Giáo trình luật dân sự Khoa Luật Đại học Quốc gia


Giáo trình Luật dân sự Việt Nam [Phần 2] - Lưu hành nội bộ Collection home page

Từ năm 2000, khoa Luật đã biên soạn “Tài liệu học tập môn học Luật Dân sự Việt Nam” dùng làm tài liệu chính thức đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên ngành Luật thuộc Đại học Huế. Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, năm 2005 Bộ luật dân sự được Quốc hội thông qua [có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006] thay thế Bộ luật dân sự năm 1995, đồng thời trên cơ sở Chương trình khung đào tạo ngành Luật dùng cho hệ đại học được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó quy định kết cấu và những kiến thức tối thiểu của môn học Luật Dân sự Việt Nam khoa Luật, Đại học Huế đã thực hiện hoàn chỉnh Tài liệu học tập môn học Luật Dân sự Việt Nam thành Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam trên cở sở kết cấu chương trình theo quy định, tham khảo và cập nhật các nội dung của văn bản pháp luật mới được ban hành và tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, của các nhà khoa học và sinh viên.

Thuộc sở hữu của Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Collection's Items [Sorted by Submit Date in Descending order]: 1 to 1 of 1

Collection's Items [Sorted by Submit Date in Descending order]: 1 to 1 of 1

Giáo trình Luật dân sự Việt Nam [Phần 2] của tác giả Đoàn Đức Lương [Khoa Luật - ĐHH nay là Trường Đại học Luật, Đại học Huế] - 2013 - Lưu hành nội bộ

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách "Giáo trình Luật dân sự Việt Nam [tập 1 và 2] - Trường đại học luật Hà Nội" do tập thể các tác giả là giảng viên tại trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn.

Chủ biên: PGS.TS. Đinh Văn Thanh và TS. Nguyễn Minh Tuấn

Tập thể tác giả:

PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến

TS. Phạm Công Lạc

PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu

TS. Kiều Thị Thanh

PGS.TS. Đinh Văn Thanh

TS. Vương Thanh Thúy

>> Xem thêm: Cần gia hạn sổ đỏ hay khai nhận thừa kế trước? Chia thừa kế quyền sử dụng đất như thế nào ?

PGS.TS. Phùng Trung Tập

PGS.TS. Trần Thị Huệ

TS. Lê Đình Nghị

PGS.TS. Phạm Văn Tuyết

Trần Hữu Biên

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Luật dân sự Việt Nam [tập 1 và 2] - Trường đại học luật Hà Nội

Tác giả:

>> Xem thêm: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 mới nhất đang áp dụng 2022

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Bộ luật Dân sự năm 2015được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Đây là bộ luật lớn nhất của nước ta hiện nay. Với 689 điều luật,Bộ luật Dân sựđiều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân có tính phổ biến trong đời sống của nhân dân ta hiện nay.

Bộluật hình sựquy định các chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể trong giao lưu dân sự nhằm bảo đảm sự ổn định và lành mạnh hóa các quan hệ dân sự trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng kịp thời việc nghiên cứu giảng dạy và học tập của giáo viên, sinh viên và những người quan tâm, bộ môn một chín sửa khóa pháp luật dân sựTrường Đại học Luật Hà Nộiđã chỉnh lý giáo trình phù hợp với khoa học pháp lý dân sự hiện đại và làm rõ nội dung cơ bản của các phần trong Bộ Luật dân sự năm 2015.

Việc chỉnh lýGiáo trình LuậtDân sự Việt Namcăn cứ vào chương trình, mục tiêu đào tạo củaTrường Đại học Luật Hà Nộivà được xây dựng phù hợp với chương trình khung do bộ giáo dục và đào tạo quy định.Giáo trình Luật Dân sựđược soạn thành hai tập để thuận tiện cho việc học tập và nghiên cứu.

Nội dung Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam được biên soạn có cấu trúc chương mục như sau:

Chương 1: Khái niệm về Luật Dân sự Việt Nam

  1. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
    • Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự
    • Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự
    • Định nghĩa của dân sự, phân biệt luật dân sự với các ngành luật khác
    • Hệ thống pháp luật dân sự, khoa học dân sự, giáo trình luật dân sự
    • Sơ lược về lịch sử phát triển của luật dân sự
  2. Nguồn của luật dân sự
    • Khái niệm và phân loại nguồn của luật dân sự
    • Vi phạm pháp luật dân sự
    • Áp dụng và xin sự, áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật
  3. Nhiệm vụ, nguyên tắc của luật dân sự
    • Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện áp dụng tương tự pháp luật
    • Nhiệm vụ, nguyên tắc của luật dân sự
    • Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự
    • Nhiệm vụ của luật dân sự
    • Những nguyên tắc của luật dân sự

