Giải thích ý nghĩa Điều 4 giữ gìn vệ sinh thật tốt trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý thiếu niên, nhi đồng. Bác rất quan tâm đến việc giáo dục các em. Bác từng nói rằng thiếu nhi chính là những người chủ tương lai của nước nhà, vì thế cần phải sớm được rèn luyện đạo đức. Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam luôn luôn ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy. Ngay từ học sinh tiểu học, các em đã được học, được hiểu, được hướng dẫn thực hiện theo 5 điều này.

Giải thích ý nghĩa Điều 4 giữ gìn vệ sinh thật tốt trong năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

- Đây được xem là 5 điều Bác Hồ dạy được in trong cuốn sổ giải thưởng Bác Hồ. Cuốn sổ dành riêng thưởng cho giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học 1964-1965. Điều này có sự khác so với bản gốc do chính Bác Hồ viết ở chỗ đó là có thêm phẩm chất khiêm tốn.

- Để giải thích cho sự khác nhau này, năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh, ném bom tàn phá miền Bắc, công dân Việt Nam ai ai cũng nghe theo tiếng gọi của Bác Hồ mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt nên ngày càng có nhiều tấm gương người tốt việc tốt. Những tấm gương này không giới hạn đối tượng, lứa tuổi. Ở miền Bắc nhiều thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng hóa và ở miền Nam cũng xuất hiện nhiều thiếu nhi dũng cảm diệt quân Mỹ.

- Chính vì điều này, Bác không muốn thiếu nhi trở nên tự kiêu mà các em phải khiêm tốn. Bởi vì có khiêm tốn thì các em mới có thể tiếp tục cố gắng, phấn đấu nhiều hơn nữa và tiến bộ nhiều hơn. Và như vậy 5 điều bác hồ dạy đã trở nên phổ biến rộng khắp trường học tại Việt Nam và khiến các em học sinh hăng hái thi đua đạt thành tích tốt. Chính bởi những đóng góp của các em đã góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng tổ quốc.

- 5 điều Bác Hồ dạy được viết trong dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập đội Thiếu niên tiền phong ngày 15/ 5/1941 và ngày 15/5/1961. Bác đã gửi thư chúc mừng và ân cần động viên, căn dặn các cháu thiếu niên nhi đồng. 5 điều đó đến nay đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể học sinh, thiếu niên nhi đồng Việt Nam trên khắp đất nước.

- Những điều Bác Hồ dạy được các em thiếu niên, nhi đồng ghi nhớ và thuộc lòng. Không chỉ các em nhỏ mà ngay cả những người lớn người đã đi làm vẫn luôn luôn nhớ. Bởi những lời Bác dạy rất ngắn gọn và dễ nhớ. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc ai ai cũng hiểu được nội dung ý nghĩa của những lời dạy này.

- Điều 1: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

Yêu Tổ quốc có nghĩa là có những hiểu biết cơ bản về truyền thống tốt đẹp của đất nước, về lịch sử của nước nhà. V cả quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi địa phương, dân tộc và có thể phát huy được những truyền thống tốt đẹp, những giá trị văn hóa bản sắc dân tộc đó. Yêu đồng bào được thể hiện qua đời sống hằng ngày như cách giao tiếp, cách cư xử với những người xung quanh như là gia đình, bạn bè, thầy cô với tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn khác trong xã hội.

- Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.

Học tập tốt được thể hiện qua việc xác định động cơ, thái độ học tập. Các em học sinh cần phải chịu khó, chăm chỉ tìm tòi các môn học để có khả năng học tốt tất cả các môn. Thái độ học tập ở đây không chỉ gói gọn ở việc học trong sách trong vở trong những kiến thức mà thầy cô dạy mà còn phải được tìm hiểu qua đời sống thực tế, cuộc sống hằng ngày cũng như những trải nghiệm của bản thân. Lao động tốt thể hiện qua việc biết quý trọng thành quả lao động của bản thân và những người khác. Biết tự giác thực hiện các hành vi lao động vừa sức tại nhà trường cũng như tại gia đình như giúp ba mẹ trong những công việc dọn dẹp nha hoặc là trực nhật dọn dẹp vệ sinh trường lớp.

- Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

Đoàn kết tốt thể hiện trong việc giữ gìn mối quan hệ giữa bạn bè trong trường lớp, với anh chị em trong gia đình cũng như trong cộng đồng giúp đỡ mọi người trong đời sống, trong học tập để cùng nhau tiến bộ. Kỷ luật tốt là việc thực hiện nghiêm chỉnh các nội qui ở nơi công cộng ở lớp học ở trường học. Chấp hành tốt nội quy, quy định nhà trường. Tuân thủ theo những quy định của pháp luật mà nhà nước ban hành. Là người sống có nề nếp, kỷ luật chắc chắn sẽ có được thành công.

- Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Giữ gìn vệ sinh bản thân sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng cũng như giữ vệ sinh sạch sẽ tại nhà, tại trường lớp và nơi công cộng. Các em có ý thức tự giữ gìn vệ sinh bản thân cũng như giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh thật sạch đẹp.

- Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Khiêm tốn là không tự kiêu, lễ phép, tôn trọng người lớn. Thật thà là phải biết trung thực, không gian dối trong học tập, trong cuộc sống. Học sinh không nói dối, trung thực trong kiểm tra, trung thực trong đời sống hằng ngày. Dũng cảm là phải biết nhìn nhận những khuyết điểm, những thiếu sót của bản thân. Tự nhìn nhận được những khuyết điểm của bản thân mới có thể giúp các em nhanh cải thiện, phát huy tốt khả năng nâng cao khả năng của mình.

4. Xem thêm

  • - Gia sư cấp 1
  • - Gia sư lớp 1
  • - Gia sư lớp 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu quý thiếu niên, nhi đồng. Không chỉ yêu quý, Bác còn rất quan tâm giáo dục các em. Bác nói thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà, cho nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng cho thiếu nhi. Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam luôn ghi nhớ 5 điều Bác dạy. Vậy 5 điều Bác dạy thiếu nhi có xuất xứ như thế nào?

Cách đây tròn 46 năm, vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 - 15/5/1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện còn lưu giữ bản thảo của bức thư đó. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:

Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh,

Thật thà, dũng cảm”.

Nhưng trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập năm học 1964 - 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

(Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).

Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ như vậy vì gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ.

Đặc biệt, ở câu thứ 5, Bác thêm chữ “Khiêm tốn” vì từ năm 1965 trở đi, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng chiến tranh, ném bom bắn phá miền Bắc, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt” nên xuất hiện ngày càng nhiều gương “Người tốt việc tốt” ở mọi lứa tuổi. ở miền Bắc xuất hiện nhiều gương thiếu nhi dũng cảm cứu người, cứu hàng; ở miền Nam xuất hiện nhiều gương dũng sỹ diệt Mỹ. Nhưng Bác không muốn các em tự kiêu, mà muốn các em khiêm tốn, vì đức khiêm tốn sẽ giúp các em tiến bộ mãi. Bác còn đánh giá rất cao đức khiêm tốn ở các em. Bác nói: “ở nước Mỹ, người ta giết nhau chỉ vì đồng bạc giấy, thế mà ở Việt Nam ta các cháu bé đã biết sống như thế nào... Có cháu lên 6 tuổi cùng bạn đi chơi, bạn nó sảy chân ngã xuống ao, nếu chạy về gọi người lớn thì bạn chết mất, cháu liền bám vào bụi cỏ bờ ao, nhoai cái chân nhỏ xíu ra, miệng bảo bạn “bám vào đây, bám vào đây”. Cháu tuy nhỏ tuổi mà biết thương bạn như vậy. Thương bạn, thông minh và dũng cảm, cháu lại khiêm tốn nữa, cứu được mạng người mà không khoe khoang. Văn minh chiến thắng bạo tàn. Xã hội ta văn minh hơn xã hội Mỹ từ những việc làm của các cháu bé như vậy”.

Và 5 điều Bác dạy thiếu niên, nhi đồng đã được phổ biến rộng khắp trong các trường học ở Việt Nam. Nghe theo lời dạy của Người, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hăng hái thi đua tham gia phong trào “Hai tốt”, phong trào “Thiếu nhi làm nghìn việc tốt”. Chính những đóng góp nhỏ bé của các em đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp dựng xây đất nước.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng vẫn là bài học thuộc lòng quý giá để mỗi em ghi nhớ, học tập, rèn luyện và noi theo.