Giãn cách tới ngày mấy

Giãn cách tới ngày mấy

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong - Ảnh: TRUNG TÂM BÁO CHÍ

Chiều tối 7-7, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp công bố một số nội dung chỉ đạo quan trọng về công tác chống dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát chủng virus Delta có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Theo đó, khi một người mắc bệnh chủng cũ trung bình sẽ lây cho 2-4 người; chủng biến thể Alpha có thể lây cho 7 người khác, thì chủng biến thể Delta ước tính có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%.

Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, thành phố xác định cần phải làm quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch.

Do đó áp dụng chỉ thị số 16 của Thủ tướng 15 ngày trên địa bàn thành phố từ 0h ngày 9-7-2021.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong thông báo áp dụng chỉ thị 16 toàn TP - Video cắt từ chương trình thời sự VTV

Ông cũng chỉ đạo các sở ngành chỉ đạo tạm ngưng hoạt động các loại hình vận tải công cộng, xe hai bánh kết nối công nghệ với hành khách, xe ôm.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết hiện nay số ca nhiễm COVID-19 tại thành phố tăng nhanh, tuy nhiên nguồn lực của thành phố vẫn đảm bảo, vì vậy thành phố đề nghị người dân không cần tích trữ hàng hóa, không tập trung đông người tại siêu thị, chợ truyền thống.

Người dân thành phố hãy tin tưởng, chung sức cùng lãnh đạo thành phố trong thời gian 15 ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Phát huy tinh thần mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là pháo đài chống dịch. Đồng thời ủng hộ, cảm thông khi thành phố áp dụng giãn cách xã hội.

Ông Phong chia sẻ với những biện pháp được đưa ra trong chỉ thị 10, tiếp đây áp dụng biện pháp theo chỉ thị 16, nếu được thực hiện quyết liệt, nghiêm túc thì ông tin rằng dịch bệnh sẽ được đẩy lùi.

Giãn cách tới ngày mấy

Một con đường bị phong tỏa để chống dịch ở phường 4, quận 3, TP.HCM (ảnh chụp sáng 2-7) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

UBND thành phố giao Sở Y tế chuẩn bị kế hoạch tổ chức để kiểm soát dịch bệnh trong thời gian thực hiện chỉ thị 16. Trong đó, tăng cường điều tra, truy vết, khoanh vùng, dập dịch theo quy trình 5 bước của thành phố (xác định các mốc dịch tễ; bộ phận điều phối truy vết; triển khai truy vết F1; rà soát và hoàn tất danh sách F1; tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm).

Thành lập 22 đội truy vết dịch bệnh, mỗi đội từ 10-30 người tùy theo mức nguy cơ của từng địa phương và giao quyền chỉ đạo đội truy vết này cho các địa phương.

Tăng cường năng lực xét nghiệm, hoàn thành chỉ tiêu lấy 5 triệu mẫu toàn thành phố. Phát huy hiệu quả Trung tâm Điều phối xét nghiệm của thành phố và Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch.

Đồng thời, thẩm định xong và tổ chức cho 43 doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao với 56.000 lao động vừa cách ly, vừa sản xuất.

Bên cạnh đó, UBND thành phố yêu cầu triển khai kế hoạch điều trị 10.000-20.000 ca nhiễm, theo đó phân tuyến 3 cấp điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế (cấp không triệu chứng, cấp có triệu chứng nhẹ, trung bình và cấp điều trị bệnh nhân nặng).

Triển khai các giải pháp khai báo y tế điện tử, hỗ trợ điều tra dịch tễ bằng mã QR hỗ trợ công tác truy vết, điều tra dịch tễ nhanh chóng, chính xác khi phát hiện trường hợp nhiễm.

Về hàng hóa, hiện nay thành phố đã tạm ngưng hoạt động 3 chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) và một số chợ truyền thống để đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch nhưng chuỗi cung ứng hàng hóa của thành phố vẫn được duy trì ổn định.

Thành phố giao Sở Công thương đẩy mạnh tăng lượng hàng hóa cung ứng của các hệ thống phân phối hiện đại (các hệ thống phân phối lớn, chủ lực như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh…), gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng lên 120.000 tấn/tháng. Riêng Saigon Co.op đã dự trữ được 26.000 tấn/tháng...

Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố, từ ngày 27-4 đến 18h ngày 6-7, thành phố ghi nhận 7.385 ca nhiễm trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố, trong đó có 45 bệnh nhân tử vong.

Từ 6h ngày 6-7 đến 6h ngày 7-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố ghi nhận 1.693 trường hợp nhiễm, phần lớn là ở khu vực cách ly, khu phong tỏa, có 212 trường hợp tầm soát, sàng lọc tại bệnh viện và 682 trường hợp đang điều tra bổ sung thông tin.

Hiện đang điều trị 7.118 bệnh nhân dương tính mới. Có 335 bệnh nhân nặng tại 11 bệnh viện, trong đó có 8 trường hợp cần can thiệp ECMO.

Trước đó, từ 0h ngày 31-5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 15 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 giãn cách theo chỉ thị 16.

Nhưng do TP.HCM xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng nên đến ngày 14-6, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong tiếp tục chỉ đạo giãn cách xã hội toàn địa bàn TP.HCM theo chỉ thị 15 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 15-6 đến 0h ngày 29-6.

Đến ngày 19-6, UBND TP.HCM ban hành chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM; tạm ngưng các chợ tự phát, dừng vận chuyển hành khách công cộng... cho đến nay.

