Globalgap la gì

Sự kỳ vọng về chất lượng sản phẩm từ thị trường ngày càng gia tăng và khắt khe đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tìm ra phương án hữu dụng để đáp ứng những kỳ vọng này. Chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế đang là tầm nhìn đầy triển vọng cũng như mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp trên thế giới. Và một trong số những tiêu chuẩn hay chứng nhận doanh nghiệp không thể bỏ qua đó là GLOBAL GAP. Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn, chứng nhận GLOBAL GAP, Vinacontrol CE sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích sau đây.

1. GLOBAL GAP là gì?

1.1 Tiêu chuẩn GLOBAL GAP

GLOBAL GAP (Tiếng Anh là Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do một nhóm bao gồm các quốc gia và tổ chức quốc tế quy định với mục đích chỉ dẫn nhà sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, tính truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm, sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động và bảo vệ môi trường.

GLOBAL GAP trước đây là EURO GAP là tiêu chuẩn chuẩn dành cho các Nhà bán lẻ Châu Âu trong lĩnh vực Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Sự ra đời của tiêu chuẩn khuyến khích các đơn vị tổ chức áp dụng các chương trình đảm bảo trang trại có doanh thu tích cực, thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững và giảm thiểu đầu vào hóa chất nông nghiệp.

Bộ tiêu chuẩn GLOBAL GAP có tất cả 252 tiêu chí và 36 tiêu chí trong số đó là bắt buộc phải tuân thủ. Điều này không có nghĩa các nhà sản xuất nông nghiệp không cần tuân thủ những tiêu chí còn lại. Để được chứng nhận GLOBAL GAP bắt buộc tổ chức cần tuân thủ toàn bộ các tiêu chí được đặt ra với mức tối thiểu 95% yêu cầu tại từng tiêu chí.

Globalgap la gì

GLOBAL GAP (Tiếng Anh là Good Agricultural Practices) là tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

1.2 Chứng nhận GLOBAL GAP

Chứng nhận GLOBAL GAP là loại chứng nhận được sử dụng cho các sản phẩm, hàng hóa được sản xuất bởi các cơ sở, trang trại áp dụng tiêu chuẩn GLOBAL GAP và thực hiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp tốt theo các yêu cầu tại tiêu chuẩn này.

Người tiêu dùng có thể kiểm tra được sản phẩm liệu có đạt tiêu chuẩn GLOBAL GAP không qua việc phát hiện sản phẩm đã được chứng nhận với 13 chữ số (GGN) trên bao bì.

Những đối tượng nên thực hiện chứng nhận GLOBAL GAP chính là các nhà quản trị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như trang trại chăn nuôi, trồng trọt, cơ sở nuôi trồng thủy hải sản, đơn vị sản xuất, cung cấp thực phẩm hữu cơ, đơn vị sản xuất nông sản có nhu cầu tiếp cận thị trường quốc tế,….

Globalgap la gì

 Các nhà quản trị trong lĩnh vực nông nghiệp như trang trại chăn nuôi, trồng trọt,... cần chứng nhận GLOBAL GAP

✍ Xem thêm:Chứng nhận VietGAP chăn nuôi| Chi phí thấp

2. Mục tiêu của chứng nhận GLOBAL GAP

Mục đích của chứng nhận GLOBAL GAP là đảm bảo tính toàn vẹn, minh bạch và hài hòa của tiêu chuẩn nông nghiệp toàn cầu khi được áp dụng tại các cơ sở sản xuất nông nghiệp. Nó bao gồm các yêu cầu đối với thực phẩm an toàn được sản xuất tuân theo các quy định về :

  • Sức khỏe người lao động;
  • An toàn và phúc lợi;
  • Bảo vệ môi trường;
  • Sử dụng đất bền vững.

Globalgap la gì

Cải thiện các quy trình và thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững với chứng nhận GOLBAL GAP

3. Các yêu cầu chính trong GLOBAL GAP

Có 6 yêu cầu chính trong GLOBAL GAP mà doanh nghiệp cần tuân thủ được thể hiện rõ trong bảng thông tin dưới đây:

Tiêu chí

Yêu cầu cần đáp ứng

1. Đảm bảo nguồn đất và nước

Đảm bảo nguồn đất phải được cải tạo, làm sạch trước khi thực hiện canh tác. Hệ thống nước tưới cần đảm bảo phải sạch sẽ không bị ô nhiễm.

2. Độ an toàn, nguồn gốc rõ ràng của giống cây trồng

Độ an toàn, nguồn gốc xuất xứ phải rõ ràng, đặc biệt là giống cây trồng phải được chọn lựa kỹ càng đảm bảo sạch bệnh và có chất lượng tốt nhất. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nguồn gốc giống cây trồng ngay từ ban đầu sẽ giúp cho năng suất sau này tăng cao hơn và không mắc bệnh hại sau này.

3. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón

GLOBAL GAP hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác các và các loại phân bón, để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nông nghiệp đối với môi trường xung quanh và duy trì tuổi thọ đất nông nghiệp.

4. Chỉ sử dụng những loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được cho phép sử dụng

Khuyến cáo các nông trại sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ để đảm bảo an toàn cho người lao động, người sử dụng sản phẩm và không gây hại đến môi trường.

5. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Để áp dụng tốt GLOBAL GAP thì cần:

  • Quan tâm vào việc đầu tư nguồn giống tốt.
  • Trong cả quá trình nuôi trồng thì nông trại cần phải ghi chép về toàn bộ quá trình của chuỗi thực hành sản xuất.
  • Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại từng công đoạn sản xuất, chế biến và hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển sản phẩm Global GAP.

6. Đảm bảo các tiêu chuẩn khác

Đảm bảo những tiêu chuẩn về:

  • Hệ thống quản lý chất lượng (QMS),
  • Quản lý dịch hại tổng hợp (IPC),
  • Quản lý cây trồng tổng hợp (ICM),
  • Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).

✍  Xem thêm: Chứng nhận HACCP| Cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm cho doanh nghiệp

4. Hướng dẫn doanh nghiệp chứng nhận GLOBAL GAP

► Bước 1: Doanh nghiệp tìm kiếm các tài liệu cần thiết được ban hành bởi GLOBAL GAP

► Bước 2: Thực hành áp dụng các điểm kiểm soát cần thiết trong Control Point and Criteria Compliance (CPCCs)

► Bước 3: Tự đánh giá, kiểm tra nội bộ theo các điểm kiểm soát

► Bước 4: Đăng ký chứng nhận GLOBAL GAP với tổ chức chứng nhận

► Bước 5: Nhận chứng chỉ GLOBAL GAP nếu tuân thủ 100% các điểm Chính yếu (Major Must) và ít nhất 95% các điểm Thứ yếu (Minor Must).

Hiện tại, Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận GLOBAL GAP có hiệu lực trong 01 năm, sau đó doanh nghiệp phải đăng ký tái chứng nhận để duy trì.

 

Globalgap la gì

Quy trình chứng nhận GOLBAL GAP cho sản phẩm

5. Các lợi ích khi chứng nhận GLOBAL GAP thành công

Việc nhà sản xuất áp dụng các tiêu chí khoa học vào quy trình sản xuất nông nghiệp một cách có hệ thống, giúp tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm xuất bán ra thị trường. Các lợi ích của chứng nhận GLOBAL GAP bao gồm:

  • Cải thiện các quy trình và thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững.
  • Giúp thúc đẩy, cải thiện năng suất, hiệu quả từ lực lượng lao động.
  • Làm cải thiện cơ sở vật chất, đào tạo và điều kiện làm việc.
  • Khuyến khích các phương pháp canh tác hợp lý với môi trường.
  • Đề xuất các phương pháp quản lý thông minh.
  • Đảm bảo an toàn sản xuất thực phẩm và khả năng phục hồi của doanh nghiệp.
  • Tiếp cận và quản lý các tiêu chuẩn liên quan.
  • Tránh những sai sót tốn kém và tự tin trong hoạt động thương mại.
  • Mở ra cơ hội tiếp cận thị trường nước ngoài tiềm năng và nâng cao doanh thu, lợi nhuận.
  • Giúp khách hàng có thể truy xuất được nguồn gốc sản xuất của sản phẩm gốc ở cấp độ B2B.
  • Nhận được sự tin tưởng, lựa chọn, nâng cao uy tín với các khách hàng đối tác.
  • Tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp.

Globalgap la gì

Sản phẩm bưởi Phúc Trạch được chứng nhận GOLBAL GAP và nhận sự quan tâm chú ý từ khách hàng

✍  Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000| Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

6. Chi phí của chứng nhận GLOBAL GAP

Chi phí của chứng nhận GLOBAL GAP. bao gồm:

Chi phí cải tiến hệ thống trang trại khi áp dụng tiêu chuẩn GLOBAL GAP:

Mỗi nông trại có một cách thức vận hành riêng. Vì vậy, tùy vào tình hình cụ thể mà nông trại của bạn có thể cần cải tiến để thực hiện các chính sách, quy trình và/hoặc xây dựng hệ thống mới để đáp ứng theo quy định của GLOBAL GAP.

Phí đăng ký với GLOBAL GAP: Là chi phí cần trả cho Ban thư ký của GLOBAL GAP thông qua các đơn vị chứng nhận.

  • Đối với các nhà trồng trọt, phí đăng ký với GLOBAL GAP được tính trên đơn vị diện tích (héc-ta) sử dụng cho mục đích canh tác.
  • GLOBAL GAP tính phí khác nhau giữa sản xuất trong điều kiện che chắn (nhà kính) và sản xuất ngoài trời.
  • Đối với nhà sản xuất về chăn nuôi và thủy sản, mức phí này được tính dựa trên sản lượng thịt/sản phẩm tại điểm giết mổ (tính bằng tấn).

Phí dịch vụ cho đơn vị chứng nhận: 

Tùy vào chính sách riêng về giá, thời gian kiểm tra và đánh giá, chi phí đi lại, thời gian chuẩn bị và hoạt động khác, nhà sản xuất và đơn vị cấp chứng nhận trực tiếp thương lượng với nhau để thống nhất về chi phí kiểm tra và đánh giá chứng nhận (thời gian, đi lại) và dịch vụ của đơn vị cấp chứng nhận.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến hoạt động chứng nhận GLOBAL GAP. Hy vọng qua đây Doanh nghiệp đã nắm rõ những nội dung quan trọng để tiến hành áp dụng tiêu chuẩn và chứng nhận cho sản phẩm hiệu quả nhất. Mọi yêu cầu về dịch vụ của Vinacontrol CE Quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1800.6083 email để được hỗ trợ nhanh nhất!