Giữ cái đầu lạnh nghĩa là gì năm 2024

Đánh dấu đã đọc

Khi phải lòng, thích đơn phương ai đó, bạn dùng "have a crush on [someone]" ; nếu muốn khuyên người khác bình tĩnh, hãy nói "keep your cool".

Have a crush on [someone]

Những năm gần đây, bên cạnh nghĩa gốc, "crush" còn được hiểu theo nghĩa của một danh từ, ám chỉ người bạn thích. Do đó, thành ngữ "Have a crush on [someone]" mang nghĩa phải lòng, dành tình cảm mạnh mẽ cho ai đó. Tình cảm này thường đối phương không biết, có thể gọi là đơn phương.

"Aw, you have a crush on him! I saw the way you looked at him when he came in the room" [Ồ, bạn "crush" anh ấy. Tôi thấy cách bạn nhìn anh ấy lúc anh ấy đi vào phòng].

Have it in for [someone]

Khi quyết tâm làm hại hoặc chỉ trích ai đó, bạn "have it in" với họ.

Chẳng hạn: "Karen in accounting must really have it in for me. She reported me for taking extra breaks, even though everyone does that". [Karen thường chơi xấu tôi trong vụ thống kê. Cô ấy báo cáo tôi đã nghỉ thêm, dù mọi người đều làm như vậy].

Ảnh: Shutterstock

Have the upper hand

Thành ngữ này nghĩa là bạn có ưu thế, lợi thế hơn ai đó.

Ví dụ: "She has the upper hand because I have a criminal record". [Cô ấy chiếm ưu thế trong vụ này vì tôi có tiền án].

Keep your cool

Tương tự "keep calm", thành ngữ này mang nghĩa giữ bình tĩnh, cụ thể hơn là giữ một cái đầu lạnh.

Chẳng hạn: "I have a really big crush on this girl, so it’s, like, impossible to keep my cool around her". [Tôi thực sự phải lòng cô gái này, dường như tôi không thể giữ được bình tĩnh khi ở bên cô ấy].

Play it cool

Khi bạn "tỏ ra ngầu", bạn "play it cool". Trong nhiều trường hợp, thành ngữ này không phải lúc nào cũng mang nghĩa có phần dối trá, nhưng nhìn chung nó thể hiện bạn cuốn hút, lạnh lùng, còn thực sự bên trong không phải vậy.

Ví dụ: "Try to play it cool during the interview. Don’t let them know how desperate you are for this job". [Cố gắng thật ngầu trong buổi phỏng vấn nhé. Đừng để họ biết bạn tuyệt vọng như nào với công việc này].

One up [someone]

Khi dùng thành ngữ này, bạn đang muốn làm tốt hơn hoặc cố gắng để mình trông đẹp hơn người khác.

Chẳng hạn: "I mentioned completing my first 5 km, and he had to tell everyone that he runs marathons. I don’t know why he always has to one up me". [Tôi đề cập việc đã chạy 5 km đầu tiên và anh ấy nói với mọi người rằng mình đã hoàn thành marathon. Tôi không hiểu sao anh ấy cứ hơn thua với tôi].

Làm báo không dễ, làm báo giỏi lại càng khó. Làm nghề với tất cả nhiệt huyết của một trái tim nóng nhưng phải luôn giữ được tỉnh táo trước đủ mọi cám dỗ bằng một cái đầu lạnh là điều kiện tiên quyết của một nhà báo giỏi.

Làm báo không dễ, làm báo giỏi lại càng khó. Làm nghề với tất cả nhiệt huyết của một trái tim nóng nhưng phải luôn giữ được tỉnh táo trước đủ mọi cám dỗ bằng một cái đầu lạnh là điều kiện tiên quyết của một nhà báo giỏi.

Khi trái tim lạnh và cái đầu nóng

Ông cha ta vẫn dạy “Cả giận mất khôn” ý nói tới việc khi giận dữ, không làm chủ được bản thân thì sẽ mất lý trí, dễ làm sai, làm hỏng. Hay gần đây nhiều người hay nói “Nhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại” với hàm ý có lòng nhiệt tình cũng phải có lý trí, tri thức và cái tâm nếu không làm việc gì cũng thành phá hoại cả. Trái tim nóng và cái đầu lạnh xét đến cùng là nói tới cái tâm và cái tầm. Hai nội dung này quan hệ biện chứng với nhau. Xét trong mọi ngành nghề nói chung và nghề báo nói riêng thì cả hai nội dung ấy đều quan trọng tới nhường nào.

Chính vì lẽ ấy mà trong nghề báo, khi trái tim nóng, cái đầu lạnh lại trở thành trái tim lạnh, cái đầu nóng thì nguy hiểm biết bao. Một số nhà báo khi bước chân vào nghề đã sớm xác định nghề báo là công cụ kiếm tiền. Cái đầu nóng chỉ bừng bừng ý nghĩ làm sao “chọc” được chỗ này, chỗ kia; “hạ bệ” ông này, ông kia để lấy uy danh và kiếm tiền. Trái tim lạnh lẽo đóng băng cái tâm của người làm báo. Thay vì làm báo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp thì cái tâm lệch lạc đã bẻ cong ngòi bút. Thậm chí quy chụp, viết bừa viết bậy, thay vì sử dụng thông tin để đưa tới người đọc thì lại sử dụng cho việc dọa dẫm vòi tiền, lợi ích.

Nếu không lợi dụng nghề thì trái tim lạnh và cái đầu nóng cũng trở thành cản lực cho nhiều nhà báo. Lúc nào cũng đòi hỏi bản thân phải viết được nhiều bài hay, đi nhiều nơi nhưng nhiệt huyết lại không có. Một cơn mưa, một ngày nắng cháy, một quãng đường xa cũng ngại lên đường; sợ mất quyền lợi bản thân mà thôi không viết, đẩy phần thiệt thòi về người dân dù rằng đã làm việc lấy thông tin. Vậy là cái tâm không được trọn vẹn.

Nhà báo trước khi phóng chiếu cho xã hội thấy về một vấn đề, có khi nào tự hỏi liệu mình đã cố gắng đến gần nhất sự thật chưa? Và có cần chỉ “đẩy tới” cho bạn đọc thật nhiều những sự thật trần trụi, những mảng tối đen để gây sốc, mà lãng quên, bỏ đi nhiều mảng sáng quanh nó?.

Mang tới cho độc giả những gì trung thực nhất, đáp ứng nhu cầu thông tin độc giả là nguyên tắc nghề nghiệp mà mỗi người làm báo phải nằm lòng. Nhưng như thế đâu có phải là tác nghiệp bằng mọi giá, giẫm đạp lên những quy chuẩn đạo đức về tình người. Mỗi nhà báo, bên cạnh cái đầu “lạnh” vẫn phải giữ được một trái tim “nóng” để biết chia sẻ, cảm thông, biết dừng lại trước những nỗi đau của nhân vật.

Giữ cái đầu lạnh và trái tim nóng

Sứ mệnh quan trọng của báo chí là định hướng dư luận, tạo niềm tin cho công chúng và hướng công chúng đến những giá trị chân thiện mỹ. Trong những lúc người dân chưa biết tin vào đâu, thông tin nào là chính xác, vai trò của báo chí là phải lấp đầy khoảng trống này, cung cấp cho công chúng thông tin chính xác từ nguồn tin cậy, được kiểm chứng một cách khách quan.

Điều đó đòi hỏi người làm báo phải có một trái tim nóng để có thể xông pha vào những điểm nóng, đề tài khó, những nơi nguy hiểm nhưng cũng cần có một cái đầu lạnh, đủ tỉnh táo để nhận ra những phần “chìm” ở đằng sau mỗi một thông tin “nổi”. Ngoài trau dồi kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp, hơn lúc nào hết, đạo đức của nghề báo lại càng phải được đặt lên hàng đầu trong tình hình nhiễu loạn thông tin hiện nay. Bên cạnh các chuẩn mực về độ chính xác, về tính khách quan thì một điều không thể thiếu là tin đó có ích gì cho bạn đọc không.

Làm báo phải yêu nghề. Nếu không yêu nghề thì nhiệt tình làm báo chỉ dừng ở mức tròn vai, hoàn thành định mức, sẽ rất khó mong mỏi được một tác phẩm mà mình ưng ý nhất. Cái đầu lạnh hay cái tâm sẽ giữ nhà báo vững vàng trước mọi cám dỗ; lấy và xử lý thông tin đúng, đủ, chính xác.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đối với bản thân báo chí, bản thân người làm báo cũng phải có tính chiến đấu mới làm báo tốt được. Viết một bài báo mà loại được những yếu tố cá nhân cũng là một cuộc đấu tranh” [Hồ Chí Minh [1996], Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia]. Như vậy đủ thấy rằng loại bỏ yếu tố cá nhân chính là giữ được cái tâm trong sáng. Hay như nhà báo lão thành Hữu Thọ nhấn mạnh phải có lòng trong, bút sắc. Tất nhiên để giữ được cái đầu lạnh cũng còn cần lắm kinh nghiệm làm nghề. Nhưng suy cho cùng khi đã tâm niệm, giữ vững tôn chỉ cái đầu lạnh và trái tim nóng thì chắc chắc làm nghề sẽ vững vàng./.

Trái tim nóng và cái đầu lạnh là câu nói của ai?

Nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành: Trái tim nóng và cái đầu lạnh.

Ý nghĩa cái đầu lạnh là gì?

“Cái đầu lạnh” để “Phụng công thủ pháp”, tức là làm việc một cách công tâm, nhất nhất chỉ tuân theo pháp luật mà phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân. “Cái đầu lạnh” để không bị mua chuộc, cám dỗ bởi đồng tiền hay bất cứ thứ vật chất nào khác.

Trái tim lạnh là gì?

Trái tim lạnh lẽo đóng băng cái tâm của người làm báo. Thay vì làm báo đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp thì cái tâm lệch lạc đã bẻ cong ngòi bút. Thậm chí quy chụp, viết bừa viết bậy, thay vì sử dụng thông tin để đưa tới người đọc thì lại sử dụng cho việc dọa dẫm vòi tiền, lợi ích.

Người có cái đầu lạnh là người như thế nào?

Sự tự chủ, điềm tĩnh và tự tin của họ luôn làm cho người đối diện cảm thấy an toàn nhưng không nhàm chán, yên bình nhưng không kém phần lãng mạn và thu hút. Họ luôn là người chủ động, sẵn sàng đương đầu với thách thức để bảo vệ phái yếu, tạo niềm tin về một bến đỗ bình yên.

Chủ Đề