Giải bài tập vật lý 10 trong sách giáo khoa nâng cao

Cuốn sách "Giải bài tập vật lý 10 nâng cao" của tác giả Nguyễn Trí Cường biên soạn với đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý sách giáo khoa lớp 10 Nâng cao giúp để học tốt vật lý 10.

Nội dung các chương trong sách:

  • CHƯƠNG I : Động học chất điểm
  • CHƯƠNG II: Động lực học chất điểm
  • CHƯƠNG III: Cân bằng và chuyển động của vật rắn
  • CHƯƠNG IV: Định luật bảo toàn
  • PHẦN II: NHIỆT HỌC
  • CHƯƠNG V: Chất khí
  • CHƯƠNG VI: Cơ sở của nhiệt động lực học
  • CHƯƠNG VII: Chất rắn và chất lỏng – Sự chuyển thế

CLICK LINK DOWNLOAD SÁCH TẠI ĐÂY.

Thẻ từ khóa: [PDF] Giải bài tập vật lý 10 nâng cao - Nguyễn Trí Cường, Giải bài tập vật lý 10 nâng cao - Nguyễn Trí Cường, Giải bài tập vật lý 10 nâng cao - Nguyễn Trí Cường pdf, Giải bài tập vật lý 10 nâng cao, Giải bài tập vật lý 10 nâng cao pdf, Giải bài tập vật lý 10 nâng cao download, Giải bài tập vật lý 10 nâng cao ebook, Tải sách Giải bài tập vật lý 10 nâng cao, Download sách Giải bài tập vật lý 10 nâng cao, Sách Giải bài tập vật lý 10 nâng cao pdf, Giải bài tập vật lý 10 trong sách giáo khoa, Sách Giải bài tập vật lý 10 trong sách bài tập, Giải bài tập vật lý 10 pdf, Giải bài tập vật lý 10 ebook, Giải bài tập vật lý 10 download

Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao

Thông tin

Trình bày: Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Nhà cung cấp: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam Giới thiệu: Sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao, bao gồm 8 chương: Chương I. Động học chất điểm Chương II. Động lực học chất điểm Chương III. Tĩnh học vật rắn Chương IV. Các định luật bảo toàn Chương V. Cơ học chất lưu Chương VI. Chất khí Chương VII. Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể
MỤC LỤC

  • Chuyển động Cơ
  • Vận tốc trong chuyển động thẳng, chuyển động thẳng đều
  • Khảo sát thực nghiệm chuyển dộng thẳng
  • Chuyển động thẳng biến đổi đều
  • Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều
  • Sự rơi tự do
  • Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều
  • Chuyển động tròn đều. Tốc độ dài và tốc độ góc
  • Gia tốc trong chuyển động tròn đều
  • Tính tương đối của chuyển động. Công thức Cộng vận tốc
  • Sai số trong thí nghiệm thực hành
  • Thực hành : Xác định gia tốc rơi tự do
  • Tóm tắt chương I
  • Lực. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
  • Định luật I Niu-tơn
  • Định luật II Niu-tơn
  • Định luật III Niu-tơn
  • Lực hấp dẫn
  • Chuyển động của vật bị ném
  • Lực đàn hồi
  • Lực ma sát
  • Hệ quy chiếu có gia tốc. Lực quán tính
  • Lực hướng tâm. Lực quán tính li tâm. Hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng
  • Bài tập về động lực học
  • Chuyển động của hệ vật
  • Thực hành :Xác định hệ số ma sát
  • Tóm tắt chương II
  • Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực. Trọng tâm
  • Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song
  • Quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song
  • Momen lực. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định.
  • Thực hành: Tổng hợp hai lực
  • Tóm tắt chương III
  • Định luật bảo toàn động lượng
  • Chuyển động bằng phản lực. Bài tập về định luật bảo toàn động lượng
  • Công và Công suất
  • Động năng. Định lí động năng
  • Thế năng. Thế năng trọng trường
  • Thế năng đàn hồi
  • Định luật bảo toàn cơ năng
  • Va chạm đàn hồi và không đàn hồi
  • Bài tập về các định luật bảo toàn
  • Các định luật Kê-Ple. Chuyển động của vệ tinh
  • Tóm tắt chương IV
  • Áp suất thủy tinh. Nguyên lí Pa-Xcan
  • Sự cháy thành dòng của chất lỏng và chất khí. Định luật Béc-Nu-Li
  • Ứng dụng của định luật Béc-Nu-Li
  • Tóm tắt chương V
  • Thuyết động học phân tử của chất khí. Cấu tạo chất
  • Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt
  • Định luật SáC-lơ. Nhiệt độ tuyệt đối
  • Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. Định luật Gay Luy-Xác
  • Phương trình Cla-Pê-Rôn – Men-Đê-Lê-Ép
  • Bài tập về chất khí
  • Tóm tắt chương VI
  • Chất rắn
  • Biến dạng cơ của vật rắn
  • Sự nở vì nhiệt của vật rắn
  • Chất lỏng. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng
  • Hiện tượng dính ướt và không dính ướt. Hiện tượng mao dẫn
  • Sự chuyển thể. Sự nóng chảy và đông đặc
  • Sự hóa hơi và sự ngưng tụ
  • Tóm tắt chương VII
  • Nguyên lý I nhiệt động lực học
  • Áp dụng nguyên lý I. Nhiệt động lực học cho khí lý tưởng
  • Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt và máy lạnh. Nguyên lí II Nhiệt động lực học
  • Tóm tắt chương VIII

