Giáo án toán so sánh cao thấp

Giáo án LQVT: So sánh cao thấp giữa các thành viên trong gia đình

I. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

1. Kiến thức:

- Trẻ biết so sánh cao thấp giữa các thành viên trong gia đình, nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao giữa các thành viên.

2. Kỷ năng:

- Sữ dụng đúng các từ cao nhất – cao hơn – thấp nhất – thấp hơn.

3. Giáo dục:

- Hứng thú tham gia các hoạt động.

- Biết yêu mến những người thân trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ

- 1 số hình người (Bố, mẹ, con)

- Mỗi trẻ 1 rổ đựng các hình người: bố, mẹ, con


III. TIẾN HÀNH

- Cô cùng trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”

- Trò chuyệ về bài hát, về các thành viên trong gia đình

* HĐ 1: So sánh và nhận xét sự giống và khác nhau giữa chiều cao của 2 đối tượng

- Cô gắn hình bố - con lên bảng cho trẻ quan sát và so sánh chiều cap giữa bố và con

- Cho trẻ diễn đạt câu đầy đủ: Tranh vẽ hình bố cao hơn – Hình con thấp hơn

- Tương tự, gắn hình mẹ - con lên bảng cho trẻ quan sát, so sánh, nhận xét.

+ So sánh chiều cao – thấp giữa cô và bạn(Gọi 1 trẻ lên đứng cạnh cô) cho trẻ nhận xét, so sánh.

* HĐ 2: So sánh chiều cao thấp giữa 2 đối tượng

- Cô gắn 3 hình : Bố, mẹ, con lên bảng

- Cho trẻ nhận xét, so sánh:

- Hình bố cao nhất, hình mẹ thấp hơn, hình con thấp nhất

- Cô mời 2 bạn có chiều cao khác nhau đứng cạnh nhau cho trẻ nhận xét, so sánh xem bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn?

- Cô cùng đứng cạnh 2 bạn

- Cho cả lớp quan sát, nhận xét, so sánh

- Tương tự, gọi 2 bạn khác lên cho trẻ quan sát, nhận xét, so sánh.

- Cô cùng trẻ đọc bài thơ “Yêu mẹ” đồng thời phát rổ đựng đồ dùng cho trẻ.

- Cho trẻ chơi “ Cho trẻ xếp hình các thành viên trong gia đình ra từng dãy theo yêu cầu của cô.

+ Cao nhất – Thấp hơn – Thấp nhất

+ Cao nhất – Thấp nhất – Cao hơn

+ Cao hơn – Cao nhất – Thấp nhất

* HĐ 3: Luyện tập

- Trò chơi “Tìm bạn”

- Cô nhắc lại cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần

- Kết thúc: Nhắc lại tên đề tài

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

Giáo án toán so sánh cao thấp

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

HCCĐ:  “Làm quen truyện “Tích Chu”

- Cô giới thiệu tên truyện, tên tác giả

- Kể cho trẻ nghe 2 – 3 lần

* Chơi kết hợp ở các góc: Cô quan sát trẻ chơi ở các góc, động viên, khuyến khích trẻ chơi, chơi xong cho trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, sạch sẽ.

Đánh giá cuối ngày

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

LQVT

Dạy trẻ so sánh cao – thấp của 2 đối tượng

1. Kiến Thức

- Qua hoạt động trẻ nhận biết, phân biệt được cao, thấp giữa 2 đối tượng

2. Kỹ năng

- Trẻ có kỹ năng phân biệt được cao, thấp bằng cách xếp cạnh nhau trên cùng mặt phẳng

- Có khả năng so sánh bằng mắt

- Trẻ chơi thành thạo trò chơi

Thái độ

- Giáo dục trẻ có ý thức trong  giờ học

* Đồ dùng của cô:

- Đài đĩa có một số bài hát trong chủ điểm

- Rổ đựng các cặp Bố, mẹ, con có kích thước cao, thấp khác nhau trong bộ toán

- 2 cái cốc có độ cao, thấp khác nhau

2. Đồ dùng của trẻ

Mỗi trẻ một rổ đồ dùng giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn.

- Qủa bóng bay cho trẻ chơi trò chơi.

- Vở trò chơi học tập

- Bút sáp

1.HĐ1: Gây hứng thú

- Cô cho trẻ hát bài: “ cả nhà thương nhau”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói lên điều gì?

- Gia đình các con có những ai? Cho trẻ kể tên

2. HĐ2: Nội dung:

 Ôn nhận biết tay phải – tay trái

- Cô cho trẻ chơi trò chơi : “ Dấu tay ”

- Tay phải của các con đâu? ( trẻ dơ tay phải)

- Tay trái của các con đâu ? ( trẻ dơ tay trái)

- Ai cho cô biết bên phía tay phải của con là bạn nào? bên phía tay trái của con là bạn nào?

* Nhận biết phân biệt cao – thấp của 2 đối tượng

- Cô mời 2, 3 cặp bạn ( Một bạn cao, một bạn thấp hơn) lên cho cả lớp quan sát và nhận xét, bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn

- Giáo dục trẻ ăn đủ chất để có một cơ thể cao lớn

- Cho trẻ lên lấy đồ dùng

- Cho trẻ so sánh cao, thấp của 2 cặp ( Bố và con; Mẹ và con)

- Khi để 2 người cùng đứng trên cùng một mặt phẳng chúng mình hãy quan sát xem ai cao hơn, ai thấp hơn?

