Hà tĩnh có bao nhiêu dân tộc năm 2024

Hội thảo kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Hà Tĩnh góp phần làm rõ thêm về lịch sử hình thành và phát triển vùng đất quan trọng này của đất nước, về truyền thống yêu nước, truyền thống bất khuất, kiên cường trước thiên tai và địch hoạ, truyền thống hiếu học, tương thân tương ái của nhân dân Hà Tĩnh, để từ đó khơi dậy niềm tự hào, đồng thời tạo động lực tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và phát triển của Hà Tĩnh cũng như của các địa phương khác trong cả nước.

Trong lịch sử dân tộc, vùng đất Hà Tĩnh có vị trí vô cùng quan trọng, Hà Tĩnh đã từng là vùng đất “phên dậu” của Tổ quốc. Nhân dân Hà Tĩnh đã có những đóng góp to lớn về trí tuệ và sức người, sức của cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Biết bao người con của Hà Tĩnh đã có những cống hiến xuất sắc về kinh tế, chính trị, văn hoá cho đất nước. Hà Tĩnh nói riêng và xứ Nghệ nói chung thường được mệnh danh là “địa linh, nhân kiệt”, hầu như ở thời nào, vùng đất này cũng sản sinh ra những người con xuất chúng, góp phần làm rạng danh cho quê hương, đất nước. Thời kỳ Bắc thuộc, Mai Thúc Loan – lãnh tụ cuộc khởi nghĩa của vùng Hoan Châu xưng đế trong suốt 10 năm chống ách đô hộ của nhà Đường…Và trong các thời kỳ sau đó, Hà Tĩnh vừa là hậu phương, vừa là hậu cứ của nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, binh biến trong – ngoài…Theo dòng lịch sử, vùng đất này luôn xuất hiện các cá nhân đột khởi trên nhiều lĩnh vực, trở thành chỗ dựa tin cậy cho các vương triều, và nhiều lúc, cho cả vận mệnh dân tộc, quê hương… đó là các Trại Trạng nguyên thời kỳ đầu như cha con “song trạng” Sử Hy Nhan - Sử Đức Huy; các anh hùng nghĩa liệt như Đặng Tất - Đặng Dung, Nguyễn Biểu…; các nhà trước tác, học thuyết nổi tiếng như Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ…; các chí sĩ yêu nước, các nhà cách mạng như Phan Đình Phùng, Ngô Đức Kế, Trần Phú, Hà Huy Tập…; các nhà khoa học, văn hào đi tiên phong trên nhiều lĩnh vực, như Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Khắc Viện, Xuân Diệu, Huy Cận…

Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến phát biểu của các nhà nghiên cứu, nhiều vấn đề về con người và mảnh đất Hà Tĩnh được làm sáng tỏ hơn trên nhiều bình diện, từ lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống yêu nước và đấu tranh chống giặc ngoại xâm, truyền thống văn hoá cho đến quá trình đổi mới và hội nhập… Hội thảo cũng là dịp để Lãnh đạo Tỉnh và các địa phương được gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi và lắng nghe các ý kiến tâm huyết của các nhà khoa học đối với Hà Tĩnh, và cũng là dịp để các nhà khoa học hiểu thêm về tình hình thực tiễn của địa phương.

Hà Tĩnh là một trong những tỉnh thành thuộc miền Trung Việt Nam. Thiên nhiên ở Hà Tĩnh không mấy ưu đãi, nhưng nơi đây được mọi người xem là “địa linh nhân kiệt”. Và với nhiều anh hùng, danh nhân Việt Nam xuất thân từ Hà Tĩnh. Vậy Hà Tĩnh miền nào nước ta? Có lịch sử như thế nào? Có bao nhiêu huyện, xã? Ở Hà Tĩnh có gì thú vị? Chắc hẳn rất nhiều người thắc mắc và chưa hiểu rõ, nên hôm nay Dự báo thời tiết 30 ngày tới sẽ giải đáp cho các bạn. Let’s go

Vị trí địa lý

Tỉnh Hà Tĩnh nằm ở vị trí nào?

Tỉnh Hà Tĩnh thuộc dải đất hình chữ S, miền Trung Việt Nam. Nằm ở toạ độ: 17054’ – 18054’ vĩ độ Bắc, 105048’ – 108000’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp với Lào, phía Đông giáp biển Đông.

Diện tích: 6.055,7 km2

Chiếm gần 1,8% tổng diện tích của cả nước. Là tỉnh có nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 8A, Đường Hồ Chí Minh, Đường sắt thống nhất từ ga Thọ Tường đến ga La Khê, có đường biển dài đến 137 km.

Hệ thống sông ngòi chính như: Sông Lam, sông La, sông Nghèn, sông Ngàn Phố,…Hà Tĩnh có 14 con sông lớn nhỏ, nhiều hồ.

Địa hình đa dạng, đầy đủ sông, núi, đồng bằng, trung du.