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vật Lí Lớp 10
  • Sách Giáo Khoa Vật Lý 10
  • Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10
  • Giải Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Giáo Viên Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10
  • Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao

Giải bài tập Vật lý lớp 10 nâng cao bài 1: Chuyển động cơ hướng dẫn giải chi tiết bài tập môn Lý 10 nâng cao, giúp cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những tài liệu hay phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Vật lý lớp 10. Chúc các em học tốt.

Bài tập: Chuyển động cơ

Câu c1 [trang 7 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Hãy so sánh kích thước của Trái Đất với bán kính quỹ đạo quanh Mặt Trời của nó. Biết RTĐ = 6400 km, Rqđ ≈ 150000000 km. Có thể coi Trái Đất là một chất điểm trong chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời được không?

Lời giải:

Ta thấy:

là rất nhỏ nên coi Trái Đất là một chất điểm trong chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.

Câu c2 [trang 8 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Tọa độ của một điểm có phụ thuộc gốc được chọn không?

Lời giải:

Tọa độ của một điểm có phụ thuộc vào gốc được chọn.

Ví dụ một chất điểm chuyển động trên trục Ox, nếu lấy O là gốc tọa độ trùng với vị trí xuất phát ban đầu tại A thì khi đó vật có tọa độ xA = 0.

Nếu lấy O là gốc tọa độ trùng với vị trí cách xuất phát ban đầu tại A về bên phải 10m thì khi đó vật có tọa độ xA = -10m.

Câu c3 [trang 9 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Có thể lấy mốc thời gian bất kì để đo kỉ lục chạy được không?

Lời giải:

Trả lời: Khi đo thời gian chạy, người ta chọn mốc thời gian trùng với thời điểm bắt đầu xuất phát. Nếu lấy mốc thời gian bất kì để đo thời gian chạy đều được, khi đó phải tính thời điểm xuất phát so với mốc.

Câu c4 [trang 9 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Khi đu quay hoạt động, bộ phận nào của đu quay chuyển động tịnh tiến, bộ phận nào quay?

Lời giải:

Trả lời: Khoang ngồi của đu quay chuyển động tịnh tiến. Các bộ phận gắn chặt với trục quay thì chuyển động quay.

Câu 1 [trang 10 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Các câu nào dưới đây là đúng, sai? Vì sao?

a] Một vật là đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc luôn luôn có giá trị không đổi.

b] Mặt trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây vì Trái Đất quay quanh trục Bắc - Nam từ Tây sang Đông.

c] Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, người trên đường thấy đầu van xe vẽ thành một đường tròn.

d] Đối với đầu mũi kim đổng hồ thì trục của nó là đứng yên.

đ] Tọa độ của một điểm trên trục Ox là khoảng cách từ gốc O đến điểm đó.

e] Đồng hồ dùng để đo khoảng thời gian.

g] Giao thừa năm Bính Tuất là một thời điểm.

Lời giải:

Các câu: b, e, g: Đúng; a, c, d, đ: Sai.

a] Sai. Vì nếu chọn tâm quỹ đạo làm mốc thì vật chuyển động trên quỹ đạo tròn cũng luôn cách mốc một khoảng không đổi.

b] Đúng.

c] Sai. [Đường Xiclôít]

Tay cầm viên phấn cố định vào một điểm trên vành 1 cái nón là rồi cho nón là lăn không trượt dọc mép bảng dưới, phấn vẽ lên bảng đường Xiclôít giống quỹ đạo đầu van xe đạp.

d] Sai. Vì đối với đầu kim thì trục chuyển động trên đường tròn tâm là đầu kim, cùng bán kính bằng chiều dài kim, ngược chiều quay của kim.

đ] Sai.

Tọa độ của điểm A trên trục Ox: là một giá trị đại số, có thể âm, có thể dương hoặc bằng 0, còn khoảng cách OA luôn là một số không âm.

e] Đúng.

g] Đúng.

Bài 1 [trang 10 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Dựa vào bảng giờ tàu Thống Nhất Bắc Nam S1 trong bài học [SGK], hãy xác định khoảng thời gian tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn.

Lời giải:

Cách 1:

* Tàu rời ga ở Hà Nội lúc 19h [mốc thời gian, t = 0] ngày hôm trước, đến Vinh lúc 0h34’ ngày hôm sau.

⇒ Thời gian trôi qua là: t1 = 5h34’.

* Rời ga ở Vinh lúc 0h42'

⇒ Thời gian trôi qua kể từ lúc đến cho tới lúc đi là: t2 = 8 min.

* Đến Huế lúc 7h50' cùng ngày

⇒ Thời gian trôi qua từ lúc rời Vinh đến Huế là: t3 = 7h8’

* Rời Huế lúc 7h58’

⇒ Thời gian trôi qua kể từ lúc đến Huế cho tới lúc rời Huế: t4 = 8 min.

* Đến Đà Nẵng lúc l0h32'

⇒ Thời gian từ lúc rời Huế đến lúc đến Đà Nẵng: t5 = 2h34'.

* Rời Đà Nẵng lúc 10h47’

⇒ Thời gian kế từ lúc đến đến khi đi là: t6 = 15 min.

* Đến Nha Trang lúc 19h55‘

⇒ Thời gian trôi qua từ lúc rời Đà Nẵng đến lúc tới Nha Trang là: t7 = 9h8’.

* Rời Nha Trang lúc 20h03'

⇒ Thời gian đến cho tới lúc đi ở Nha Trang là: t8 = 8 min.

* Đến Sài Gòn lúc 4h00 ngày hôm sau

⇒ Thời gian tàu chạy từ Nha Trang đi Sài Gòn là: t9 = 7h57’

Vậy tổng thời gian tàu chạy từ Hà Nội đi Sài Gòn là:

t = t1 + t2 + ... + t9 = 33h.

Cách 2:

Qua bảng thời gian ta thấy, tàu rời ga Hà Nội từ 19h ngày hôm trước đến 19h55min ngày hôm sau thì tàu vào ga Nha Trang. Tổng thời gian đi đến lúc này là:

tHN-Nha Trang = 1 ngày + 55min = 24h55’.

Đến 4h sáng ngày tiếp theo tàu vào đến ga Sài Gòn, thời gian tàu đi chặng Nha Trang-Sài Gòn là:

tNha Trang-Sài Gòn = 24h00’ – 19h55’ + 4h = 8h5’

Vậy khoảng thời gian tàu chạy từ ga HN đến ga SG:

t = 24h55’ + 8h5’ = 33[h]

Vậy, tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn hết 33[h].

Bài 2 [trang 10 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Dựa vào bảng giờ tàu Thống Nhất Bắc Nam S1, hãy xác định khoảng thời gian tàu chạy từ ga Hà Nội đến từng ga trên đường đi. Biểu diễn trên trục thời gian các kết quả tìm được, kể cả thời gian tàu đỗ ở các ga. Lấy gốc O là lúc tàu xuất phát từ ga Hà Nội và cho tỉ lệ lcm tương ứng với 2 giờ.

Lời giải:

Từ kết quả bài 1, ta thấy thời gian tàu chạy từ ga Hà Nội đến từng ga kia là:

Hà Nội-Vinh:5h 34’

Hà Nội-Huế : 12h 50’

Hà Nội-Đà Nẵng : 15h 32’

Hà Nội-Nha Trang :24h 55’

Hà Nội-Sài Gòn: 33h 00’

Bài 3 [trang 10 sgk Vật Lý 10 nâng cao]: Chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam từ Hà Nội đi Pari [Cộng hòa Pháp] khởi hành lúc 19h 30 giờ Hà Nội ngày hôm trước, đến Pari lúc 6h 30’ sáng hôm sau theo giờ Pari. Biết giờ Pari chậm hơn giờ Hà Nội 6 giờ. Hỏi lúc máy bay đến Pari lúc mấy giờ theo giờ Hà Nội? Thời gian bay là bao nhiêu?

Lời giải:

Gốc thời gian chọn là lúc 19h30’ giờ Hà Nội ngày hôm trước.

Lúc 24h thì máy bay đã bay thời gian là 4h 30’ .

*Đến Pari lúc 6h30’ sáng hôm sau giờ Pari, tức lúc [6h30’ + 6h] = 12h 30' giờ Hà Nội. Máy bay đã bay thêm khoảng thời gian từ 0h [giờ Hà Nội] đến Pari 12h 30’ [giờ Hà Nội] là : 12h 30’.

*Thời gian tổng cộng bay từ Hà Nội đi Pari là : 12h 30’ + 4h 30’ = 17h

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài tập môn Vật lý 10: Giải bài tập Vật lý 10 nâng cao bài 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Vật lý 10, Giải bài tập Vật lý lớp 10, Giải bài tập Vật Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề