Giáo An trò chơi vòng tròn tiết tấu

Privacy Overview

This website uses cookies so that we can provide you with the best user experience possible. Cookie information is stored in your browser and performs functions such as recognising you when you return to our website and helping our team to understand which sections of the website you find most interesting and useful.

Strictly Necessary Cookies

Strictly Necessary Cookie should be enabled at all times so that we can save your preferences for cookie settings.

If you disable this cookie, we will not be able to save your preferences. This means that every time you visit this website you will need to enable or disable cookies again.

Trò chơi âm nhạc cho trẻ mẫu giáo đang là từ khóa được rất nhiều bạn tìm kiếm. Vậy nên hôm nay Game Thủ sẽ giới thiệu đến các bạn chủ đề Trò chơi âm nhạc cho trẻ mẫu giáo | Trò chơi âm nhạc Vòng tròn tiết tấu thông qua clip và nội dung dưới đây:

Mua sản phẩm này trên Shopee: Mua Ngay

Mua sản phẩm này trên Lazada: Mua Ngay

Mua sản phẩm này trên Tiki: Mua Ngay

GIÁO ÁN

DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2020 - 2021

Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ

Hoạt động: Giáo dục âm nhạc

Đề tài:

Hát, múa minh họa bài hát “Lý cây bông” [dân ca Nam Bộ]

Nghe hát: Cò lả [dân ca đồng bằng Bắc Bộ]

Trò chơi âm nhạc: Vòng tròn tiết tấu

Đối tượng: Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi

Thời gian: 30 phút

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Đơn vị: Trường mầm non Ngọc Xá

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài hát, tên làn điệu dân ca: “Lý cây bông” [dân ca Nam Bộ], “Cò lả” [dân ca đồng bằng Bắc Bộ]. Trẻ hiểu nội dung bài hát.

- Trẻ hát rõ lời, đúng nhạc, biết múa minh họa bài hát “Lý cây bông”

- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc “vòng tròn tiết tấu”

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng hát, múa minh họa, kỹ năng nghe hát cảm thụ âm nhạc

- Rèn cho trẻ kỹ năng chơi trò chơi “Vòng tròn tiết tấu” biết thay đổi tư thế khi có nhạc theo tiết tấu khác nhau.

- 96% đến 98% trẻ thực hiện tốt

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn, vâng lời người lớn, biết bảo vệ môi trường, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Giáo án, video hình ảnh vườn hoa mùa xuân, đồng bằng Bắc Bộ, que chỉ

- Trang phục phù hợp, máy tính, loa, ti vi

2. Đồ dùng của trẻ

- Trang phục phù hợp, mũ múa các loại hoa, phách tre

- Mỗi trẻ một chiếc cốc giấy

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Dự kiến hoạt động của trẻ

1. Mở đầu, gây hứng thú, ổn định tổ chức, giới thiệu bài [ 1 đến 2 phút ]

Cô giới thiệu thành phần ban giám khảo.

Mùa đông đã đến, mùa xuân sắp tới rồi

Cô mời các con xem một đoạn video về vườn hoa mùa xuân, cùng cảm nhận màu sắc của hoa và thả hồn theo nền điệu nhạc du dương, nhẹ nhàng, êm ái của điệu sáo trúc hòa mình vào đất trời mùa xuân.

Các con hãy nêu cảm nhận khi xem video này?

Trong vi deo có những mùa hoa gì?

Hoa rất đẹp và có nhiều màu sắc vàng, đỏ, trắng, tím. Âm nhạc thì rất du dương, nhẹ nhàng. Hôm nay cô muốn cùng chúng mình hát và múa minh họa bài hát “Lý cây bông” dân ca Nam Bộ. Đến với bài hát này, cô chuẩn bị cho mỗi bạn một chiếc mũ múa hoa có nhiều màu sắc, xin mời các con lấy mũ múa và về vị trí đề chúng mình cùng thể hiện nhé.

2. Nội dung bài [26 - 28 phút]

Hoạt động 1: Dạy hát, múa minh họa “Lý cây bông” dân ca Nam Bộ

- Cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang, quay mặt lên ban giám khảo hát, múa theo cảm nhận của trẻ.

Cô hỏi trẻ:

Các con vừa hát, múa bài hát có tên là gì?

Theo làn điệu dân ca miền nào?

- Để rõ lời bài hát này hơn, cô mời các con ngồi gần lại cô lắng nghe cô hát nhé.

Để kết hợp điệu múa với lời ca, cô mời các bạn về chỗ ngồi nghe và xem cô hát, múa minh họa bài hát “Lý cây bông” dân ca Nam Bộ.

Cô vừa hát, múa cho các con bài hát gì?

Theo làn điệu dân ca miền nào?

Giảng nội dung: Bài hát “Lý cây bông” dân ca Nam Bộ với giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng. Trong thiên nhiên có rất nhiều loài hoa, đều có vẻ đẹp và màu sắc khác nhau, tô điểm thêm cho quê hương đất nước. Chính vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ hoa và biết ơn người trồng hoa cho chúng ta những bông hoa đẹp để trang trí nhà cửa, các ngày lễ hội.

- Và bây giờ cô xin mời các con tạo thành đội hình để chúng ta hát, múa minh họa bài hát “Lý cây bông” nhé.

- Các tổ cũng muốn được thi đua hát, múa minh họa. Cô mời các tổ thi đua hát nối tiếp trước khi kết hợp động tác múa minh họa nhé. Khi cô đánh nhịp về phía tổ nào tổ đó hát, cô đánh nhịp hai tay các tổ cùng hát.

- Không phải để các tổ đợi lâu, sau đây cô xin mời từng tổ thi đua hát, múa minh họa bài hát “Lý cây bông”

Cô cho từng tổ thể hiện, cô bao quát trẻ

- Để giai điệu bài hát thêm hấp dẫn, có nhiều âm sắc, cô xin mời tổ 3 lên sân khâu hát, múa, hai tổ còn lại sẽ lấy phách tre gõ đệm theo nhịp cho các bạn nhé.

- Các nhóm nhạc cũng múa lên sân khấu thể hiện cô xin mời đệm trống bạn…. gita bạn…sáo trúc bạn…cùng nhóm bạn hát múa.

- Qua phần thể hiện của các con, cô quan sát thấy có một 1 hát hay, múa đẹp, các con cùng đến với giọng hát của bạn…và xem bạn ấy hát, múa minh họa.

Các con vừa được hát, múa minh họa bài hát có tên là gì? Thuộc dân ca miền nào?

Ngày hôm nay, các con cùng du lịch đến miền Nam Bộ, cô mời các con quay về miền Bắc Bộ, nơi cũng có những làn điệu dân ca mượt mà, xin mời các con hướng mắt du lịch qua màn ảnh nhỏ.

Hoạt động 2: Nghe hát “Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc Bộ

Cô cho trẻ xem video về miền quê đồng bằng Bắc Bộ.

Trong video có cái gì?

- Những hình ảnh này nhắc đến bài hát “Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Cô mời các con ngồi ngoan nghe cô hát và cảm nhận giai điệu nhé.

- Bài hát này không những hay mà còn được kết hợp các động tác múa uyển chuyển, cô mời cô thương đã tập múa cùng cô sẽ lên thể hiện với cô nhé.

Các con vừa nghe cô hát và xem hai cô múa bài hát có tên là gì?

Theo làn điệu dân ca miền nào?

Giảng nội dung: Bài hát “Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Với giai điệu mượt mà, nhẹ nhàng, nói về hình ảnh miền đồng bằng Bắc Bộ, cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay.

Qua 2 bài hát nhẹ nhàng, sâu lắng đó là bài “Lý cây bông” dân ca Nam Bộ và bài “Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc Bộ. Cô mời các con đến với trò chơi âm nhạc sôi nổi hấp dẫn. Đó là trò chơi “Vòng tròn tiết tấu”

Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Vòng tròn tiết tấu”

Ở trò chơi này, các con lắng nghe nhạc, gõ vỗ theo tiết tấu, nhanh tay chuyển chiếc hộp âm nhạc của mình cho bạn bên cạnh. Các con sẽ phối hợp với nhau để tạo thành một vòng tròn tiết tấu nhé.

Các con đã sẵn sang chơi chưa?

Chúng mình cùng nghe nhạc và tạo thành vòng tròn tiết tấu nào.

Các con chơi rất giỏi, bản nhạc sôi nổi đã vang lên rồi, các con nhanh tay cất cốc về vị trí vòng tròn để chúng mình chơi tiếp nhé.

Lần 2: Cho trẻ cất cốc và chơi tiếp theo hình thức khác.

Chúng mình đã tạo được một vòng tròn tiết tấu rất là vui nhộn, cô khen tất cả các con. Bạn nào có thể nhắc lại cho cô biết hôm nay chúng mình học bài hát gì nào?

3. Kết thúc: Dặn dò củng cố [1 phút]

Các con trả lời rất rõ ràng, hát hay, múa đẹp. Muốn hát hay hơn nữa, múa đẹp hơn nữa các con hãy chăm chỉ luyện tập mọi lúc mọi nơi nhé.

Cô mời các con đứng dạy hát và múa minh họa 1 lần bài hát “Lý cây bông” dân ca Nam Bộ và kết thúc giờ học của chúng mình nào.

Trẻ lắng nghe, kính chào các cô giáo về dự

Trẻ lắng nghe và xem video

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ lấy mũ múa về vị trí

Trẻ xếp thành 3 hành ngang hát, múa theo ý thích.

2 - 3 Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ hát múa tập thể theo đội hình vòng tròn

Trẻ hát nối tiếp theo tay cô đánh nhịp

Các tổ hát, múa minh họa

Trẻ kết hợp hát, múa, gõ đệm

Nhóm trẻ hát, múa minh họa

Cá nhân trẻ hát, múa minh họa

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe và xem video

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe và xem cô múa

Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi theo nền nhạc

Trẻ chơi tiếp

Trẻ lắng nghe và trả lời

Trẻ lắng nghe, hát, múa minh họa kết thúc bài học

GIÁO ÁN

DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN

Năm học: 2020-2021

Lĩnh vực phát triển thể chất

Hoạt động : Thể dục

Đề tài : Bật tách, khép chân qua 7 ô

Chủ đề : Nghề nghiệp

Đối tường: Trẻ 5-6 tuổi

Thời gian: 30 phút

Ngày soạn:….

Ngày dạy:…..

Giáo viên : Nguyễn Thị Thúy

Đơn vị công tác: Trường Mầm non Ngọc Xá

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Trẻ  biết tên vận động: Tách chân, khép chân qua 7 ô

- Trẻ biết cách tách chân, khép chân qua 7 ô

- Trẻ biết chơi trò chơi “Ném vòng cổ vịt”

2. Kĩ năng.

- Rèn kỹ năng bật tách chân, khép chân qua 7 ô

- Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia trò chơi.

- 96% đến 98% trẻ thực hiện tốt

3. Thái độ.

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, biết chờ đến lượt để vận động, chơi.

- Giáo dục trẻ biết về ngày 20/11 ngày nhà giáo Việt Nam

II. Chuẩn bị.

1. Đồ dùng của cô

- Giáo án, loa, máy tính;

- Phòng tập bằng phẳng, sạch sẽ;

- Trang phục thể thao, bông  xù, 7 chiếc vòng được cô đích kết vào nhau

2. Đồ dùng của trẻ

- Trang phục thể dục, bông xù;

- 7 chiếc vòng rời, 7 chiếc vòng được cô đích kết vào nhau;

- 1 chiếu có 7 ô hình tròn, 1 chiếu có 7 ô hình lục giác

- 2 thảm mỗi thảm có 7 ô vuông.

- Vòng nhỏ, chai nhựa được gắn vào xốp cho trẻ chơi.

3. Tích hợp

- Khám phá xã hội ngày nhà giáo Việt Nam

- Âm nhạc: Một số bào hát trong chủ đề

III.Tiến hành.

Hoạt động của cô

Dự kiến hoạt động của trẻ

1.Ổn định, gây hứng thú  [ 1-2 phút]

- Cô giới thiệu : Xin chào tất cả các bé đến với hội thi “ Bé khỏe,bé tài năng” ngày hôm nay.

- Đến với hội thi ngày hôm nay có các vận động viên nhí đến từ lớp 5 tuổi A2,và thành phần không thể thiếu trong ngày hôm nay đố là các cô trong ban giám khảo đến từ phòng giáo dục huyện Quế võ đề nghị các bé nhiệt liệt chào mừng.

-  Cô Thúy sẽ là người dẫn chương trình đồng hành cùng các con.

