Giảng nội dung bài hát chú ếch con là gì năm 2024

Đề tài : CHÚ ẾCH CON

I.Mục đích yêu cầu: 1. Vận động âm nhạc: - Trẻ vỗ tay nhịp nhàng theo tiết tấu phối hợp với bài hát. - Khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các cách vỗ khác nhau trong một bài hát [vỗ lên đùi, vỗ xuống đất, lắc tay...]. - Vận động theo tiết tấu phối hợp ở nhiều tư thế khác nhau: ngồi, nằm, đứng , nhảy..... - Khuyến khích trẻ sử dụng khuôn mặt của trẻ để thể hiện các vận động theo nhạc [ nháy mắt , gật đầu, lắc đầu, huýt sáo...]. - Biết bắt chước điệu bộ, dáng đi của các con vật trẻ yêu thích. - Vỗ đều, chính xác. 2. Trò chơi âm nhạc: - Trẻ nắm rõ luật chơi, biết hát theo giai điệu bài hát bằng các âm chữ cái. 3. Giáo dục: - Một số nề nếp học tập: biết đưa tay phát biểu, phụ giúp cô giáo cất dọn đồ dùng, hợp tác cùng nhau ... II. Chuẩn bị: -Đàn, máy hát. -Thẻ chữ cái x,s. -Nhạc cụ: phách tre, gáo dừa, xúc xắc, bộ goõ, nhạc cụ tự tạo -Mũ, nón các con vật. III. Hướng dẫn hoạt động: 1.HOẠT ĐỘNG 1 : Trò chơi ổn định: " 5 chú ếch". - CÔ cho trẻ nghe tiếng ếch kêu và đoán là tiếng kêu của con gì? -Cô dẫn dắt: "Có một bài hát gì nói về chÚ ếch con, bạn nào có thể nhớ tên bài hát đó?" -Gọi 1-2 trẻ đoán tên bài hát. Sau đó cho cả lớp nhắc lại. 2.HOẠT ĐỘNG 2: -Cô mở nhạc, trẻ hát lại bài hát một lần. -Trò chơi"Hát theo chữ cái". Cô nói: "Khi cô đưa chữ cái nào lên cao, các con hát to theo chữ cái đó, khi cô đưa chữ nào xuống thấp, các con hát nhỏ, đưa trước mặt thì hát vừa, khi không đưa chữ cái nào thì hát theo lời của bài hát". -Cho cả lớp chơi 1-2 lần. - Coâ hỏi trẻ về giai điệu, nhịp điệu của bài hát: "Khi con hát bài này con cảm thấy như thế nào?" [ nhạc vui hoặc buồn, nhanh hoặc chậm...] - Cô hỏi : "Với tiết tấu như vậy thì mình nên kết hợp vận động gì cho phù hợp?" [ Cho trẻ tự nêu ý tưởng]. - Cô mời 1-2 trẻ lên thực hiện vỗ tay theo tiết tấu phối hợp sau đ1o cô gợi ý cho cả lớp nhận xét xem bạn thực hiện như thế nào, ai có cách khác.... 2.1. Cả lớp hát và vỗ tay theo tiết tấu phối hợp - Cô gợi ý : "Ngoài cách vỗ tay ra các con còn nghĩ ra cách vỗ tay nào khác, VD vỗ lên vai....?" - Gợi ý trẻ vỗ lên bộ phận cơ thể để vận động theo tiết tấu phối hợp. 2.2 Gợi ý trẻ thể hiện theo tiết tấu phối hợp trên nét mặt : nháy mắt, nhướn lông mày,..... 2.3 Chia nhóm, cho trẻ tự chọn bộ gõ theo ý thích 2.4 Trò chơi "Làm theo nhạc trưởng". - Coâ noùi: " Mỗi nhóm sẽ cử ra một bạn làm nhạc trưởng điều khiển nhóm mình cùng hát và vỗ nhé !" Cho các trẻ thực hành. 2.5 Mỗi trẻ chọn một nón, mũ các con vật roài bắt chước dáng các con vật đó và di chuyển theo nhạc nền. 3. HOẠT ĐỘNG 3: -Trò chơi âm nhạc: "Bé làm nhạc sĩ". -Cô đàn những câu nhạc ngắn Câu 1: 3 nốt Đồ- Mi-Sol Câu 2: 4 nốt Fa-Sol-La-Fa Câu 3: 5 nốt Đồ- Rê- Mi- Rê-Đồ - Yêu cầu trẻ nghe nhạc và sáng tác lời dựa theo giai điệu của những nốt nhạc đó. - Cô chia trẻ làm 2 đội cùng thi đua, nếu đội nào sánng tác được lời bài hát phù hợp với giai điệu thì đội đó sẽ được thưởng 1 nốt nhạc may mắn. [ cô có thể gợi ý chủ đề, hoặc sử dụng 1 câu thơ trẻ đã học ].

