Giao nhận hàng hóa ở cảng cát lái năm 2024

Quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập LCL tại Cát Lái tương tự với cảng Hải Phòng. Quy trình được thực hiện theo 3 bước: Khai báo hải quan, khai thác hàng vào kho CFS, xử lý tờ khai hải quan. Vậy cụ thể thao tác, nghiệp vụ thực hiện của 3 bước trong quy trình giải quyết thủ tục hải quan là gì, thực hiện như nào? Sau đây, Vân Vũ và Lacco sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhé.

Quy định về thời gian nộp tờ khai hải quan

Theo quy định tại Điều 25 - Luật Hải quan: Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với hàng nhập khẩu là Trước khi hàng đến cửa khẩu 15 ngày và trong 30 ngày hàng đến cửa khẩu.

Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập LCL

1, Khai báo hải quan

Sau khi khai báo hải quan về loại hàng hóa nhập LCL, hải quan sẽ phân luồng hàng hóa để chúng ta biết được phân luồng tờ khai thuộc loại nào [xanh, vàng, đỏ]

2, Khai thác hàng vào kho CFS

Đây là nghiệp vụ của hãng tàu, đại lý và kho vận tại cảng

3, Xử lý tờ khai hải quan

Luồng xanh:

+ Kiểm tra hàng trong kho trên trang web //eport.saigonnewport.com.vn/

+ Lấy hàng: Từ ngày 01/10/2021, giao nhận hàng LCL nhập khẩu bằng lệnh giao hàng điện tử eDO, thực hiện thủ tục nhận hàng online hoàn toàn [tạo phiếu xuất kho + thanh toán phí + tạo chuyến xe vận chuyển],... thông qua cổng giao dịch điện tử //ewms.tancangwarehousing.com.vn/home

Note:

Tờ khai nhập hàng lẻ không cần thanh lý kho + thanh lý cổng như trước. Lưu ý: Đối với hệ thống eWMS mới được áp dụng nên sẽ cập nhật lại quy trình sau

Khi lấy hàng kiểm tra cẩn thận tình trạng hàng hóa. Nếu có điều gì bất thường về hàng hóa cần báo cho thủ kho và báo văn phòng kho để làm Biên bản về tình trạng hàng hóa.

Luồng vàng:

+ B1: Mở tờ khai: nộp bộ chứng từ gồm: tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại [commercial invoice], phiếu đóng gói [packing list] cho bộ phận hải quan hàng nhập [tại cổng B] -> xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến tờ khai [nếu có].

Note:

- Ngoài các loại chứng từ bắt buộc có đã nêu ở trên, tùy vào từng tính chất mặt hàng có thể cần phải nộp thêm 1 số chứng từ khác như: C/O để hưởng ưu đãi thuế; giấy phép chuyên ngành, tài liệu kỹ thuật, …

- Do dịch covid nên không thể gặp mặt hải quan tiếp nhận để làm việc trực tiếp. Hồ sơ sẽ được phân công và xử lý từ xa.

+ B2: Lấy hàng [tương tự luồng xanh]

Luồng đỏ:

+ B1: Mở tờ khai [tương tự luồng vàng].

+ B2: Phân kiểm hồ sơ

Sau khi hải quan tiếp nhận đã xem xét xong bộ chứng từ của hàng hóa -> chuyển hồ sơ cho bộ phận phân kiểm [thời gian phân kiểm: thông thường mất 1 buổi đến 1 ngày] -> bộ phận phân kiểm tập hợp các hồ sơ được phân kiểm hóa giao cho hải quan kiểm hóa [tại cổng C] để xử lý.

Note:

Cả quá trình B2 mất tương đối nhiều thời gian.