Giãn cách tới ngày mấy

Giãn cách tới ngày mấy
Kiểm soát chặt chẽ người ra vào TP.HCM, đảm bảo hàng hóa không ách tắc

TIẾN LONG - THẢO LÊ

TP HCM: Tiếp tục giãn cách xã hội thêm 14 ngày

Giãn cách tới ngày mấy
Giãn cách tới ngày mấy

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong quyết định tiếp tục giãn cách xã hội toàn TP HCM theo chỉ thị 15 thêm 14 ngày.

Đó là quyết định của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong sau khi nghe các sở ngành, quận huyện báo cáo tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) giảm cấp áp dụng giãn cách xã hội từ theo chỉ thị 16 xuống theo chỉ thị 15.

Như vậy, thay vì kết thúc giãn cách xã hội vào 0h ngày 15/6 như chỉ đạo trước đó, TP HCM tiếp tục giãn cách 2 tuần cho đến 0h ngày 30/6.

Nhiều người dân TP HCM đã viết trên Facebook động viên nhau với những lời chia sẻ như "Sài Gòn cố lên thêm 2 tuần nữa", "Cả nước cùng đồng lòng chống dịch", "Thêm 2 tuần nghỉ với sáng ở nhà, đêm coi bóng đá".

Trước đó, Bí thư Nguyễn Văn Nên cho rằng cần thiết giãn cách xã hội thêm một thời gian nữa, tương ứng một chu kỳ lây nhiễm của chủng biến thể mới hiện nay.

Ông Nên lưu ý rằng với những nơi có nguy cơ cao, dự liệu những tình huống khó đoán định, khó kiểm soát thì có thể áp dụng những biện pháp phòng chống dịch cao hơn. Những nơi đảm bảo an toàn, có thể đảm bảo kiểm soát được có thể áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 19.

Còn phía Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng toàn TP HCM kể cả quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) tiếp tục giãn cách xã hội 14 ngày theo Chỉ thị 15 từ ngày 15/6. Vì hiện hai khu vực này đang thực hiện Chỉ thị 16.

Covid-19: Dân góp quỹ, phép lạ của Việt Nam?

Vaccine phòng Covid-19 và chuẩn của Việt Nam là gì?

Covid-19: VN 'vội vàng' khi khởi tố vụ án liên quan Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng?

Lý giải việc này, ông Bỉnh cho rằng mầm bệnh vẫn âm thầm trong cộng đồng, sự xuất hiện liên tiếp hàng loạt các chuỗi lây nhiễm trong TP thời gian khoảng giữa tháng 5 cho thấy nhiều khả năng dịch xâm nhập vào thành phố vào đầu tháng 5, sau kỳ nghỉ lễ và đã lây lan âm thầm.

Như vậy, việc gỡ bỏ giãn cách sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tiếp tục có cơ hội để phát tán và lây lan. Thời gian 2 tuần bằng với thời kỳ ủ bệnh, sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh dịch.

Kiến nghị này được đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM sáng 14/6 khi thành phố đã ghi nhận 819 ca nhiễm - xếp thứ ba cả nước và trải qua 15 ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15.

Giãn cách tới ngày mấy
Giãn cách tới ngày mấy

Nguồn hình ảnh, Linh Pham/Getty Images

Tình hình dịch bệnh tại TP HCM khá phức tạp với cụm lây nhiễm mới tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Điểm dịch này được phát hiện từ ngày 11/6 khi một nhân viên phòng Công nghệ thông tin được xét nghiệm vì có triệu chứng nghi ngờ. Bệnh viện đã khẩn trương sàng lọc, truy vết thần tốc, cách ly, lấy mẫu tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện. Đến nay, 53 nhân viên đã có kết quả dương tính.

Trước đó, theo ông Bỉnh, cụm lây nhiễm liên quan đến nhóm Truyền giáo Phục Hưng với các hội viên của điểm nhóm này cư ngụ tại 16/22 quận, huyện, thành phố đã làm lây lan dịch bệnh ra 20/22 quận huyện và 6 tỉnh miền Nam (gồm Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, Tây Ninh, Trà Vinh, Bạc Liêu).

Tính từ ngày 26/5 đến nay, thành phố có có tổng cộng 463 trường hợp dương tính liên quan điểm nhóm tôn giáo này.

500 triệu liều Pfizer ‘miễn phí’: Biden lấy tiền ở đâu để chi trả?

Covid-19: Chỉ có vaccine là 'con đường bền vững giúp thoát dịch'

Covid-19: Không có liều vaccine nào thực sự là 'miễn phí'

Ngoài ra, TP HCM vẫn có những ổ dịch khác như ở xưởng cơ khí Hóc Môn và Khách sạn Đệ Nhất; chung cư Ehome 3 (phường An Lạc, quận Bình Tân); quán bánh cánh O Thanh (hẻm 287 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3)...Chính vì tình hình này, nhiều người cho rằng TP HCM cần tiếp tục giãn cách xã hội.

Trước đó, hôm 1/6, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp, ông Nguyễn Trí Dũng xin dừng giãn cách theo Chỉ thị 16: "Tình hình chung của quận đang có chiều hướng tốt, trong vài ngày tới nếu số ca nhiễm trong cộng đồng không tăng thì chỉ cần giãn cách theo Chỉ thị 16 hết 15 ngày là đủ", ông Dũng thêm rằng người dân, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn cần được chia sẻ.

Trong khi Chủ tịch UBND quận 12, ông Lê Trương Hải Hiếu thì đề xuất: "Nếu không có gì thay đổi, sau 15 ngày toàn quận đề nghị tiếp tục cách ly theo Chỉ thị 15".