lời phẫn uất xót xa khi nói đến tội ác của thực dânPháp. Mặc dù người đọc không chứng kiến nhưng có thể thấy được thực dân Pháp như đang lêmáy chém đi khắp miền Nam, đàn áp cướp bóc người dân, không chừa tầng lớp nào. Ngườidân vô tội cũng chịu cảnh tù đày, tra khảo. Cướp sạch, giết sạch không cho người dân có lốithoát.Không những cướp bóc, thực dân Pháp còn thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa củanhân dân ta, chúng lấy vũ khí hạng nặng để chống chọi với giáo, mác, gậy gộc, khiến đất nướcvốn dĩ thanh bình bỗng chốc không ngày nào được yên:“Sức giặc Lang Sa, nhiều phương quỷ quái,Giăng dưới nước tàu đồng, tàu sắt, súng nổ như bắp rangKéo lên bờ Ma Ní, Mã Tà, đạn bay như mưa vãi.”21Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuSúng ống, đạn dược là những thứ mà một đất nước thanh bình không quen thấy. Nhưngbọn cướp nước đã mang đến khiến cho dân ta không ngày nào sống yên.Nguyễn Đình chiểu dùng thơ văn của mình để nói lên nỗi thống khổ của nhân dân, đểđả kích bọn thực dân cướp nước. Ông tố cáo những thủ đoạn hung tàn của lũ quỷ trắng xâmlăng và căm thù chúng đến tận xương tủy. Thơ văn của ông thấm nhuần lý tưởng đạo đức caođẹp nhân nghĩa với những con người sống cao đẹp nhân hậu thủy chung biết giữ gìn nhân cáchngay thẳng cao cả dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn cứunhân dộ thế. Tiếng nói của Nguyễn Đình Chiểu là tiếng nói của truyền thống bất khuất của dântộc ta, cũng là tiếng nói của tinh thần tiết tháo của người tri thức Việt Nam chân chính.II.3.2. Vạch trần bộ mặt bọn tay sai bán nướcKhông chỉ tố cáo tội ác thực dân Pháp, kêu gọi tinh thần đấu tranh chống Pháp mà thơvăn Nguyễn Đình Chiểu còn vạch trần bộ mặt xảo trá, ngụy biện của bọn phản bội quê hương,bọn “theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc” để “ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặmbánh mì”, những kẻ tham danh cầu lợi “ăn dơ tanh rình, đổi hình tóc râu”:“Thảo ngay chẳng biết, lỗi nghi thiên luânRốt cuộc sẽ:Lung lòng nhân dục, chuốc tay họa trời.”[Ngư Tiều y thuật vấn đáp]Con người Nguyễn Đình Chiểu luôn luôn tỏ thái độ khinh miệt bọn lợi dụng vănchương để làm việc phi nghĩa, hại dân hại nước:“Thấy nay những nhóm văn chươngVóc dê da cọp khôn lường thực hư”[Ngư Tiều y thuật vấn đáp]22Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình ChiểuVì lòng căm ghét tột cùng bọn thực dân và tay sai theo giặc, trong bài “ Hịch kêu gọinghĩa sĩ đánh Tây”, nhà yêu nước thời ấy đã đanh thép cảnh cáo:“Xin chở phân bì kẻ sĩ,Hoặc ra làm phả, hoặc ra làm huyện.Ấy là đồ hư, đồ bỏ, đồ thủi, đồ nhơ.Chở thác chước thằng dân,Hoặc theo mướn, hoặc theo thuê,Ấy những đứa dại, đứa hoang, đứa cùng, đứa quáiNhưng qua những lời cảnh cáo ở trên, nhà thơ không liệt bọn tay sai ngang hàng vớibọn giặc xâm lược, và có thái độ phân biệt đối xử với từng loại đối tượng. Trong khi kết tộinặng bọn xâm lược và tay sai ngoan cổ tự giác hợp tác với địch, đối vời những người lầmđường, Nguyễn Đình Chiểu tìm cách khuyên răn, phân tích điều hơn lẽ thiệt :“Dầu vinh cũng tiếng nhân thần ;Trâu cày ngựa cưỡi cái thân ra gì !Chở ăn lộc nước đời suy,Bẫy chim lưới thổ e khi mắc nàn.Trối ai ra sức muống săn,Một mai hết thỏ cọp ăn đến mình”.Với Nguyễn Đình Chiểu, ông dùng ngòi bút của mình để tấn công, đánh trả những lờihăm dọa, biện minh, ngụy biện chống đỡ của bọn phản nước. Chính vì thế ông càng cố gắnggiữ cho mình khí tiết thanh cao, sống không thẹn với đời. Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu lànhà thơ Việt Nam tiên phong đề cao người nông dân, người du kích chống Pháp, tố cáo tội ácbọn thực dân. Trong cái thời “khổ nhục nhưng vĩ đại” của dân tộc, Nguyễn Đình Chiểu đã thể23Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểuhiện mình đúng nghĩa là một người con nước Việt có tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấukhông mệt mỏi với kẻ thù, không những kẻ thù thực dân Pháp mà còn là bồi bát bọn tay sai.II.4. Nỗi lòng dân tộc thông qua cảnh sắc quê hươngNguyễn Đình Chiểu là người chứng kiến toàn bộ những nỗi bi thương, tan tác mà lũgiặc xâm lược gây ra cho nhân dân. Khi giặc Pháp nổ phát súng đầu tiên ở Gia Định, mở đầucông cuộc xâm lược đẫm máu của chúng trên đất Nam Kì - Lục tỉnh vào đầu năm 1859. Saukhi tòa thành này thất thủ, Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba [Cần Giuộc],tức quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bàoông, và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ “Chạy giặc”:“Tan chợ vừa nghe tiếng súng TâyMột bàn cờ thế phút sa tayBỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạyMất ổ bầy chim dáo dác bay”[Chạy giặc]Một buổi chợ quê đang diễn ra một cách yên bình thì bỗng nhiên tiếng súng Tây nổ ầmầm: :“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”. Người dân cũng phải hoảng hốt, náo loạn. Tiếngsúng nổ ra cũng là lúc Một bàn cờ thế “phút sa tay” báo hiệu thất bại đã ập đến với quân triềuđình. Thời gian tiếng súng nổ cũng là lúc dân ta rơi vào tay bọn giặc. Thời gian diễn ra tiếngsúng nổ và phút sa tay nhanh như chớp mắt càng làm tăng thêm tính chất đột ngột, bất ngờ,căng thẳng của tình thế. Chính điều đó dẫn đến cảnh tượng náo loạn, làm “tan đàn xẻ nghé”,phá huỷ cái không gian yên lành của một buổi chợ quê. Thật đáng thương cho những đứa trẻ,bọn chúng cũng hoảng hốt, bần thần trước những âm thanh vang rền trời rền đất, những tâmhồn trẻ thơ sống trong nơm nớp lo sợ, dắt díu nhau chạy lơ xơ vì trong thời điểm này mọi thứgần như đã hoảng loạn, người nào người nấy bỏ chạy, tìm chỗ ẩn nấp: “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơchạy/Mất ổ đàn chim dáo dát bay”. Cả người lẫn vật đều rơi vào thế hoảng loạn, dù có cốgắng bỏ chạy nhưng chưa chắc đã được sống yên ổn khi mà lũ giặc đã nổ súng càn quét.24Tính chất hiện thực trong thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu“Bến Nghé của tiền tan bọt nướcÐồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây”[Chạy giặc]Đó chỉ là những cảnh hoảng loạn trong một buổi họp chợ nhỏ, còn nhiều vùng quê rộnglớn khác cũng đang chịu những tổn thất, trong đó Bến Nghé và Đồng Nai vốn là nơi buôn bánsầm uất, tập trung đông đúc thế mà trong một phút giây thì mọi thứ đã tiêu tan. Tiền của, tàisản của nhân dân ta bị giặc cướp phá sạch “tan bọt nước”. Nhà cửa, xóm làng, quê hương nhàthơ bị đốt cháy, lừa khói nghi ngút “nhuốm màu mây” đầy chết chóc, đau thương. Bên cạnhnỗi đau thể xác là nỗi đau tâm hồn của mọi người dân nước Việt bởi từ đây phải chịu cảnhnước mất nhà tan.Bao nhiêu cảnh là bấy nhiêu tình cảm mà cụ Đồ Chiểu dành cho quê hương, đất nước,đặc biệt là vùng Nam Bộ. Sau khi chiếm được Gia Định, quân Pháp bắt đầu mở rộng cuộc tấncông ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công... Những vùng đất tươi đẹp bỗngtrở nên u ám, heo hút đến đáng sợ. Trên khắp mọi nẻo đường của Lục tỉnh nhuốm màu tangtóc, thê lương đến não ruột. Tất cả những vùng đất này đã in dấu bao chiến công và tổn thấtcủa nghĩa sĩ và nhân dân, được nhà thơ tái hiện bằng những nét rất chân thực làm xúc độnglòng người:“Rạch Lá, Gò Công mấy trận, người thấy đã kinh;Cửa Khâu, Trại Cá khắp nơi, ai nghe chẳng hãi.Trời Bến Nghé mây mưa sùi sụt, thương đấng anh hùng gặp bước gian truân;Đất Gò Công cây cỏ ủ ê cám thần tử nỗi lòng ưu ái.”[Văn tế Trương Định].Mặc dù mắt đã bị mù loà nhưng cụ Đồ Chiểu vẫn cảm nhận được những cảnh mất mát,đau thương mà chiến tranh đã tàn phá. Ngay cả đến mẹ thiên nhiên cũng phải phẫn nộ, cũngphải “sùi sụt” khóc thương cho cảnh loạn lạc, phân li. Bầu trời che lấp bằng một cảnh u tối, cỏcây cũng “ủ ê” nặng lòng thương xót.25

Video liên quan

Chủ Đề