Giáo an toán cho trẻ 24 36 tháng

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Nhà trẻ 24 - 36 tháng - Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • Giáo an toán cho trẻ 24 36 tháng
    giao_an_nha_tre_24_36_thang_nhan_biet_phan_biet_hinh_tron_hi.doc

Nội dung text: Giáo án Nhà trẻ 24 - 36 tháng - Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông

  1. Lĩnh vực phát triển nhận thức: NBPB: Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông Lớp: Nhà trẻ 24 - 36 tháng Ngày soạn: Ngày thực hiện: Người thực hiện: Trần Thị Lê I. MỤC TIÊU : - Trẻ nhận biết phân biệt được hình tròn, hình vuông. Biết hình tròn lăn được vì không có cạnh, không có góc. Hình vuông không lăn được vì có cạnh, có góc. - Trẻ biết trả lời các câu hỏi của cô. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí nhớ cho trẻ, củng cố màu sắc( xanh, đỏ) cho trẻ. - Trẻ biết cách chơi, luật chơi của các trò chơi. - Giáo dục trẻ về nhà quan sát xem những lọai bánh nào có dạng hình tròn, hình vuông nói cho bố mẹ biết. 100% trẻ tham gia vào hoạt động, 92-94% trẻ đạt yêu cầu. II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: Giáo án, giáo án điện tử có hình tròn hình vuông 01 rá đựng hình tròn màu đỏ, hình vuông màu xanh - Chiếu cho trẻ ngồi. 2 ngôi nhà gắn hình tròn hình vuông * Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 rá đựng hình tròn màu đỏ, hình vuông màu xanh III. CÁCH TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú, giới thiệu bài: - Cho trẻ hát bài : “Em búp bê” Trẻ hát. - Các con vừa hát bài hát gì? Trẻ trả lời. Đúng rồi, bài hát nói về búp bê đó. - Giờ học hôm nay cô dạy các con “Nhận biết phân biệt Trẻ gọi tên. hình tròn, hình vuông”. *Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông: *Quan sát hình tròn: - Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng” Trẻ chơi trò chơi. - Cô cho trẻ quan sát hình tròn và đố trẻ hình gì ? (Hình Trẻ quan sát. tròn). Trẻ trả lời. -Cô mời cả lớp, tổ nhóm, cá nhân gọi tên hình tròn Trẻ gọi tên - Hình tròn có màu gì ? (Màu đỏ) Cô mời cả lớp, tổ nhóm, cá nhân gọi tên hình tròn màu Trẻ gọi tên đỏ - Hình tròn có lăn được không ?(cô giúp đỡ trẻ khi trả TrÎ tr¶ lêi. 1
  2. lời) - Hình tròn không có cạnh, không có góc nên hình tròn Trẻ xem. lăn được ( Cô lăn hình tròn cho trẻ xem)( vật thật) *Quan sát hình vuông: - Cô cho trẻ quan sát hình vuông và đố trẻ hình gì ? Trẻ quan sát. (Hình vuông). Cho trẻ tập nói - Hình vuông có màu gì ? (Màu xanh) Trẻ gọi tên. - Hình vuông có cạnh, có góc nên hình vuông không lăn được ( Cô chỉ cạnh và góc cho trẻ xem) Trẻ quan sát. *Trò chơi: Chọn lô tô theo yêu cầu của cô * Cách chơi: Khi nghe cô gọi chọn cho cô hình vuông Trẻ chơi. thì các con chọn nhanh lô tô và đưa lên cho cô và các bạn cùng xem nhé. *Luật chơi: Mỗi bạn chỉ chọn một tranh khi cô yêu cầu( cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần, cô chú ý bao quát trẻ, sửa sai cho trẻ). *Trò chơi: Tìm về đúng nhà: * Cách chơi: Cô có các ngôi nhà dán hình vuông, hình Trẻ tham gia. tròn. Cho trẻ cầm một tranh hình vuông, hình tròn bất kỳ vừa đi vừa hát các bài hát có trong chủ đề. Khi nghe cô nói “ tròi mưa, trời mưa” thì trẻ phải chạy nhanh về đúng ngôi nhà có gắn hình tương ứng với hình mà trẻ cầm trên tay. *Luật chơi: Trẻ nào chạy nhầm nhà thì phải chạy để tìm về nhà cho đúng. *Hoạt động 3: Củng cố: Giờ học vừa rồi cô cho các Trẻ trả lời. con nhận biết phân biệt gì ? (Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông ) Cho trẻ nhắc lại. - Giáo dục trẻ về nhà quan sát xem những lọai đồ dùng, Trẻ lắng nghe. đồ chơi nào có dạng hình tròn, hình vuông nói cho bố mẹ biết. 2

GIÁO ÁN

LỨA TUỔI: 25 – 36 THÁNG

CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

ĐỀ TÀI: BÉ CHỌN XE NÀO

HOẠT ĐỘNG CHÍNH: NBPB HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN

HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP: XẾP SÁT CẠNH

–         Rèn luyện khả năng chú ý lắng nghe và ghi nhớ không chủ định

–         Luyện tập nhận biết hình vuông, hình tròn qua các trò chơi

–         Làm quen kỹ năng phân loại hình tròn, hình vuông

–         Kết hợp: cháu xếp các hình sát cạnh nhau

–         Giáo dục: cháu chú ý lắng nghe. Cháu tự cất đồ chơi vào góc theo yêu cầu cô

–         Hình vuông hình tròn lớn bằng thùng carton

–         Hình vuông, hình tròn nhựa

–         Nhạc: một đoàn tàu

  1. TỔ CHỨC:
    • Hoạt động 1: nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn

–         Tạo tình huống. Cô đưa hình vuông, hình tròn (lớn)

–         Yêu cầu trẻ chọn 1 hình theo ý thích và khảo sát hình

+ Hỏi trẻ: con cầm hình gì đây?