 2. Nội dung [26-28 phút]

*Hoạt động 1: Khởi động

- Các con ạ: Sắp đến ngày 20/11, ngày nhà giáo Việt Nam. Trường ta có tổ chức Hội thi “Bé khỏe,bé tài năng”,  chúng ta sẽ phải trải qua 2 phần thi đó là phần thi đồng diễn và phần thi tài năng. Trước khi tham dự Hội thi có bạn nào bị ốm, mệt mỏi hay đau chân, đau tay không nào?

- Bây giờ chúng mình đã sẵn sàng tham dự phần thi chưa? Vậy cô mời chúng mình cùng nhau khởi động thật khỏe mạnh để vào dự thi nhé.

- Cho trẻ chuyển đội hình thành vòng tròn to, đi thay đổi các kiểu chân kết hợp các động tác theo sự hướng dẫn của cô. Bật nhạc “ Đi xe lửa” cô đi giữa cùng làm động tác ngược chiều với trẻ.

- Đi thường vỗ tay theo nhạc-> Đi bằng gót chân, 2 tay đưa sang ngang-> Đi thường-> Đi kiễng chân-> Đi thường-> Đi nhanh -> chạy chậm-> chạy nhanh -> chạy chậm->Đi thường- >Về đội hình 2 hàng dọc .

- Chúng ta đã đến hội thi rồi.

- Các đội điểm số 1-2 đến hết.

- Cô cho trẻ tách hàng, cô hô khẩu lệnh cho trẻ chuyển đội hình: “ Mời các bạn đứng ở vị trí số 2 bước sang trái 2 bước – bước. Cả đội chú ý, bên phải - quay.

*Họat động 2: Trọng động

a, BT phát triển chung [tập theo nhạc bài: “ Cho con ”].

- Dẫn dắt giới thiệu: “Phần thi thứ nhất hôm nay, ban tổ chức xin mời các bạn đến với màn đồng diễn vô cùng thú vị!”.Chúng mình đã sẵn sằng chưa?

+ Động tác tay: 2 tay đưa lên cao kết hợp với chân [ 2x8 nhịp].

+ Động tác chân: 2 tay đưa ra phía trước, đầu gối khụy[ 2x8 nhịp].

+ Động tác bụng: 2 tay đưa lên cao, xoay ngừơi sang trái , sang phải [ 2x8 nhịp].

+ Động tác bật: Bật tách chân, khép chân [ 3x8 nhịp].

- Tập xong cho trẻ chuyển đội hình cô hô khẩu lệnh: “ bên trái – quay”.

- Các đội đã hoàn thành phần thi đầu tiên thật xuất sắc. Bây giờ cô mời chúng mình cùng chuyển đội hình từ 4 hàng dọc thành 2 hàng dọc và cùng hướng mặt vào phía nhau nào!

b, Vận động cơ bản.

-Các con ơi chúng mình sẽ bước sang phần thi thứ 2,nhưng trước khi thi đến phần thi thứ 2 các con xem cô mang đến cho chúng mình món quà gì nhé.

-Các con có biết món quà này là gì không?[ 7 chiếc vòng thể dục]

-Cô cho 1 trẻ lên thực hiện

- Giới thiệu hoạt động: Các con ơi phần thi này giống như bạn vừa làm đấy đó là phần thi tài năng“ Bật chụm , tách chân qua 7 ô vòng”. Để chúng mình có thể thực hiện tốt phần thi này chúng mình cùng chú ý quan sát cô làm mẫu nhé!

* Cô làm mẫu:

- Lần 1: Cô tập mẫu không phân tích.

- Lần 2: Cô tập mẫu kết hợp phân tích vận động: “ Khi có hiệu lệnh “chuẩn bị” cô đứng trước vạch chuẩn, 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “bật”, cô bật chụm 2 chân vào ô , bật tách chân vào ô 2, bật chụm 2 chân vào ô 3…..khi bật chú ý chân không chạm vào vòng , tiếp tục bật chụm rồi tách chân cho đến hết các ô. Sau đó bật ra ngoài bằng 2 bàn chân. Khi bật xong cô nhẹ nhàng đi về phía cuối hàng đứng.

* Trẻ thực hiện

-Cô gọi 1-2 trẻ của 2 đội lên thực hiện

-Cô gọi 1-2 trẻ nhận xét bạn

+ Lần 1: Cô mời lần lượt từng trẻ ở 2 đội lên tập. Cô hô cho trẻ tập và quan sát, sửa sai cho trẻ.

-Khi trẻ tập lần lượt xong cô nhận xét

+ Lần 2: cô cho 2 đội bật nhảy trên các hình khác nhau.

-Trước khi tập cô nhắc lại : Các con khi nhảy đến hình nào thì nhảy chụm,tách chân và tiếp đất nhẹ nhàng.

-Cô cho trẻ thực hiện

- Cô quan sát, nhận xét trẻ. Động viên, khích lệ khen ngợi trẻ.

- GD trẻ : thường xuyên tập thể dục ăn đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh

+Lần 3: Cho 2 đội thi đua với nhau

-Cô nhận xét

c, Trò chơi: Kéo mo cau:

-Sau 2 phần thi cô thấy cả 2 đội rất xuất sắc cô thưởng cho các con trò chơi mang tên “Kéo mo cau” các con đã sẵn sang chưa?

- Cô phổ biến cách chơi : Cô đã chuẩn bị 2 chiếc mo cau khi chơi một số bạn sẽ ngồi lên mo cau còn một số bạn sẽ cầm đầu mo cau kéo các ban

- Luật chơi : Các bạn phải ngồi chắc không được cho chân xuống đất

-Cho trẻ chơi 2-3 lần

- Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi nhau kéo và ngồi.

3. Hồi tĩnh:

- Hôm nay chúng mình tham gia chương trình  “Bé khỏe,bé tài năng” rất giỏi bạn nào cũng thể hiện rất tốt phần thi của mình bây giờ chúng mình hãy thả lỏng cơ thể đi nhẹ nhàng cùng cô nhé

-Cô và trẻ nhẹ nhàng làm chim bay , cò bay 1-2 vòng

* Kết thúc:[1-2 phút]

- kết thúc tiết học.

-Trẻ lắng nghe và vỗ tay hưởng ứng chào mừng hội thi

-Trẻ lắng nghe và trả lời

-Trẻ trả lời

- Trẻ khởi động

 -Trẻ khởi động

 -Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô và kết hợp theo nhạc.

 - Trẻ về 2 hàng dọc theo sự hướng dẫn của cô.

- Trẻ điểm số 1-2

- Trẻ tách hàng và quay người theo yêu cầu của cô.

 -Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

 - Trẻ quay người sang trái theo hiệu lệnh của cô

- Trẻ chuyển đội hình theo yêu cầu của cô.

-Trẻ lắng nghe

 -Trẻ trả lời

 -Trẻ lên thực hiện

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu và phân tích.

-Trẻ thực  hiện

-Trẻ nhận xét

-Trẻ thực hiện

 -Trẻ lắng nghe

-Trẻ thực hiện

 -Trẻ tập

- Trẻ lắng hào hứng

- Trẻ lắng nghe

 -Trẻ chơi

- Trẻ chơi

- Trẻ đi lai nhẹ nhàng.

GIÁO ÁN

DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2020 - 2021

Lĩnh vực: Phát triển nhận thức

Đề tài: Chia một nhóm đối tượng thành 2 phần trong phạm vi 8

Chủ đề: Thế giới thực vật

Đối tượng: 5-6 tuổi

Thời gian : 30 phút

Ngày soạn:

Ngày dậy:

Giáo viên: Nguyễn Thị Đông

Đơn vi: Trường Mầm non Ngọc xá

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức

- Dạy trẻ biết đếm đến 8, nhận biết số từ 1 đến 8

- Trẻ biết cách chia nhóm đối tượng trong phạm vi 8 thành 2 phần bằng 4 cách khác nhau [1 – 7; 2 – 6; 3 – 5; 4 – 4]

- Luyện cho trẻ cách gộp tách nhóm đối tượng trong phạm vi 8.

2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ có kỹ năng chia nhóm, gộp tách, đếm, quan sát, ghi nhớ có chủ đích

- 96% đến 98% trẻ thành thạo cách chia, gộp tách trong phạm vi 8.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, có ý thức học tập

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Giáo án, ti vi, máy tính, que chỉ

- Bảng gắn đối tượng, 8 bông hoa, thẻ số từ 1 đến 8

1. Đồ dùng của trẻ

- 2 bảng gắn, giá để bảng, các nhóm đối tượng trong phạm vi 8, thẻ số từ 1 đến 8 để trẻ chơi trò chơi.

- Mỗi trẻ 1 rổ đựng 8 bông hoa , thẻ số từ 1-8, bìa hình ngăn thành 3 ô

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Dự kiến Hoạt động của trẻ

1. Mở đầu: Gây hứng thú, ổn định tổ chức [1 phút]

- Các con ơi! Hôm nay lớp mình rất vinh dự vì có các cô đến thăm lớp các con dành  một tràng pháo tay để chào đón các cô nào.

Các con ơi! Nhà cô trồng được vườn rau rất xanh và ngon,  cô mời các con đến thăm vườn rau của nhà cô nhé.

- Trước khi đi để đảm bảo an toàn, các con chơi rất  nhiều đồ chơi, làm nhiều công việc cô sẽ chia lớp mình thành 4 nhóm: nhóm 1, nhóm 2 ,nhóm 3 ,nhóm 4, các nhóm đã sẵn sàng chưa?

Bây giờ các con vừa đi vừa hát bài hoa trong vườn và cùng đi đến thăm vườn rau nhà cô nhé.

2. Hướng dẫn bài [ 28 phút]

2.1. Hoạt động 1: Ôn đếm đến 8, nhận biết, so sánh trong phạm vi 8

Đã đến nhà cô rồi các con xem  trong vườn nhà cô có những gì đây?

- Các con đếm xem có bao nhiêu cây bắp cải?

- Số mấy đây ?

 - Các bạn đếm xem có mấy củ cà rốt? 8 củ cà rốt tương ứng với số mấy?

- 8 củ cà rốt bớt 1 củ còn mấy củ? Cho trẻ đếm 

- Cô có 7 củ cà rốt giờ thêm 1 củ nữa là mấy?

- Các con đếm  xem có mấy cây rau cải? 8 cây rau cải bớt 2 còn mấy?  Số mấy?

- 6  cây  rau cải cô thêm 2 nữa là mấy? số mấy?

- Các con đếm xem cô có mấy củ cải trắng ?

- 5 củ cải trắng số mấy?

- Để số cải trắng bằng số cà rốt thì cô làm như thế nào?

- Cả lớp đọc 5 thêm 3 bằng 8

- Các con vừa đếm số rau trong vườn nhà cô rau bắp cải, cà rốt, rau cải và củ cải trắng số lượng như thế nào nhỉ? Đều bằng mấy?

- Tất cả các loại rau này đã đến mùa thu hoạch các con có muốn thu hoạch giúp cô không?

 - Bây giờ mỗi nhóm lấy 1 loại rau về chia làm 2 rổ và gắn số tương ứng vào mỗi rổ giúp cô nào.

Cá con ơi vừa rồi cô nhờ các con thu hoạch số rau củ giúp cô chia làm 2 rổ bây giờ cô mời đai diện từng đội lên nói về cách chia của đội mình nhé.

2.2. Hoạt động 2: Chia 8 bông hoa ra làm 2 phần

- Vừa rồi các con giúp cô thu hoạch các loại rau củ  và bây giờ các con có muốn trồng hoa giúp cô nữa không? Cô mời Các con hãy nhẹ nhàng lên lấy rổ của mình nào.

- Các con xem trong rổ có gì?

- Bây giờ các con hãy mang hết số hoa trong rổ ra vị trí để chuẩn bị trồng

- Các con đếm xem có mấy cây hoa?

- 8 cây hoa tương ứng số mấy? Các con tìm số tương ứng đặt vào cùng cô nào?

- 8 cây hoa này cô muốn trồng vào vườn  thứ nhất 7 cây vườn thứ 2 còn lại là mấy?

- Các con cùng trồng với cô nào?

- Chúng mình cùng kiểm tra lại vườn thứ nhất và vườn thứ 2 giúp cô nào?

Cô cho tổ và cá nhân kiểm tra

Như vậy cách chia thứ nhất là bao nhiêu [ 1 và 7 ]

- Bây giờ cô gộp 2 vườn lên phía trên xem có đủ 8 bông hoa không nhé.

-  Các con làm cùng cô nào.

 - Cô kiểm tra ở trên bảng của cô các con  cùng kiểm tra của mình ở dưới  xem có đúng không nhé. Của cô đủ 8 bông của các con có đủ không? 