Chương 2: Quan hệ pháp luật dân sự

  1. Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự
    • Quan hệ pháp luật dân sự và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự
    • Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự
    • Phân loại quan hệ pháp luật dân sự
    • Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
  2. Cá nhân – chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
    • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
    • Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
    • Giám hộ
    • Nơi cư trú của cá nhân
  3. Pháp nhân – chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
    • Khái niệm pháp nhân
    • Địa vị pháp lý và các yếu tố lịch sự của pháp nhân
    • Thành lập và đình chỉ pháp nhân
    1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước trung ương, địa phương
  4. Hộ gia đình, tổ hợp tác của các tổ chức không có tư cách pháp nhân
    • Hộ gia đình
    • Tổ hợp tác

Chương 3: Giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn và thời hiệu

  1. Giao dịch dân sự
  2. Đại diện
  3. Thời hạn và thời hiệu

Chương 4: Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản

>> Xem thêm: Bộ luật dân sự năm 2015

  1. Sở hữu và quyền sở hữu
    • Khái niệm sử hữu và quyền sử hữu
    • Quá trình phát triển của pháp luật về sở hữuở nước ta
  2. Quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu
    • Chủ thể của quyền sở hữu
    • Khách thể của quyền sở hữu
    • Nội dung của quyền sở hữu
  3. Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền sở hữu
    • Căn cứ xác lập quyền sở hữu
    • Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
  4. Các hình thức sở hữu
    • Sở hữu toàn dân
    • Sở hữu riêng
    • Sở hữu chung
    • Bảo vệ quyền sở hữu
    • Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu
    • Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
  5. Những quy định chung khác về quyền sở hữu
    • Nghĩa vụ của chủ sở hữu
    • Quyền khác đối với tài sản

Chương 5: Quyền thừa kế

  1. Quyền thừa kế
  2. Khái niệm về quyền thừa kế
  3. Sơ lược quá trình phát triển pháp luật về thừa kế Việt Nam
  4. Một số quy định chung về thừa kế
  5. Thừa kế theo di chúc
  6. Thừa kế theo pháp luật
  7. Thanh toán và phân chia di sản

Chương 6: Nghĩa vụ và hợp đồng dân sự

  1. Nghĩa vụ
    • Lý luận cơ bản về nghĩa vụ
    • Các loại nghĩa vụ
    • Thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ
    • Xác lập, chấm dứt nghĩa vụ
    • Thực hiện nghĩa vụ
    • Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
  2. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
    • Những vấn đề chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
    • Các biện pháp bảo đảm
  3. Hợp đồng dân sự
    • Khái niệm về hợp đồng dân sự
    • Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự
    • Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng dân sự

Chương 7: Các hợp đồng dân sự thông dụng

  1. Hợp đồng mua bán tài sản
    • Khái niệm hợp đồng mua bán tài sản
    • Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản
    • Mua bán của bảo hành
    • Bán đấu giá tài sản
  2. Hợp đồng trao đổi tài sản
  3. Hợp đồng cho vay tài sản
  4. Hợp đồng cho thuê tài sản
  5. Hợp đồng thuê khoán tài sản
  6. Hợp đồng cho mượn tài sản
  7. Hợp đồng dịch vụ
  8. Hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản
    • Hợp đồng vận chuyển hành khách
    • Hợp đồng vận chuyển tài sản
  9. Hợp đồng gia công
  10. Hợp đồng gửi giữ tài sản
  11. Hợp đồng ủy quyền
  12. Các hợp đồng về quyền sử dụng đất
    • Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
    • Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất
    • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
    • Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất
    • Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
    • Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
    • Hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất
    • Hợp đồng hợp tác

Chương 8: Hứa thưởng và thi có giải

  1. Tư tưởng
  2. Thì có giải

Chương 9: Thực hiện công việc không có ủy quyền, nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

  1. Thực hiện công việc không có ủy quyền
  2. Nghĩa vụ hoàn trả do chính hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật
  3. Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Chương 10: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

  1. Quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
  2. Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể

4. Đánh giá bạn đọc

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập 1: Trình bày những nội dung cơ bản củamôn họcLuật Dân sựViệt Namhọcphần 1, gồm: khái niệm; quan hệ pháp luật dân sự; giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn, thời hiệu; quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản; quyền thừa kế.

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam – Tập 2: Trình bày những nội dung cơ bản củamôn học Luật Dân sựhọcphần 2, gồm: nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự; hứa thưởng, thi có giải; nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Cuốn sách là học liệu quan trọng và cần thiết, phục vụ hoạt động học tập và giảng dạy hiệu quả Bộ môn Luật dân sự Việt Nam. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật dân sự Việt Nam.

>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua tổng đài điện thoại

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Luật dân sự Việt Nam - Trường đại học luật Hà Nội".

Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây một số quy định về đại diện trong Bộ luật dân sự 2015 để bạn đọc tham khảo:

Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a] Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

b] Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c] Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Điều 143. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a] Người được đại diện đồng ý;

b] Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c] Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Video liên quan

Chủ Đề