+ B3: Làm thủ tục tại kho và kiểm hóa

- Tại văn phòng kho: Nộp M-D/O và H-D/O để in phiếu kiểm hóa [được trả lại 2 tờ lệnh đã nộp]

- Tại nhà kiểm hóa: Xin dấu hải quan kiểm hóa lên lênh + note lên lệnh “lấy mẫu kiểm hóa”

- Tại kho hàng: Nộp cho thủ kho chứng từ gồm: lệnh đã đóng dấu của hải quan, phiếu kiểm hóa để lấy hàng ra kiểm. Sau khi hàng ra, liên lạc cho hải quan kiểm hóa xuống kho để xử lý.

+ B4: Lấy hàng

Quy trình thực hiện tương tự với quy trình xử lý tờ khai đối với luồng xanh.

Tương tự với Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập LCL tại Cảng Cát Lái, khi nhập hàng FLC về Cát Lái cũng cần thực hiện theo quy trình cụ thể và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục hải quan. Để tiết kiệm thời gian và chí cũng như để giải quyết thủ tục nhanh chóng cho hàng hóa của mình. Các bạn hãy liên hệ nhanh chóng Công ty Lacco International Freight Forwarders theo địa chỉ Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn hoặc Quản lý Ops [Nhân viên hiện trường] Vân Vũ theo địa chỉ hotline: 0931 701 359

Ngày 31/7/2021, lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã đưa ra một loạt quy định mới liên quan đến việc tiếp nhận hàng hóa XNK tại cảng Cát Lái.

Theo đó, đối với hãng tàu, đại lý hãng tàu, cảng Cát Lái tạm ngưng tiếp nhận hàng nhập của những doanh nghiệp, khách hàng đang ngừng sản xuất. Khuyến khích các chuyến tàu vào cảng chỉ nhận hàng xuất. Tạm ngưng tiếp nhận hàng lạnh trung chuyển rút ruột sang container đến hết ngày 16/8/2021.

Đồng thời, cảng Cát Lái tạm ngưng tiếp nhận hàng chiếm dung lượng bãi lớn, như: hàng siêu trường, siêu trọng, hàng dự án, hàng quá khổ, quá tải… từ ngày 5/8/2021 cho đến khi có thông báo mới.

Các hãng tàu chủ động thuyết phục khách hàng điều chỉnh cảng đích - nơi nhận hàng trực tiếp về cảng TCIT, cảng TCTT và cảng Hiệp Phước đối với các tàu cập cảng TCIT, cảng TCTT. Cảng sẽ hỗ trợ hãng tàu, khách hàng làm việc với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục chỉnh sửa Manifest nhanh chóng và thuận tiện.

Bên cạnh đó, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn cũng yêu cầu các hãng tàu gửi dự kiến sản lượng container hàng nhập và container rỗng nhập trên các tàu cập các cảng thuộc hệ thống của Tân cảng Sài Gòn trong hai tuần tới qua để cảng chủ động sắp xếp bãi.

Tùy mức độ tồn bãi và tình hình cụ thể, lãnh đạo cảng Cát Lái có thể áp dụng định mức sản lượng hàng nhập trên mỗi tuyến dịch vụ được dỡ lên bãi [Trung tâm Điều độ cảng là đơn vị đầu mối triển khai đến các hãng tàu trước từ 3-7 ngày]. Trường hợp lượng container tồn bãi đạt mức tối đa dung lượng khai thác, cảng Cát Lái sẽ phải ngưng tiếp nhận tàu hàng.

Khuyến khích DN đưa hàng về cảng khác trong hệ thống SNP.

Đối với khách hàng là các doanh nghiệp, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn khuyến khích chủ động phương án giao nhận hàng hóa trực tiếp tại cảng TCIT, cảng TCTT, Hiệp Phước hoặc đăng ký nơi giao nhận hàng tại các ICD, cảng cạn thuộc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn gần với nhà máy, doanh nghiệp của khách hàng như: ICD Tân cảng Long Bình, ICD Tân cảng Nhơn Trạch, ICD Tân cảng Sóng Thần và các cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với các khách hàng tạm ngưng sản xuất, gửi thông tin danh sách container đã về cảng hoặc đang trên tàu về cảng cùng các thông tin liên quan đến vận đơn, Manifest qua email: [email protected]; chủ động có công văn gửi cảng, hãng tàu và cơ quan Hải quan để điều chỉnh “cảng đích” trên Manifest về các địa điểm ICD, cảng thuộc Tân cảng Sài Gòn nêu trên để giảm thiểu thời gian chờ đợi và các chi phí phát sinh.

Theo ông Nguyễn Phương Nam, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, sau 3 tuần thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, sản lượng container xuất nhập tàu, sản lượng conatiner giao nhận bãi, số lượt xe ra, vào cảng giao nhận container liên tục giảm so với cùng kỳ khi chưa giãn cách, kéo theo dung lượng tồn bãi cảng Cát Lái tăng cao. Lượng hàng nhập tồn đang tăng nhanh do nhiều nhà máy phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, nên doanh nghiệp chậm nhận hàng.

Cũng theo ông Nam, với đặc thù hoạt động của cảng Cát Lái từ trước đến nay đã phải thường xuyên hoạt động gần tối đa công suất nên nếu hàng hóa chậm luân chuyển, tồn bãi tăng cao thì nguy cơ cảng Cát Lái phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu, chờ giải phóng bán hàng trên bãi, dẫn đến nguy cơ phải gián đoạn hoạt động là hoàn toàn có thể xảy ra như đã xảy ra tại các cảng của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc trong các đợt dịch vừa qua.

Theo lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, dịch bệnh Covid-19 là trường hợp bất khả kháng. Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn vẫn đang nỗ lực duy trì hoạt động tiếp nhận tàu, giao nhận hàng tại các kho, bãi trong cảng Cát Lái nói riêng cũng như các cơ sở dịch vụ khác trong hệ thống của Tân cảng Sài Gòn nói chung.

“Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện được điều này, Tân cảng Sài Gòn rất mong nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ và đồng hành của hãng tàu, đại lý hãng tàu và các doanh nghiệp”- lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chia sẻ.

Sau 3 tuần thực hiện giãn cách, lượng hàng tồn bãi tại cảng Cát Lái chạm mức tối đa nhưng nguồn nhân lực thiếu hụt 50%.

Ông Nguyễn Phương Nam, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, thông tin hiện lượng hàng nhập tồn đang tăng nhanh do nhiều nhà máy phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động do bị phong tỏa hoặc do không đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”, “2 địa điểm - 1 cung đường”, nên doanh nghiệp chậm nhận hàng.

Từ trước đến nay, Cảng Cát Lái thường xuyên hoạt động gần tối đa công suất nên nếu hàng hóa chậm luân chuyển, tồn bãi tăng cao thì nguy cơ rất lớn là cảng phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu, chờ giải phóng hàng trên bãi.

Ngoài khó khăn về lượng hàng tồn ở cảng tăng đột biến, cảng Cát Lái còn đang thiếu hụt lao động trầm trọng. Hiện lượng nhân sự làm việc tại các vị trí ngoài hiện trường ở cảng [nhân viên cảng vụ, lái cẩu bãi xe, lái xe nâng...] đã giảm 50% so với trước, chỉ còn 250 người. Những ngày gần đây có hiện tượng nhiều chuyến tàu phải chờ cẩu do thiếu công nhân hoặc chờ cho công nhân nghỉ, phục hồi sức lao động do phải làm việc liên tục.

Trước tình hình đó, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đề nghị UBND TP.HCM ưu tiên cho lực lượng lao động dây chuyền sản xuất cảng Cát Lái, kể cả người lao động do cảng quản lý ký hợp đồng, công nhân xếp dỡ vệ tinh và các đối tượng khác được hoạt động thường xuyên tại cảng. Cho phép số lao động cần kíp trong dây chuyền sản xuất tại cảng, nếu không cư trú tại các khu vực dân cư đang bị phong tỏa được cấp phép lưu thông đến cảng làm việc. Tân cảng Sài Gòn sẽ phối hợp cùng các cơ quan y tế xét nghiệm sàng lọc theo quy định.

Ngoài ra, đề nghị Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị Tổng cục Hải quan có cơ chế cho phép chuyển hàng nhập khẩu và container tồn trên 90 ngày từ cảng Cát Lái về lưu giữ, giao cho khách hàng và thanh lý tại các cơ sở của Tân cảng Sài Gòn là cảng Tân cảng Hiệp Phước [TP.HCM], các ICD [cảng nội địa] Tân cảng Long Bình, ICD Tân cảng Nhơn Trạch [Đồng Nai] và ICD Tân cảng Sóng Thần [Bình Dương]. Tân cảng Sài Gòn cam kết chịu trách nhiệm nguyên trạng của Seal và hàng hóa khi chuyển, lưu trữ.

Ngoài ra, Tổng công ty kiến nghị UBND TPHCM chỉ đạo Sở Y tế TP.HCM đề xuất Bộ GTVT, Bộ Y Tế thống nhất sử dụng 1 app [ứng dụng] thông minh để theo dõi, cập nhật thông tin xét nghiệm, test nhanh của người điều khiển phương tiện [nhất là đội ngũ lái xe vận chuyển container]. Các trạm kiểm tra, doanh nghiệp cảng, kho bãi, nhà máy có thể kiểm tra thông tin qua mã QR sức khỏe lái xe qua app mỗi lần giao dịch thay vì thủ công như hiện nay mất nhiều thời gian, nhân lực, sẽ gây ùn ứ tại khu vực kiểm tra.

Hải quan nói về nguyên nhân khiến cảng Cát Lái kêu cứu.

Hiện lượng hàng, container tồn bãi Cát Lái luôn chạm mức hết công suất, nhất là dung lượng dành cho hàng nhập chạm ngưỡng 100% công suất.

Theo báo cáo mới đây của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, hiện hàng hóa tồn bãi đang tăng cao, gây áp lực gián đoạn sản xuất cảng, trong khi số lượng nhân công giảm 50%. Mọi hoạt động của cảng đang rơi vào tình trạng khó khăn, bế tắc.

Việc container xuất nhập tàu, sản lượng container ra vào cảng giảm mạnh, kéo theo đó dung lượng tồn bãi của Tân Cảng Cát Lái tăng cao. Dung lượng tồn bãi Cát Lái luôn chạm hết mức công suất, đặc biệt dung lượng dành cho hàng nhập luôn chạm ngưỡng trên 100% công suất.

Cùng với đó, lượng hàng nhập tồn đang tăng nhanh do nhiều nhà máy phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động 14 đến 21 ngày do phong tỏa hoặc do không đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ”, “1 cung đường - 2 địa điểm”.

Vì vậy, nguy cơ rất cao là cảng cảng Cát Lái phải tạm thời ngưng tiếp nhận tàu, chờ giải phóng bớt hàng trên bãi. Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra tương tự các cảng của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc trong các đợt dịch vừa qua.

Một lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM cho biết vẫn bố trí nhân viên đảm bảo thông quan hàng hóa cho doanh nghiệp cả trong và ngoài giờ hành chính. Tuy nhiên, ngoài thiếu nhân công thì việc hàng tồn tăng cao chủ yếu do việc lưu thông vận chuyển hàng hoá ở ngoài khó khăn gây nên.

Hàng về nhưng nhiều doanh nghiệp đang ngừng hoạt động vì không đáp ứng những điều kiện về “3 tại chỗ” nên không thể lấy hàng. Việc các tỉnh giãn cách xã hội cũng khiến các doanh nghiệp chậm lấy hàng.