Đó là câu nói vui của các em học sinh mỗi khi tôi giới thiệu và dạy các em học bài hát “Chú ếch con” của nhạc sĩ Phan Nhân. Ca khúc này được nhạc sĩ Phan Nhân sáng tác năm 1967. Như vậy “chú ếch con ” này đã được… 45 tuổi.

Đến nay ca khúc này vẫn được triệu triệu người yêu thích. Một số ca khúc sáng tác trong thời chiến không còn phù hợp với thời bình, thế mà “Chú ếch con” vẫn sống mãi, vượt thời gian, vượt không gian đến với mọi nhà, mọi em thiếu nhi trên khắp đất nước Việt Nam và thế giới. Tôi còn nhớ “Chú ếch con” cùng với em Hương Trà đã xuất ngoại và “làm mưa làm gió” ở Studio Antoniano ở thành phố Bologna [Ý] thu vào album CD ca nhạc thiếu nhi mang tên Zecchino d'Oro vào năm 2003. Khi tôi còn là cô bé học tiểu học ở trường làng tôi đã biết hát bài hát này, thế mà bây giờ tôi đã là một nhạc sĩ, một giáo viên đứng bục giảng 20 năm rồi vẫn thấy thích hát bài này. Ca khúc “Chú ếch con” được đưa vào giảng dạy trong chương trình Âm nhạc lớp 2 của bậc Tiểu học. Mỗi ngày, mỗi năm, được dạy các em học sinh bài hát này là một niềm vui đối với tôi.

Nhạc sĩ Phan Nhân quê ở Bình Ðức, Long Xuyên, An Giang. Ông sinh năm 1930. Từ nhỏ Phan Nhân đã tỏ ra là một cậu bé thông minh và có năng khiếu về nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp xong, theo tiếng gọi của quê hương ông gia nhập quân ngũ, tham gia kháng chiến chống Pháp, và cũng chính trong môi trường đó, chiến sĩ Phan Nhân đã sáng tác những ca khúc phục vụ kháng chiến. Không sáng tác nhiều như những nhạc sĩ khác, nhưng những bài hát của Phan Nhân hầu như là những ca khúc vượt thời gian, để lại trong lòng thính giả nhiều tình cảm sâu sắc, trong đó có thể kể đến một số tác phẩm như:Hà Nội niềm tin và hy vọng, Em ở nơi đâu, Thành phố của tôi, Trên quê hương Minh Hải, Tình bạn già, Cây đàn guitar VictoHara... Ca khúc Hà Nội niềm tin và hy vọng đạt giải Atrong các ca khúc viết về Hà Nội. Ngoài những ca khúc trên, nhạc sĩ Phan Nhân còn sáng tác rất nhiều những ca khúc dành cho thiếu nhi:Chú ếch con, Hàng cây ơn Bác, Vườn cây của Ba [phổ thơ Nguyễn Duy]... được nhiều thế hệ thiếu nhi Việt Nam yêu thích. Năm 1969 hưởng ứng cuộc vận động sáng tác bài hát cho các em thiếu nhi, ông đã giành được giải thưởng cao với bốn ca khúc: Em là bông lúa Ðiện Biên, Chú ếch con, Em là con gái má Út Tịch, Chú cừu Mộc Châu