Lịch sử tỉnh Hà Tĩnh

Lịch sử hình thành tỉnh Hà Tĩnh

Chảy theo suốt chiều dài lịch sử 190 năm thành lập, Hà Tĩnh đã nhiều lần thay đổi tổ chức, vị trí địa lý và tên gọi.

Theo như các tài liệu cổ học và truyền thuyết, cách đây hàng ngàn năm thì Hà Tĩnh đã có người sinh sống. Thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, tỉnh Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức.

Trước đây, thời bắc thuộc Hà Tĩnh với Nghệ An có tên chung là Hoan Châu.

Đến năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chsinh trên toàn quốc, ông tách hai phủ Hà Hoa và Đức Thọ của trấn Nghệ An thành lập tỉnh riêng đó chính là Hà Tĩnh.

Trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá V [1975] đã quyết định hợp nhất hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thành tỉnh Nghệ Tĩnh.

Đến kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII [1991] đã đưa ra quyết định tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh miền nào nước ta?

Hà Tĩnh thuộc miền nào?

Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Bắc Trung Bộ là vùng địa lý khu vực miền Trung Việt Nam, Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ nước ta có địa bàn từ phía nam Ninh Bình đến phía bắc Đèo Hải Vân.

Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang nhất nước ta. Ngoài Hà Tĩnh ra thì thuộc Bắc Trung Bộ hiện nay có 5 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế

Hà Tĩnh có bao nhiêu huyện, xã?

Hà Tĩnh có bao nhiêu huyện, xã, thị trấn?

Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh có 10 huyện và có 2 thị xã. Hà Tĩnh có 1 thành phố là tỉnh Hà Tĩnh

10 huyện gồm: Can Lộc [16 xã, 2 thị trấn], Cẩm Xuyên [21 xã, 2 thị trấn], Đức Thọ [15 xã, 1 thị trấn], Hương Khê [20 xã, 1 thị trấn], Hương Sơn [23 xã, 2 thị trấn], Kỳ Anh [20 xã], Lộc Hà [11 xã, 1 thị trấn], Nghi Xuân [15 xã, 2 thị trấn], Thạch Hà [21 xã, 1 thị trấn], Vũ Quang [9 xã, 1 thị trấn].

2 thị xã gồm: Hồng Lĩnh [phường, 1 xã], Kỳ Anh [phường, 5 xã]

Hà Tĩnh miền nào gắn với những dân tộc, tôn giáo nào?

Những dân tộc và tôn giáo ở Hà Tĩnh

Dân tộc: Người dân ở Hà Tĩnh chủ yếu là người Kinh [người Việt] chiếm gần 99%. Các dân tộc như: Mường [403 người], Chứt [127 người], Lào [594 người], Thái có vài trăm hay vài chục người, thường sống xen trong các xã thuộc huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.

Tôn giáo: Tỉnh Hà Tĩnh có 2 tôn giáo chính là Công Giáo và Phật Giáo. Ngoài ra, còn có các tôn giáo khác như: đạo Mẫu, đạo Nho, đạo Phật và các tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, có tới hàng trăm chùa, đền, miếu như: chùa Hương Tích, chùa Phong Nhạn, chùa Am, đền Củi,…

Những điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Hà Tĩnh

Nếu một ngày nào đó bạn có ý định đến Hà Tĩnh, thì bạn sẽ đi đâu? Và có ai hỏi Hà Tĩnh miền nào có địa điểm nào để tham quan không thì bạn không cần phản băn khoăn, bởi dưới đây là những địa điểm cực nổi tiếng tại Hà Tĩnh.

Biển Thiên Cầm

Bờ biển Thiên Cầm với bãi cát trắng mịn trải dài

Có thể nói biển Thiên Cầm là bãi biển đẹp nhất ở Hà Tĩnh với sóng nước xanh trong, các bạn có thể nô đùa cùng với những cơn sóng nhẹ và mát mẻ của biển xanh.

Sẽ đẹp hơn nếu mỗi sáng sớm tinh mơ được cùng bạn bè và người thân dạo bước trên bờ các trắng mịn màng, cảm nhận sự dịu êm của từng cơn sóng nhỏ lăn tăn và nhìn phía xa xa những ánh nắng ló dạng phía chân trời đó là cảm giác mà bạn sẽ có được khi đến với biển Thiên Cầm.

Đèo Ngang

Một góc chụp Đèo Ngang

Bước đến Đèo Ngang các bạn sẽ thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng và đứng từ đỉnh Đèo Ngang nhìn xuống bạn cũng có thể thấy được vẻ đẹp của biển của hồ và còn đẹp hơn nữa khi mở ra là khung cảnh sinh hoạt của những ngôi nhà xan sát nhau của dân cư thuộc hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Ngoài ra, trên đỉnh Đèo Ngang còn có cửa quan lớn mang tên Hoành Sơn Quan được xây dựng dưới triều vua Minh Mạng vẫn còn nguyên vẹn cùng hai bức tường đá lớn chạy theo hai hướng là vào núi và xuống biển.

Hồ Kẻ Gỗ

Hồ Kẻ Gỗ trong xanh

Chắc các bạn đều đặt câu hỏi: Tại sao lại có tên là Hồ Kẻ Gỗ?

Bởi đây vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ nay thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên. Đến với nơi đây các bạn sẽ được tận hưởng khí hậu mát mẻ. Điều đặc biệt là khi đi thuyền ở Hồ Kẻ Gỗ du khách sẽ được chiêm ngưỡng cái đẹp nên thơ của sự giao hoà giữa mênh mông nước với rừng

Về đêm dưới ánh trăng sao không gian càng huyền bí hơn bởi âm thanh của sông nước, gió rừng và tiếng gầm, tiếng hú, tiếng gọi đàn của muôn loài thú quyện vào nhau.

Ngã Ba Đồng Lộc

Ngã Ba Đồng Lộc

Nơi đây 10 cô gái đang ở lứa tuổi thanh xuân đẹp nhất đã phải nằm xuống. Đến với Ngã Ba Đồng Lộc các bạn sẽ thấy được sự linh thiêng và bày tỏ lòng ton kính của mình đối với các anh hùng dân tộc.

Núi Hồng Lĩnh

Núi Hồng Lĩnh hùng vĩ

Núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là ngọn núi có 99 ngọn, đến với núi Hồng Lĩnh các bạn sẽ thấy được nét đẹp hoang sơ cùng nét đẹp tâm linh vốn có ở đây.

Trên núi, trăm đền, chùa, miếu. Trong đó, nổi tiếng và cổ kính nhất là chùa Hương Tích hay chùa Chân Tiên nơi vẫn còn dấu chân người và chân ngựa trên tảng đá gắn với truyền thuyết “Tiên giáng trần”.

Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du

Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du

Những ai yêu mến văn chương, yêu thích truyện Kiều chắc chắn không thể không biết đến vị đại thi hào kiệt xuất Nguyễn Du.

Đến đây các bạn sẽ biết rõ hơn về cuộc đời cũng như khối sự nghiệp tài sản văn chương mà ông để lại.

Khu du lịch sinh thái Sơn Kim

Khu du lịch sinh thái Sơn Kim với những dòng suối khoáng nóng

Ở xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, gần ngay đường Quốc lộ 8A. Khu du lịch sinh thái Sơn Kim cách Hà Tĩnh khoảng 100km, cách Vinh khoảng 80km.

Đến đây ta sẽ được đắm chìm trong những bức tranh thuỷ mặc với núi rừng trùng điệp và Khu du lịch sinh thái này nét khám phá giữa núi rừng hùng vĩ đấy.

Điểm thú vị ở đây chính là sơn thuỷ hữu tình núi non biết một màu. Và dưới chân núi những dòng thác tung bọt trắng xoá.

Đặc biệt hơn nữa các bạn sẽ được đắm chìm trong dòng nước khoáng nóng, bắt nguồn từ độ sâu 100m vun lên các hồ nhỏ trong khu du lịch. Các bạn đến đây không chỉ nghỉ ngơi thư giãn, mà nước ở đây còn tác dụng chữa các bệnh như: xương khớp, bệnh ngoài da, phục hồi sức khoẻ và làm đẹp.

Xem ngay: Thời tiết tỉnh Hà Tĩnh để có một chuyến đi trọn vẹn

Qua bài viết trên Dự báo thời tiết 30 ngày tới đã chia sẻ về vấn đề Hà Tĩnh miền nào nước ta – Điều chưa biết về Hà Tĩnh. Trong đó, đã bao quát các nội dung về tỉnh Hà Tĩnh cần thiết cho các bạn và bên cạnh đó cũng gợi ý cho các bạn những địa điểm nổi tiếng ở Hà Tĩnh. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn những thắc mắc bấy lâu và mong bạn sẽ có cơ hội đến với mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này để khám phá nhé!

Ở Hà Tĩnh có bao nhiêu dân tộc?

Hà Tĩnh hiện có 32 dân tộc thiểu số với khoảng 650 hộ/hơn 2.500 nhân khẩu, trong đó đông nhất là Mán 154 hộ/455 nhân khẩu, Lào 153 hộ/551 nhân khẩu, Mường 152 hộ/gần 600 nhân khẩu, Nùng 57 hộ/239 nhân khẩu, Chứt 44 hộ/156 nhân khẩu.

Hà Tĩnh giàu thứ mấy Việt Nam?

VOV1 - Năm 2023, Hà Tĩnh đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP 8,05%, dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 15 cả nước.

Hương Sơn Hà Tĩnh có dân tộc gì?

Hương Sơn
Dân tộc Kinh
Khác
Mã hành chính 439
Biển số xe 38-H1

Hương Sơn – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Hương_Sơnnull

Hà Tĩnh có diện tích bao nhiêu?

21,7 mi²Thành phố Hà Tĩnh / Diện tíchnull

Chủ Đề