- Bây giờ các con trồng cho cô vườn thứ nhất 6 bông hoa vườn  thứ 2 còn mấy bông hoa ?

- Các con trồng và gắn số tương ứng giúp cô nào?

- Các con đếm số hoa ở 2 vườn nào?

- Như vậy cách chia  thứ 2 ở đây là bao nhiêu [2 và 6]

- Các con đưa hết số hoa lên phía trên giúp cô để kiểm tra .

- Các con hãy mang số bông hoa này trồng  vào vườn thứ nhất 5 bông hoa, vườn thứ 2 còn lại mấy bôn hoa?

- Các con trồng và gắn số tương ứng giúp cô nào.

 - Chúng mình kiểm tra giúp cô

- Như vậy cách chia thứ 3 là bao nhiêu [ 3 và 5]

- Bây giờ các con  hãy mang hết số hoa lên phía trên để chúng mình cùng kiểm tra nào?

- Cho trẻ đếm số hoa

- Ở trên của cô đã đủ 8 bông hoa của các con  đủ 8 bông hoa chưa nào?

- Bây giờ các con nghe cho rõ yêu cầu của cô: 8 bông hoa này cô mang  trồng  2 vườn có số hoa bằng nhau đó là mấy và mấy nhỉ?

- Các con trồng và gắn số tương ứng giúp cô nào?

- Các con cùng kiểm tra lại của mình nào

- Vậy cách chia thứ 4 ớ đây là bao nhiêu [4 và 4]

 Khái quát: Từ 1 nhóm đối tượng trong phạm vi 8 khi chia làm 2 phần thì có mấy cách chia?

Khi gộp lại thì  có số lượng bằng mấy ?

- Như vậy từ 1 nhóm đối tượng trong phạm vi 8  khi  chia làm 2 phần thì có 4 cách chia và Khi gộp lại thì bằng đều bằng 8.

2.3. Hoạt động: Trò chơi luyện tập

Trò chơi 1: Tập tầm vông

Cô đã chuẩn bị cho các con các hạt lạc, các con đếm xem mình có bao nhiêu hạt nhé.

Chúng mình cùng chơi tập tầm vông và chưa 8 hạt lạc thành 2 phần ở 2 tay nhé.

Cô cho trẻ chơi

Trò chơi 2: Ai thông minh

Vừa rồi cô thấy lớp mình trồng hoa rất giỏi và cô có rất nhiều trò chơi các con có muốn tham gia chơi cùng cô không? Các con nhẹ nhàng cất đồ để chúng mình cùng chơi trò chơi nào.

Trên đây cô đã chuẩn bị các loại hình ảnh quả, chữ số

Cô chia lớp mình thành 2 đội, nhiệm vụ của các đội là mỗi 1bạn lên lấy 8 quả chia theo các cách khác nhau trong thời gian là 1 bản nhạc, đội nào làm đúng, cách chia không trùng nhau đội đó giành chiến thắng

Các đội đã sẵn sang chơi chưa?

 - Cô kiểm tra kết quả của 2 đội và động viên khen trẻ

3. Kết thúc: Buổi học đến đây là kết thúc, xin chào và hẹn gặp lại các con vào giờ học lần sau. Xin chào và hẹn gặp lại

- Trẻ vỗ tay, chào các cô

-Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe và chia 4 nhóm

- Trẻ vừa đi vừa hát

- Trẻ kể tên các loại rau trong vườn

- Trẻ đếm

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lấy rau về chỗ

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ đếm

-Trẻ trả lời

-Trẻ thực hiện

- Tổ và cá nhân kiểm tra

-Trẻ trả lời

- Trẻ xếp

-Trẻ trả lời

- Trẻ xếp

-Tổ, cá nhân kiểm tra

- Trẻ trả lời

-Trẻ xếpvà đếm

- Trẻ trả lời

- Trẻ xếp

- Trẻ thực hiện

-Trẻ đếm

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe và trả lời

Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe và trả lời

- Trẻ chơi

GIÁO ÁN

DỰ THI GIÁO VIÊN CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2020-2021

Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ

Đề tài: Dạy hát “Con cào cào” theo hình thức ráp

Chủ điểm: Động Vật

Đối tượng: 5-6 Tuổi

Thời gian: 30 phút

Người dạy: Nguyễn Thị Liên

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Đơn vị: Trường Mầm non Ngọc Xá.