Tại sao con biết nó hình tròn?

Hình vuông có lăn được không?

Cho trẻ trải nghiệm hình tròn lăn được, hình vuông không lăn được

–         Trẻ tiếp tục chơi với hình của mình

–         Cô đưa hình vuông, yêu cầu trẻ có hình vuông đặt sát cạnh hình vuông của cô

–         Cô đặt hình tròn sát cạnh hình vuông, yêu cầu trẻ có hình tròn đặt sát cạnh hình tròn của cô

–         Quan sát: các hình tạo ra tàu hỏa

Hỏi cháu: giống xe gì kêu xình xịch

–         Cô phát mỗi cháu 1 hình làm vé lên tàu

–         Cho cháu chơi làm một đoàn tàu (kết hợp với nhạc) (2 lần)

–         Tạo tình huống: tàu hỏa ngừng xuống sân ga

–         Chơi trò chơi: chạy về đúng hình (2 lần)

Hỏi cháu: hình gì?

     Chơi lần 1: chạy về nhà hình vuông, hình tròn

+ Bạn nào có vé hình vuông chạy về nhà hình vuông

+ Bạn nào có vé hình tròn chạy về nhà hình tròn

   Chơi lần 2: các cháu đổi vé với nhau. Chơi chạy về nhà hình vuông, hình tròn

  • Hoạt động 2: phân loại hình

–         Phát cho mỗi cháu thêm 1 hình

Mỗi cháu 2 hình (1 hình tròn, 1 hình vuông)

Hỏi cháu: con cầm hình gì?

–         Chơi trò chơi: cho hình đi chơi

+ Hình vuông đi chơi (đẩy hình vuông lên)

+ Hình vuông đi về (kéo hình vuông về)

Tương tự cho hình tròn đi chơi

–         Gắn hình lên bảng nỉ

Yêu cầu:

+ Cháu có hình vuông gắn lên bảng nỉ hình vuông

+ Cháu có hình tròn gắn lên bảng nỉ hình tròn

–         Cháu thực hiện, cô cùng trẻ kiểm tra

HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN.

Chủ điểm: Trường Mầm Non.

Đề tài:Ôn số lượng 1 và 2

Nhóm lớp:Chồi

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Kiến thức:

_Nhận biết các đối tượng có số lượng 1 và 2

_Tạo nhóm 2 đồ dùng đồ chơi, đồ chơi mầm non.

Kỹ năng:

_Quan sát và nêu kết quả về số lượng của đồ chơi

_Thêm hoặc bớt để tạo số lượng mới

Phát triển:

_Khả năng phân nhóm vào một đạc điểm cho trước.

Giáo dục:

_Trẻ có tâm trí học thoải mái, biểt chú ý.

_biết lắng nghe bạn nói và nhường nhịn nhau khi thực hiện bài tập.

CHUẨN BỊ:

Hoạt động chung:

_Đồ vật đồ chơi trong lớp

_Bài tập, bút màu cho trẻ.

Hoạt động góc:

Tạo hình: Vẽ, cắt, dán đồ dung đồ chơi theo số lượng.

Âm nhạc:Những bài hát có số lượng 1 và 2

Học tập:Bài tập trong sách.

Hoạt động tích hợp: Một số bài hát nói về số lượng:Một con vịt, Cá vàng bơi,Hoa bé ngoan.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

Hoạt động cô

Hoạt động cháu

Hoạt động 1: Nhận biết những đồ chơi, đồ vật có số lượng 1.

  _Cho trẻ tìm những
đồ chơi trong lớp với số lượng 1

  _Cho trẻ chọn một
món đồ chơi mà trẻ thích.

Trẻ thực hiện

Hoạt động 2: Tạo nhóm hai đối tượng

  _Với một món đồ chơi
các con đã có sẵn,bây giờ nếu muốn được hai thì cô sẽ làm gì?

  _cho trẻ thực hiện
tạo nhóm 2.

  _Đã có một món đồ
chơi rồi, bây giờ nếu thêm một nữa thì mình sẽ  được
mấy?

  _Vậy 1 + 1 = ?

Thực hiện và trả lời các câu hỏi của cô

Hoạt động 3: Tìm đồ chơi có số lượng 2:

  _Cho trẻ tìm đồ chơi
có số lượng 2 cho mình.

  _Tổ chức những trò
chơi với con số.

  _Thi hát: chia trẻ thành 2 nhóm, thi đua hát những bài có số lượng 1 và 2.Kết quả tháng cuộc dựa

trên tổng số bài hát.

Hoạt động với những yêu cầu cô đưa ra

Kết thúc:

Gửi bởi Hà Vũ in Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng
Tags: Giáo án lớp mầm, Giáo án mầm non làm quen với toán, Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng