Giao dịch moto là gì

Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, trong thời gian vừa qua, Agribank tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, phát triển ổn định cả về quy mô, số lượng và chất lượng, duy trì vững chắc vị trí Top 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường thẻ Việt Nam.

Agribank đã rất chú trọng công tác phát triển sản phẩm với các tính năng tiện ích mới áp dụng công nghệ hiện đại góp phần giữ và thu hút thêm khách hàng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của Agribank.

Giao dịch moto là gì
Ảnh minh họa

Theo đó, Agribank đã chính thức triển khai mở rộng thêm các chức năng tiện ích tại POS, bao gồm: Chức năng giao dịch MOTO (giao dịch qua kênh thư tín hoặc qua kênh điện thoại thanh toán với các đại lý đối với tất cả các loại hình nhà nghỉ, khách sạn, resort... không phân biệt chuẩn sao); Chức năng thanh toán tiền thưởng thêm (TIP); Kết nối POS với máy bán hàng tại Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) trong phạm vi toàn hệ thống Agribank.

Như vậy, máy POS của Agribank ngoài tính năng giúp khách hàng thanh toán bằng quẹt thẻ trực tiếp tại các cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng…thì hiện nay khách hàng có thể thanh toán các dịch vụ gián tiếp qua POS, tạo sự tiện lợi và an toàn hơn trong giao dịch thanh toán điện tử.

Song song với việc phát triển công nghệ thanh toán tiên tiến, hiện đại, công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống cũng được Agribank rất coi trọng và tăng cường, phục vụ tốt cho việc cung ứng và ứng dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mới.

Về mạng lưới POS, năm 2016 là năm Agribank tập trung phát triển mạnh mẽ mạng lưới ĐVCNT và thiết bị POS. Trong năm 2016, toàn hệ thống đã phát triển thêm được 2.868 ĐVCNT và 3.613 POS, nâng tổng số POS toàn hệ thống lên 15.750 POS so với 12.137 POS thời điểm 31/12/2015, doanh số thanh toán bình quân đạt trên 100 triệu/POS/tháng.Từ những kết quả đạt được nói trên, năm 2016 Agribank được cả Tổ chức thẻ quốc tế Visa và Master Card vinh danh 2 giải thưởng: Giải thưởng dành cho Ngân hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số chấp nhận thẻ và Giải thưởng dành cho Ngân hàng dẫn đầu về thanh toán thẻ năm 2015 – 2016.

Ngoài ra, năm 2016 Trung tâm thẻ Agribank còn đạt được những giải thưởng khác như: Giải thưởng ngân hàng tiêu biểu và Giải thưởng ngân hàng có hệ thống ATM hiệu quả nhất do Napas trao tặng; Giải thưởng Sao Khuê cho Hệ thống phát hành và thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMV; Bằng khen và Kỷ niệm chương của Hội thẻ Ngân hàng dành cho Ngân hàng có nhiều đóng góp cho hoạt động của Hội thẻ; Giải ngân hàng dẫn đầu về phát triển sản phẩm mới và Giải ngân hàng dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số chấp nhận thẻ do Tổ chức thẻ quốc tế JCB trao tặng; Giải thưởng “Ngân hàng có mạng lưới và dịch vụ ATM tốt nhất” của Tạp chí Global Banking and Finance Review.

Trên đà phát triển này, trong năm 2017 Agribank sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức thẻ nghiên cứu triển khai cơ chế khuyến khích khách hàng đẩy mạnh thanh toán thẻ nội địa qua POS nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng và tăng thu dịch vụ cho Agribank trong những năm tiếp theo.

Để vừa đảm bảo tiện dụng vừa an toàn cho khách hàng, Agribank khuyến cáo khách hàng khi sử dụng thẻ thanh toán tại POS nên che bàn phím khi nhập số PIN để tránh lộ thông tin thẻ. Yêu cầu nhân viên bán hàng quẹt thẻ trong tầm nhìn để tránh gian lận. Ngoài ra, kiểm tra kỹ các thông tin trên hóa đơn in từ thiết bị POS trước khi ký (số thẻ, loại giao dịch, số tiền thanh toán, số chuẩn chi); Kiểm tra lại thẻ để đảm bảo nhân viên đã trả lại đúng thẻ của mình; Theo dõi và giữ lại một liên hóa đơn và các chứng từ liên quan tới giao dịch để đối chiếu với bảng sao kê hàng tháng.

Một số cửa hàng tính thêm phụ phí từ 1% đến 3% trên giá hàng hoá dịch vụ khi khách hàng yêu cầu được sử dụng thẻ thanh toán. Việc thu phí người sử dụng thẻ là vi phạm hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ giữa ngân hàng và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ. Nếu gặp trường hợp như thế, khách hàng có thể gọi điện thoại cho ngân hàng phát hành thẻ để thông báo hành vi sai trái của cửa hàng, qua bằng chứng là hoá đơn và bảng kê mua hàng theo số hotline 1900558818…

Dùng chiêu tiếp thị gây nhầm lẫn, quảng cáo quá sự thật, sau đó xin thông tin thẻ tín dụng với lý do kiểm tra sự tồn tại của thẻ nhưng thực chất để trừ tiền...

Giao dịch moto là gì
 

 Danh sách đối tác và thẻ mà Công ty Vincent phát hành cho khách hàng
Ảnh: Hữu Khoa

Dùng chiêu tiếp thị gây nhầm lẫn, quảng cáo quá sự thật, sau đó xin thông tin thẻ tín dụng với lý do kiểm tra sự tồn tại của thẻ nhưng thực chất để trừ tiền. Đây là chiêu mà một số công ty đang lợi dụng sự mất cảnh giác của chủ thẻ để trừ tiền tài khoản thẻ tín dụng.

Các ngân hàng (NH) cảnh báo chủ thẻ phải tuyệt đối giữ bí mật, không được để lộ thông tin thẻ tín dụng nhằm tránh bị mất tiền oan.

Lập lờ đánh lận con đen

Đầu năm 2015, anh T.V.M. (Q.3, TP.HCM) - chủ thẻ tín dụng của Citibank - bất ngờ nhận được điện thoại của nhân viên Công ty TNHH Vincent (124 Khánh Hội, P.4, Q.4) giới thiệu có liên kết với rất nhiều khách sạn 5 sao, resort trên khắp cả nước.

“Nhân viên này cho biết nếu mua thẻ thành viên của Vincent, tôi sẽ được giảm giá đến 50% khi đi nghỉ tại những khách sạn có liên kết với công ty bất kể ngày lễ, tết. Phí là 3,8 triệu đồng/năm” - anh M. kể.

Sau khi gửi đến anh M. thư ngỏ mời sử dụng dịch vụ và một số thông tin sơ sài (tên công ty, mã số thuế, số tài khoản...), nhân viên công ty gọi điện thoại xin anh thông tin thẻ tín dụng, bao gồm số thẻ và ngày hết hạn “để xác thực thông tin thẻ”.

Do nhân viên này tự giới thiệu rằng “Công ty Vincent, chữ Vin trong Vingroup”, anh M. khá yên tâm bởi nghĩ rằng đây là một thành viên nằm trong Tập đoàn Vingroup nên đã cung cấp thông tin theo yêu cầu.

Có được thông tin, phía công ty lại gọi điện nói “sẽ nhờ NH hỗ trợ đứng ra thanh toán giúp anh M. số tiền phí”.

“Tôi tưởng hỗ trợ thanh toán tức cho mượn tiền để đóng phí, không ngờ sau đó có tin nhắn từ NH thông báo thẻ của tôi bị trừ số tiền 3,8 triệu đồng. Thẻ tôi đang cầm trong tay. Tôi không biết họ trừ tiền bằng cách nào” - anh M. bức xúc.

Chưa dừng lại ở đó. Sau khi trừ tiền, Công ty Vincent chuyển cho anh thông tin về quyền lợi thẻ hội viên, trong đó có rất nhiều khoản bất lợi cho khách hàng như các ưu đãi sẽ không có giá trị vào các ngày lễ, tết và các ngày nghỉ theo tôn giáo địa phương.

Ngoài ra, các lợi ích của chương trình, kể cả các nhà hàng tham gia chương trình, có thể thay đổi mà không cần thông báo trước, đồng thời khẳng định khách hàng mặc nhiên chấp nhận đối với các điều khoản và điều kiện mà công ty đưa ra.

“Đọc thông báo mà tôi choáng váng vì khác hoàn toàn so với nội dung mà nhân viên công ty đã quảng cáo” - anh M. nói. Càng bất ngờ hơn khi gọi điện đến các đối tác mà Công ty Vincent giới thiệu là có liên kết, anh M. đều được trả lời là không biết thẻ này.

Anh đã đến tận công ty thỏa thuận lại các điều khoản về hợp đồng sử dụng thẻ. Phía công ty đã hứa làm lại các điều khoản và gửi lại cho anh M. ký. Tuy nhiên, dù nhiều lần gọi điện giục nhưng anh M. vẫn không nhận được hợp đồng. Bức xúc, anh M. đã từ chối sử dụng dịch vụ và yêu cầu hoàn tiền.

Trừ tiền bằng cách nào?

Ngày 3-11, anh M. một lần nữa quay lại Công ty Vincent yêu cầu giải thích đã trừ tiền trong thẻ của anh bằng cách nào.

Theo anh M., anh chỉ cung cấp thông tin để công ty xác thực, tại sao phía công ty lại trừ tiền khi chưa có sự đồng ý của anh? NH nào thanh toán?

Tuy nhiên, phía công ty chỉ cho biết có lắp đặt máy POS của NH Công thương chi nhánh 2 và có ký quỹ đầy đủ tại NH. Còn việc trừ tiền, theo công ty này, là đã được sự đồng ý của anh M. chứ không phải công ty “lừa”.

Sau khi bị làm dữ, công ty đã đồng ý hoàn tiền cho anh M. kèm theo tuyên bố “xin lỗi, anh không đủ đẳng cấp để sử dụng dịch vụ của bên em”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện NH Công thương chi nhánh 2 cho biết Công ty Vincent đã thanh toán bằng giao dịch MOTO, một hình thức giao dịch không xuất trình thẻ và không cần chủ thẻ có mặt mà chỉ cần thông tin về số thẻ.

“Hình thức giao dịch này có từ lâu nhưng không phổ biến, rất ít chủ thẻ biết và NH rất hạn chế cấp cho các đơn vị. Công ty nào muốn đăng ký hình thức giao dịch này buộc phải ký quỹ 15.000 USD, trong khi chủ thẻ tham gia giao dịch MOTO có thể yêu cầu tra soát để đòi lại tiền đã bị trừ trong thời gian 180 ngày. Khi đó, NH sẽ cắt tiền trong khoản ký quỹ này để hoàn trả cho khách hàng” - vị này cho biết.

Theo Vietinbank, NH mới chỉ lắp máy POS tại Công ty Vincent khoảng 5-6 tháng nay nhưng khách hàng khiếu nại đòi lại tiền rất nhiều. “Mỗi ngày NH phải hoàn trả cho những khách hàng gặp trường hợp tương tự anh T.V.M. khoảng 4-5 món tiền” - bà này nói.

Cũng theo bà này, với hình thức thanh toán MOTO, chủ thẻ có thể khiếu nại để đòi lại tiền trong vòng năm ngày làm việc, NH sẽ tiến hành hoàn trả vào tài khoản của chủ thẻ. “Khách hàng nên hết sức cẩn trọng, phải tìm hiểu rõ tất cả quyền và nghĩa vụ khi mở thẻ.

Tất cả thông tin về số thẻ, ngày hết hạn và ba số cuối phía sau thẻ phải tuyệt đối bảo mật, không thể cung cấp tùy tiện cho bên thứ ba” - bà này khuyến cáo.

Chuyên gia thẻ Trần Quang Thoại cũng cho rằng khi tham gia dịch vụ MOTO (Mail order & telephone order), chủ thẻ phải tìm hiểu kỹ, đặc biệt là quyền lợi của mình và khiếu nại đúng địa chỉ. Khi bị trừ tiền, nếu muốn khiếu nại phải đến trực tiếp NH phát hành thẻ chứ không nên đến công ty, vừa mất thời gian mà không giải quyết được gì.

“Với những dịch vụ chào mời qua điện thoại, chủ thẻ không nên vội đồng ý và cung cấp thông tin thẻ tín dụng bởi rất nhiều rủi ro” - ông Thoại nói.

Nhiều khách sạn khẳng định không hợp tác với Vincent

Đại diện khách sạn Rex khẳng định không hợp tác với Công ty Vincent như thông tin trên website hay trong Partner list mà công ty này gửi cho bà T.T.H.. “Chúng tôi chưa từng có một thỏa thuận nào dù là “thỏa thuận miệng”.

Văn bản gửi kèm cho Công ty Vincent chỉ là bảng báo giá phòng của khách sạn do nhân viên phòng kinh doanh gửi.

Chúng tôi cũng đã gửi email đến công ty này để cảnh báo, yêu cầu phải lập tức gỡ bỏ logo khách sạn ra khỏi website và chương trình VincentPremium Membership” - vị này nói.

Trong email trả lời bà T.T.H., khách sạn Sunrise Nha Trang cũng khẳng định không có hợp tác với Công ty Vincent.

Tập đoàn Vingroup không liên quan đến Vincent

Bà Dương Thị Hằng - đại diện Tập đoàn Vingroup - khẳng định Công ty Vincent không là thành viên của Vingroup.

Cùng quyền lợi, loạn giá thẻ

Bà T.T.H. (TP.HCM) - người từng sử dụng thẻ thành viên của các tập đoàn quản lý khách sạn khác - cho biết sau khi nhận điện thoại từ Công ty Vincent giới thiệu về thẻ thành viên Vincent với giá 3,8 triệu đồng/thẻ, bà H. đã đăng ký thử thẻ này. Thế nhưng vài ngày sau đó, một nhân viên khác của công ty này cũng gọi chào mời bà H. nhưng chỉ với giá 2,2 triệu đồng/thẻ.

So sánh lợi ích của cả hai thẻ thấy quyền lợi như nhau, thẻ cũng giống nhau nhưng giá chênh lệch quá nhiều, bà H. bắt đầu nghi ngờ nên tìm hiểu kỹ hơn về công ty này.

“Tôi gọi vào bộ phận đặt phòng tại hầu hết khách sạn thì nhân viên báo không hề biết hoặc không có liên kết với đối tác này. Tôi vô cùng thất vọng và có gọi lại Công ty Vincent để xác nhận, họ bảo rằng nhân viên khách sạn mới vào làm không biết thẻ và bảo tôi đừng gọi đến khách sạn mà hãy gọi qua họ” - bà H. kể lại.