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài hát “Con cào cào”, sáng tác Khánh Vinh

- Trẻ hát rõ lời, đúng nhạc, thể hiện cách đọc ráp theo nhạc nền.

- Trẻ biết vận động theo âm nhạc

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc các thể loại: Nhạc “Ráp”, nhạc cổ điển

- Rèn trẻ kỹ năng hát vỗ đệm theo nhịp, trống

3. Thái độ

-Giáo dục trẻ yêu thích thể dục thể thao cho cơ thể luôn khỏe mạnh

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô

- Giáo án, máy tính, tivi

- Trống

2. Đồ dùng của trẻ

- Ghế hộp, trang phục khỏe khoắn

III. Cách tiến hành

Hoạt động của cô

Dự kiến hoạt động của trẻ

1. Mở đầu: Gây hứng thú, ổn định tổ chức [1 phút]

Chào mừng các con đến với thế giới âm nhạc năm 2020. Về tham dự cùng các con, cô xin trân trọng giới thiệu có các cô giáo trong huyện Quế Võ, các con đón chào các cô bằng một tràng pháo tay thật nồng nhiệt.

2. Hướng dẫn nội dung [ 26 - 28 phút]

2.1. Hoạt động 1: Trò chơi “ Tốc độ âm nhạc”

Để thế giới âm nhạc thật sôi động, cô và các con cùng chơi một trò chơi âm nhạc mang tên “Tốc độ âm nhạc”.

Ở trò chơi này, cô và các con sẽ cùng vận động cơ thể theo tốc độ âm nhạc trên nền nhạc bài hát

A ram sam sam.

Các con đã sẵn sàng chơi chưa nào?

- Trò chơi âm nhạc xin được bắt đầu

2.2. Hoạt động 2: Ca Hát  và vận động
Các con chơi trò chơi “Tốc độ âm nhạc” có vui không nhỉ?

Cô thấy trò chơi này rất vui, đem lại cảm giác khỏe khoắn, vui vẻ, sảng khoái

Phần 1: Nghe giai điệu đoán tên bài hát

-Có 1 con vật mà rất chăm tập thể dục thể thao nên rất khỏe mạnh và bay rất nhanh đấy. các con có biết đó là con vật nào k? Để biết đó là con vật nào thì chúng ta cùng nghe giai điệu của bài hát nhé!

– Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát “Con cào cào”.
– Đó là giai điệu của bài hát nào?
– Bài hát Con cào cào  do ai sáng tác? [Khánh Vinh]

– Cô và trẻ cùng thể hiện bài hát [1 lần].

Phần 2: vận động đọc rap theo nhạc

- Hỏi trẻ các hình thức vận động [ trẻ nêu ý tưởng vỗ tay, lắc mông, dậm chân]
– cả lớp vận động vỗ tay theo nhịp trên ghế.

* Hoạt động 2: Đọc Rap

- cô giới thiệu và thể  hiện .

- Cô đọc rap không nhạc.

- Hỏi trẻ về hình thức đọc rap

- Cô đọc kết hợp vỗ nhịp với trống

- cô đọc rap đối

- cô hướng dẫn trẻ đọc vỗ theo nhịp trên ghế[ chính xác lại vận động]

- cả lớp thể hiện với các động tác tự chọn [vòng tròn]

- Đọc rap theo đôi

- nhóm thể hiện với ghế

- nhóm thể hiện với dụng cụ âm nhạc [2]

- cá nhân

- Đọc rap theo hình thức nối tiếp

* Phần 3: Cảm thụ âm nhạc

- Hỏi cảm nhận của trẻ về hình thức đọc Rap.

- Trẻ cảm nhận âm nhạc trên nền nhạc

- Hỏi trẻ về cảm nhận khi nghe nhạc.

- trẻ cảm thụ lần 2 kết hợp tạo hình

- Cô phổ biến cách thể hiện.

- trò chuyện cùng trẻ

         Kết thúc.

      -Trẻ cất đồ dùng

  - Chuyển hoạt động.

Trẻ lắng nghe, hưởng ứng

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ chơi

Trẻ thể hiện

Trẻ trả lời

Trẻ thể hiện

Trẻ quan sát

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Trẻ lứng nghe

Trẻ thực hiện

Lên sân khấu

Trẻ trả lời

Trẻ thể hiện

Trẻ ra sân chơi

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề