Giám định viên tư pháp theo vụ việc là gì

Theo đó, Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo thuộc lĩnh vực giám định từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức. Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Lập và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, lựa chọn, lập danh sách người có đủ điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư này gửi Vụ Pháp chế để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trước ngày 30 tháng 11 hàng năm. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc gồm các thông tin: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi công tác; trình độ, lĩnh vực chuyên môn; thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo (tính theo số tháng); kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tư pháp (tính theo số lượng vụ việc tham gia thực hiện giám định tư pháp). Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; trường hợp từ chối, Vụ Pháp chế có văn bản thông báo cho Thủ trưởng đơn vị đề nghị và nêu rõ lý do. Vụ Pháp chế gửi Văn phòng Bộ đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định công nhận trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường và gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung. Khi có sự thay đổi thông tin người giám định tư pháp theo vụ việc, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi Vụ Pháp chế; trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định điều chỉnh danh sách người giám định theo vụ việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp lựa chọn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường.

Miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thông tư cũng quy định cụ thể các trường hợp miễn nhiệm, hồ sơ, trình tự, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Cụ thể: Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này; Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp; Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này; Có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật; Chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp; Theo đề nghị của giám định viên tư pháp. Trường hợp giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm không thành lập Văn phòng hoặc sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập Văn phòng mà không đăng ký hoạt động. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp gửi Vụ Pháp chế. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp và lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của địa phương.

  • Việt Nam
  • Cập Nhật Gần Nhất: 11.30 sáng
  • 29℃ TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Mục lục bài viết

  • I. Khái quát chung
  • 1. Khái niệm
  • 2.Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp
  • 3. Hành vi bị nghiêm cấm trong giám định tư pháp
  • II. Cá nhân (người) giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
  • 1. Tiêu chuẩn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
  • 2. Lập và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc
  • III. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
  • 1. Điều kiện của tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
  • 2. Lập và đăng tải danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

Cơ sở pháp lý liên quan và được sử dụng trong bài viết:

- Luật Giám định tư pháp năm 2012;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020;

- Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

- Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp;

- Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Thông tư 15/2021/TT-BTNMT về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

I. Khái quát chung

1. Khái niệm

Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.

>> Xem thêm: Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì ?

- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt

- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 5 năm trở lên

Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật viên hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên

- Đối với người dược đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật viên hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.

Theo Thông tư 15/2021/TT-BTNMT, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp (GĐTP) được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Chủ tịch UBND cấp tỉnh lựa chọn, công nhận tổ chức GĐTP theo vụ việc trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, theo đó:

Lĩnh vực giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường là các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám.

Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

2.Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp

- Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định.

>> Xem thêm: Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế là gì ? Nguyên nhân, phạm vi và cách giải quyết xung đột

- Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.

- Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

3. Hành vi bị nghiêm cấm trong giám định tư pháp

- Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.

- Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.

- Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp hoặc lợi dụng việc trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp để gây khó khăn, cản trở hoạt động tố tụng.

- Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.

- Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.

- Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.

>> Xem thêm: Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Tư pháp Quốc tế ?

- Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.

II. Cá nhân (người) giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

1. Tiêu chuẩn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường:

a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo thuộc lĩnh vực giám định từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức.

- Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

2. Lập và đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc

Với nội dung lập vàđăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường được quy định cụ thể theoThông tư 15/2021/TT-BTNMT về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường như sau:

- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, lựa chọn, lập danh sách người có đủ điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư này gửi Vụ Pháp chế để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

>> Xem thêm: Tư pháp là gì ? Khái niệm tư pháp được hiểu như thế nào ?

Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc gồm các thông tin: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi công tác; trình độ, lĩnh vực chuyên môn; thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo (tính theo số tháng); kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn và hoạt động giám định tư pháp (tính theo số lượng vụ việc tham gia thực hiện giám định tư pháp).

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; trường hợp từ chối, Vụ Pháp chế có văn bản thông báo cho Thủ trưởng đơn vị đề nghị và nêu rõ lý do.

Vụ Pháp chế gửi Văn phòng Bộ đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định công nhận trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường và gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.

- Khi có sự thay đổi thông tin người giám định tư pháp theo vụ việc, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi Vụ Pháp chế; trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định điều chỉnh danh sách người giám định theo vụ việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp lựa chọn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường đăng tải danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường.

III. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

1. Điều kiện của tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn, công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Theo đó:

"Điều 19. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

>> Xem thêm: Cơ quan tư pháp là gì ? Khái niệm về cơ quan tư pháp

1. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải có đủ điều kiện sau đây:

a) Có tư cách pháp nhân;

b) Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định;

c) Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp.

2. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. Người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận và phân công người thực hiện giám định tư pháp.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của người trưng cầu giám định."

2. Lập và đăng tải danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

Khi lập vàđăng tải danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thì:

- Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Vụ Pháp chế gửi Văn phòng Bộ đăng tải danh sách tổ chức giám định theo vụ việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường và gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.

>> Xem thêm: Quyền tư pháp là gì ? Quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp năm 2013

- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp lựa chọn, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận, hủy bỏ công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của địa phương.

Sở Tài nguyên và Môi trường đăng tải danh sách tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường của địa phương trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường.

(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).

>> Xem thêm: Phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế