Gpu usage là gì

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách để bạn nhận biết, đồng thời tận dụng tối đa chiếc card đồ hoạ của mình khi chơi game. Nói chung là trước khi bạn nghĩ đến việc đổi card, hãy cho nó một cơ hội để thể hiện khả năng của mình trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Bởi vì biết đâu được, vấn đề không phải nằm ở card mà là ở những linh kiện khác.

Thế nào thì mới gọi là tận dụng hết sức mạnh của card màn hình
Nếu bạn nghĩ rằng nếu như card đạt 100% tải khi chơi game đồng nghĩa với việc mình đã tận dụng hết sức mạnh của nó thì điều đó là sai lầm lớn. Các dòng card đời mới, đặc biệt là Nvidia GeForce 10 series và AMD RX series luôn có cơ chế tự động điều chỉnh xung nhịp tuỳ theo điều kiện điện năng và nhiệt độ. Full-load 100% tức là card đã tận dụng tối đa sức mạnh ở mức xung nhịp tại thời điểm đó, nhưng xung nhịp thời điểm đó có tối đa hay không lại là một câu chuyện khác.

Gpu usage là gì


Để có thể xem là tận dụng hết sức mạnh thì bạn phải thoả mãn cùng lúc 2 điều kiện khi chơi game (không bật V-Sync):

  • Full-load (100% hoặc 99%)
  • Mức xung nhịp tối đa mà Vcore mặc định cho phépCách kiểm tra
    Cách mình thường dùng nhất để kiểm tra xem liệu card có chạy hết khả năng hay không là sử dụng phần mềm MSI Afterburner, bạn có thể tải về ở đây. Vào trong phần tuỳ chọn, đến mục hardware monitor và kích hoạt báo cáo OSD (tức là hiện thông tin ở góc màn hình) cho Temp Limit (giới hạn nhiệt độ), Votage Limit (giới hạn Vcore) và CPU usage.

Quảng cáo

Gpu usage là gì


Xung nhịp của các GPU đời mới sẽ dao động lên xuống tuỳ thuộc vào mức Vcore mà hãng thiết lập, vì vậy một khi đạt giới hạn Vcore (Votage Limit) đồng nghĩa với việc bạn đã đạt được mức xung mặc định tối đa của card.

Gpu usage là gì


Khi chơi game, nếu như bạn thấy cảnh báo giới hạn Vcore hiện lên đồng nghĩa với việc card của bạn đang chạy ở mức xung nhịp cao nhất, và nếu full-load ở thời điểm này đồng nghĩa với việc bạn đã tận dụng hết sức mạnh card màn hình của mình. Chẳng hạn như đối với card Asus GTX 1050 Ti Strix, mặc dù hãng công bố mức xung nhịp boost là 1506 MHz, nhưng thực tế mức Vcore mặc định cho phép nó tự động đạt đến 1797 MHz trong điều kiện tối ưu nhất (không bị giới hạn bởi nhiệt độ và điện năng cấp). Còn 100% fullload hay không thì chỉ cần nhìn vào thông báo là biết, trong hình screenshot của mình nó là con số thứ 3 hàng trên (99%).
Cách tối ưu sức mạnh của card màn hình
Full-load GPU

Để đạt được 100% hiệu năng GPU thì bạn cần có CPU tương xứng với card để không bị hiện tượng thắt cổ chai ở CPU. Thông thường thì Core i5 và Core i7 sẽ là sự lựa chọn tốt cho các dòng card tầm trung (AMD RX 480 hoặc GTX 1060 trở lên). Trong khi đó Core i3 vẫn cân đủ tốt những dòng card phổ thông (AMD RX 470 hoặc GTX 1050 Ti trở xuống). Trong quá trình chơi game, nếu như bạn thấy CPU đạt 100% nhưng GPU chưa đạt thì đồng nghĩa với việc bạn đang bị thắt cổ chai ở CPU.

Gpu usage là gì


Vì vậy thay vì tính đến chuyện thay card màn hình thì bạn tốt nhất là nên thay CPU, vì card mạnh đến cỡ nào mà bị thắt cổ chai ở CPU cũng fps cũng chẳng khá hơn được bao nhiêu. Ngoài ra nếu cả CPU và GPU đều không đạt được 100% thì vấn đề nằm ở việc bạn không đủ RAM.

Xung nhịp tối đa với Vcore mặc định.

Không phải ngẫu nhiên mà hãng nào cũng công bố mức xung nhịp thấp hơn khả năng mà Vcore cho phép đạt tới. Điều này là bởi vì ở điều kiện sử dụng thực tế, không phải người dùng nào cũng có thể đặt nó vào điều kiện tối ưu để đạt được mức xung nhịp tối đa. Thông thường, vấn đề mà chúng ta thường gặp nhất là nhiệt độ. Nếu như bạn thiết lập MSI AfterBurner như mình hướng dẫn ở trên, cảnh bảo Temp Limit sẽ hiện ra trong trường hợp bạn bị giới hạn bởi nhiệt độ. Có 2 trường hợp, với trường hợp 1 là do môi trường hoạt động nóng. Nguyên nhân thường là do các bạn sử dụng thùng máy kém chất lượng nên đối lưu không khí kém, đổi thùng máy hoặc chơi theo kiểu truyền thống chỉa thẳng quạt vào thùng máy sẽ giải quyết được phần nào. Chơi trong phòng máy lạnh cũng là giải pháp không tồi.

Quảng cáo

Gpu usage là gì


Nếu như cách trên không giải quyết được thì chúng ta rơi vào trường hợp 2, là do bản thân tản nhiệt của card không đủ tốt nhưng hãng vẫn để Vcore mặc định cao. Điều này giúp thời gian đầu xung cao nhưng giảm dần cho đến khi nhiệt độ được kiểm soát, nói chung là đẹp khi benchmark chứ chơi thì không hẳn. Đây thực chất là điểm khác biệt giữa card xịn và card rẻ tiền sử dụng cùng một chip đồ hoạ, chẳng hạn như Asus GTX 1050 Ti Expendition và Asus GTX 1050 Ti Strix. Dù cùng một con chip nhưng tản nhiệt của dòng Strix cho phép xung nhịp lên đến 1797 MHz ở điều kiện phòng máy lạnh mát mẻ, trong khi Expendition thì dù cùng điều kiện nhưng do quá nhiệt nên xung chỉ dừng ở mức 1392 MHz. Tức là chênh nhau gần 400 MHz. Cái này thì bạn phải mod lại tản hoặc đổi card mới.

Chúc các bạn thành công!

Tải app Tinh tế

Tải app Tinhte - Theo dõi thông tin mà bạn yêu thích

Gpu usage là gì
Gpu usage là gì
Gpu usage là gì
Gpu usage là gì