- Cho trẻ so sánh 2 cái cốc( 1 cao, 1 thấp) để cạch nhau

* Ôn luyện củng cố

* Trò chơi : Ai cao hơn

+ Cho trẻ đứng lên chơi trò đập bóng ( Ai cao hơn sẽ đập được nhiều bóng, ai thấp hơn sẽ đập được ít bóng)

* Trò chơi : Hãy chọn cho đúng

- Cô cho trẻ về bàn ngồi phát sách cho trẻ chọn và tô màu những ai cao hơn trong các cặp Bố - mẹ: Chị - em

3.HĐ3: Kết thúc

- Cô nhận xét giờ học và khen trẻ

*Hoạt động 1: Ôn nhận biết chiều cao của hai đối tượng

- Cô giới thiệu các cô tới dự giờ.

- Tổ chức cho trẻ chơi cây cao, cỏ thấp

- Chúng mình vừa chơi trò chơi gì?

- Cây thì như thế nào?

- Cỏ thì như thế nào?

- Bây giờ chúng mình cùng chơi trò chơi: Tìm bạn nhé, các con vừa đi vừa hát bài “Tìm bạn thân” khi cô nói: “tìm bạn, tìm bạn” thì hai bạn sẽ cầm vào tay nhau nhé.

- Các con cùng quan sát xem ai cao hơn, ai thấp hơn?

- Ai cao hơn các con đứng vào một hàng bên tay phải của cô.

- Ai thấp hơn sẽ đứng về một hàng bên tay trái của cô

- Các con đứng hai hàng sát vào nhau xem ai cao hơn và ai thấp hơn.

- Các con quan sát 2 cô đứng cạnh nhau cô nào cao hơn, cô nào thấp hơn?

- Vì sao con biết? (Vì khi đứng cạnh nhau thì đầu cô Toàn nhô lên cao hơn so với cô Thu vì vậy cô Toàn cao hơn cô Thu)

- Các bạn chơi rất giỏi cô thưởng cho mỗi bạn một rổ đồ chơi chúng mình cùng lấy rổ đồ chơi về chỗ ngồi nào?

*Hoạt động 2: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều cao giữa hai đối tượng

- Cô tặng con những gì?

- Cô cũng có hai cây hoa giống của các con đấy

- Hai cây này có màu gì?

- Để biết được chính xác về chiều cao của hai cây này cô giáo sẽ hướng dẫn các con cách so sánh nhé

- Các con hãy xếp cho cô hai cây cạnh nhau trên cùng một mặt phẳng là cái bảng này nhé.

- Các con hãy quan sát chiều cao của hai cây này như thế nào?

- Cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn

- Vì sao con biết?

- Chúng mình đã phát hiện ra rồi đấy, để xem các bạn nói có đúng không bây giờ các con hãy lấy cây xanh đặt phía sau cây hoa vàng, ai có nhận xét gì?

- Vậy cây nào cao hơn?

- Còn cây nào thấp hơn?

- Bây giờ các con cùng đo cây của mình xem cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn?

- Cô quan sát và hướng dẫn cá nhân trẻ đo.

- Cho trẻ nhắc lại: Cây xanh thấp hơn, cây vàng cao hơn.

=> Cô chốt lại: 2 cây này không bằng nhau, cây màu vàng cao hơn cây màu xanh vì khi dùng thước đo thước bằng cây màu vàng, khi đo cây màu xanh thì thước thừa ra một đoạn.

+ Trò chơi: Thi xem ai nhanh

- Chúng mình học rất giỏi cô thưởng cho cả lớp trò chơi: Thi xem ai nhanh

+ Khi cô nói “cao hơn” thì chúng mình chọn cây hoa màu vàng giơ lên và nói cây màu vàng

+ Khi cô nói “thấp hơn” thì chúng mình chọn cây hoa màu xanh giơ lên và nói cây màu xanh

Ngược lại:

+ Khi cô nói cây màu vàng trẻ nói “cao hơn”

+ Khi cô nói cây xanh trẻ nói “Thấp hơn”

- Chúng mình nhìn xem trong lớp mình có đồ dùng đồ chơi gì cao hơn hay thấp hơn không?

* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố:

* Trẻ nhìn quanh lớp xem có những đồ vật, con vật gì cao hơn, thấp hơn

* Trò chơi “Bé thi tài”: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội có một vườn hoa

Nhiệm vụ của hai đội là chọn những cây hoa cao tặng cho bạn búp bê cao, chọn cây hoa thấp tặng cho bạn búp bê thấp.

- Cô nhận xét kết quả chơi của hai đội

* Kết thúc: Hát bài “Kết đoàn”

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Cây cao, cỏ thấp ạ

- Cây thì cao

- Cỏ thì thấp

- 2 trẻ cầm tay nhau tạo thành một đôi

- Trẻ quan sát và trả lời

- Trẻ xếp hàng

- Trẻ xếp hàng

- Trẻ quan sát và trả lời

- Cây hoa

- Trẻ đếm

- Màu vàng, màu xanh

- Trẻ xếp hai cây lên bảng con

- Không bằng nhau

- Cây hoa vàng cao hơn, cây hoa xanh thấp hơn

- Ngọn cây hoa vàng thừa ra một đoạn

- Ngọn cây hoa vàng thừa ra một đoạn

- Cây vàng cao hơn

- Cây xanh thấp hơn

- Trẻ đo và nói kết quả

- Cây màu xanh thấp hơn cây màu vàng

- Trẻ chơi

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ tìm và nói kết quả

- Trẻ chơi