Trong rất nhiều ca khúc nổi tiếng của ông viết cho thiếu nhi đã kể trên theo tôi ca khúc “Chú ếch con” là ca khúc mà nhiều người yêu thích nhất. Đây là ca khúc hay, có tính nghệ thuật cao, cả về giai điệu lẫn ca từ. Chính vì thế mà Bộ Giáo dục đã chọn bài hát này để đưa vào giảng dạy hơn 20 năm qua.

“Chú ếch con” được viết bởi một đoạn đơn, gồm 4 câu nhạc,giọng Fdur, nét nhạc trong sáng, hồn nhiên, giản dị. Âm hình chủ đạo trong bài hát đơn giản, phù hợp với thiếu nhi:

Với âm hình chủ đạo đơn giản ở trên, tác giả dùng cho cả 4 câu nhạc, thế mà bài hát không hề đơn điệu. Có thể nhấn mạnh thêm, với tiết tấu này bài hát đơn giản nhưng không đơn điệu. Có lẽ viết cho thiếu nhi, chúng ta cần viết đơn giản thôi để cho các em dễ xử lí. Đơn giản nhưng phải hay. Đấy là cái khó của nhạc sĩ khi cầm bút viết cho thiếu nhi. Nhạc sĩ Phan Nhân đã vượt qua “cái khó” ấy để đến với các em bằng chính cái tài viết ca khúc, biến những suy luận lí trí khô khan, biến những tính toán về khúc thức, bút pháp cao siêu thành tình cảm tự nhiên, chân thành, trong sáng, của mình thì các em mới cảm nhận được..

“Chú ếch con ” là một ca khúc lãng mạn, giàu hình ảnh. Thật không gì lãng mạn hơn mỗi khi hát ca khúc nay ta lại hình dung ra một cảnh rất nên thơ: Chú ếch con ngồi học bài bên hố bom cạnh vườn xoan. Không sợ bom đạn, chú ếch chăm chỉ này là tấm gương sáng cho bao học trò phải noi theo. Bài hát có tính giáo dục rất cao. Tuy vậy nó không giáo điều mà chân thực, gần gũi bởi những con vất rô ron, họa mi, chim ri… được tác giả nhân cách hóa hòa mình vào giai điệu tươi vui, tiết nhịp nôi nổi, tình cảm nhẹ nhàng trong suy nghĩ của tuổi thơ. Tôi không hiểu về chiến tranh nhiều, nhưng tôi có thể hình dung ra các thiếu niên, nhi đồng trong hoàn cảnh chiến tranh huỷ diệt của kẻ thù vẫn hồn nhiên ngồi học bài bên hố bom, vẫn múa hát vui đùa như trong ngày hội. Giúp các em học sinh của tôi hiểu được điều đó, các em được học trong một hoàn cảnh thuận lợi hơn nhiều nên sẽ cố gắng học tập thật tốt, để ngoan như chú ếch con trong bài hát. Một lần nữa, mời quý bạn đọc xem lại bài hát ngắn này :

Ca từ của Chú ếch con hoàn chỉnh như một bài thơ. Chính vì thế ca khúc này làm cho thiếu nhi thích thú bởi những hình ảnh gần gũi, thân thương được nhân cách hóa, bởi những ca từ lãng mạn, giản dị dễ hiểu, ngộ nghĩnh, đáng yêu… cùng với giai điệu trong sáng, tầm cữ vừa phải dễ hát, hợp với độ tuổi của các em.

“Chú ếch con” quả thực là món quà quý của nhạc sĩ Phan Nhân dành cho thiếu nhi. Chú ếch con của các em… “già nhất” Việt Nam và có lẽ nó sẽ “ trường thọ ” trong lòng khán giả yêu nhạc Việt Nam.

Chủ Đề