“Ngoài ra, quy định sau 18 giờ người dân không được ra đường nên hạn chế rất lớn lượng hàng hoá lưu thông khiến hàng ở cảng Cát Lái chậm giải phóng. Như các nhân viên làm thủ tục xuất nhập khẩu đến tầm 15 giờ chiều họ đã phải kết thúc các thủ tục để có thể về nhà trước 18 giờ”, lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM này thông tin.

Tổng hợp từ nhiều nguồn.

Clip Hội thảo trực tuyến: Triển khai các giải pháp đảm bảo hàng hóa thông suốt qua cảng Tân Cảng - Cát Lái.

Nhằm kịp thời cập nhật các chính sách hỗ trợ khách hàng và giải đáp trực tiếp về quy trình tổ chức thực hiện, chiều ngày 10/8/2021, SNP đã tổ chức Hội thảo trực tuyến “Đảm bảo hàng hóa thông suốt qua cảng” trong mùa dịch.

Hội thảo tập trung vào 2 chủ đề chính, gồm:

Chủ đề 1: Cập nhật và dự báo tình hình hoạt động các cảng khu vực phía Nam trong bối cảnh ảnh hưởng mạnh mẽ từ dịch Covid-19.

Chủ đề 2: Giới thiệu chính sách tại cảng Tân Cảng - Cát Lái và cảng Tân Cảng - Hiệp Phước trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch Covid-19.

Tại hội thảo, lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn và các diễn giả tham dự hội thảo giải đáp các vướng mắc cho doanh nghiệp xung quanh việc vận chuyển, giao nhận hàng hóa tại các cảng thuộc hệ thống cảng của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn...

Theo lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, với sự thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông trước những khó khăn của doanh nghiệp cảng biển, khách hàng, hãng tàu thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, trực tiếp UBND TPHCM, Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan, Cục Xuất nhập khẩu -Bộ Công thương, đã tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế, chính sách để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất.

Hiện nay, lượng tồn bãi hàng nhập đang có mức giảm rõ rệt, duy trì ở mức 80 - 85% dung lượng bãi, bảo đảm công suất, sức chứa cho phép, việc giao nhận hàng hóa và tốc độ giải phóng tàu được đảm bảo, không còn khả năng hàng hóa tồn bãi tăng cao, gây áp lực cho sản xuất và không còn nguy cơ làm gián đoạn hoạt động của cảng.

​Tân cảng Sài Gòn quyết liệt triển khai các nhóm giải pháp nhằm giữ cho chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu không còn nguy cơ bị đứt gãy, duy trì hoạt động sản xuất thông suốt.

Dành cho doanh nghiệp mở tờ khai nhập khẩu lấy hàng ở ICD Sóng Thần nhưng B/L ghi cảng dỡ hàng / giao hàng là Cát lái.

Mã địa điểm lưu kho chờ thông quan ICD Sóng Thần: 43IHIIH

Mã địa điểm dỡ hàng ICD Sóng Thần: VNFBC

Nguồn: Chi cục Hải quan KCN Mỹ Phước + CCHQ Sóng Thần.

Dự kiến trong tháng 8/2021, ICD Tân Cảng Sóng Thần sẽ tiếp nhận một lượng lớn container hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ Cảng Cát Lái chuyển khẩu về.

Thực hiện chỉ đạo của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương, Chi cục Hải quan Sóng Thần phối hợp với Công ty CP ICD Tân Cảng Sóng Thần xây dựng quy chế phối hợp thực hiện cũng như chuẩn bị sẵn các giải pháp, nhân lực, phương tiện vận chuyển và khu vực bãi chuyên dùng cho việc tiếp nhận lượng container chuyển khẩu từ Cảng Cát Lái về và thực hiện thông quan nhanh, đúng theo quy định, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Qua công tác này sẽ giúp cho Cảng Cát Lái giải phóng lượng container ùn tắc đáng kể đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong việc thực hiện thủ tục giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại ICD Tân Cảng Sóng Thần.

Chủ Đề