Hắc võng mạc là gì

1.Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là gì?

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch là bệnh đặc trưng bởi bong thanh dịch võng mạc không rõ nguyên nhân của cực sau nhãn cầu gây ra do sự dò chất dịch qua biểu mô sắc tố.

2. Yếu tố nguy cơ

  • Nam giới, 30- 50 tuổi
  • Một mắt
  • Châu Á, Mỹ Latinh
  • Cơ địa dễ xúc cảm, stress
  • Sự tăng cao của corticoid nội sinh hay ngoại sinh liên quan đến bệnh
  • Dùng thuốc tâm thần, cao huyết áp không điều trị,…

3. Triệu chứng lâm sàng

  • Hội chứng hoàng điểm: nhìn hình cong queo méo mó, biến đổi màu sắc, có cảm giác một bóng mờ che trước mắt, thị lực giảm
  • Bong thanh dịch võng mạc phía dưới có thể có tổn hại thị trường tương ứng

Hắc võng mạc là gì

  • Soi đáy mắt: vùng bong thanh dịch đẩy võng mạc cao lên ở hoàng điểm, nhìn thấy một vùng có quầng màu sẫm hơn, hoàng điểm phù mất ánh trung tâm. Giai đoạn muộn hoặc bệnh nhân tái phát thường có nhiều xuất tiết cứng bé nằm theo hướng đồng tâm vùng hoàng điểm

4. Chẩn đoán hình ảnh

  • OCT: có giá trị tốt nhất trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị nhờ theo dõi kích thước của bọng. Thoái hóa võng mạc có thể thấy trong trường hợp mãn tính hoặc tái phát
  • Chụp mạch huỳnh quang: tăng huỳnh quang vùng tương ứng tổn hại biểu mô sắc tố và những điểm dò, hiện tượng thấm huỳnh quang ở những vị trí bong thanh dịch võng mạc

5. Tiến triển

  • Đa số có thể tự thoái triển, thị lực hồi phục
  • Có thể có rối loạn kéo dài như cảm giác lóa, méo hình, nhìn màu có sự thay đổi
  • Có thể tổn hại biểu mô sắc tố và tế bào võng mạc vùng hoàng điểm, màng xơ dưới võng mạc
  • Tái phát (40-50%), một số tái phát kèm bệnh lý tổn hại của biểu mô sắc tố, đôi khi có tân mạch dưới võng mạc đặc biệt ở bệnh nhân >50 tuổi

Hắc võng mạc là gì

6. Điều trị

6.1 Nội khoa:

  • Nên ngừng điều trị corticoid nếu có thể, đặc biệt trong trường hợp tái phát, mạn tính hoặc nặng
  • Sử dụng acetazonamid đôi khi không làm cho bệnh thoái triển nhanh hơn so với không dùng

6.2 Laser

  • Nhằm hạn chế điểm dò giúp hấp thu dịch dưới võng mạc tốt hơn
  • Chống tái phát
  • Biến chứng: xuất huyết, mỏng biểu mô sắc tố, tân mạch dưới võng mạc, nặng thêm triệu chứng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi : BSCKII Nguyễn Mạnh Hải – Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng Hợp bệnh viện Mắt Hà Nội.

Hắc võng mạc là gì

Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (Central Serous Chorioretinopathy) là bệnh võng mạc phổ biến thứ tư sau thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, bệnh võng mạc tiểu đường và tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh.

Căn bệnh này được Albrecht von Graefe ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1866 và được đặt tên là viêm võng mạc tái phát trung ương. Kể từ đó, nó đã được báo cáo dưới nhiều tên khác nhau như bong ban dẹt vô căn của Walsh và cộng sự, bệnh võng mạc co thắt mạch máu trung tâm của Gifford và cộng sự và bệnh võng mạc huyết thanh trung tâm của Straatsma và cộng sự. Tình trạng này được Gass et al vào năm 1967 đặt tên là Bệnh lý hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (HVMTTTD).

1. NGUYÊN NHÂN

Mặc dù chưa có chứng minh rõ ràng về cơ chế bệnh sinh nhưng nguyên nhân HVMTTTD được cho là do các mao mạch màng đệm tăng thấm, kết hợp với rối loạn chức năng sắc tố võng mạc, gây bong tróc huyết thanh của võng mạc thần kinh. Tỷ lệ tái phát sau điều trị xảy ra vào khoảng 31%.

Hắc võng mạc là gì
Hình ảnh đáy mắt bệnh nhân HVMTTTD

Các giả thuyết trước đây cho rằng nguyên nhân gây bệnh là vận chuyển ion bất thường qua lớp biểu mô sắc tố võng mạc và bệnh lý khu trú của mạch máu hắc mạc.

Gần đây, hình ảnh chụp mạch huỳnh quang với Indocyanine Green (ICG) đã cho thấy sự tổn thương của lớp mao mạch hắc mạc gây rối loạn chức năng của lớp biểu mô sắc tố võng mạc.

Các cá thể có trạng thái thần kinh căng thẳng, cao huyết áp hay bị bệnh. Bệnh còn được cho có liên quan đến sự tăng nồng độ cortisol và epinephrine trong máu, tác động đến cơ chế tự điều hoà của mao mạch hắc mạc.

Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy có sự liên quan giữa bệnh và tình trạng nhiễm Helicobacter pylori. Bệnh do dịch dò từ mao mạch hắc mạc xuyên qua lớp biểu mô sắc tố võng mạc gây bong thanh dịch của lớp võng mạc thần kinh.

Bệnh HVMTTTD biểu hiện bằng một vùng bong thanh dịch của lớp võng mạc thần kinh do dịch dò từ mao mạch hắc mạc xuyên qua lớp biểu mô sắc tố võng mạc.Bệnh thường gây giảm thị lực tạm thời một bên mắt, hay gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 50. Mất thị lực trong bệnh lý này thường chỉ diễn ra tạm thời nhưng đôi khi có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát.

Hắc võng mạc là gì

2. TRIỆU CHỨNG

Nhìn mờ trung tâm, thường xảy ra ở một bên mắt, là triệu chứng phổ biến nhất mà bệnh nhân gặp phải. Tuy nhiên, kiểm tra cẩn thận thường cũng cho thấy một số liên quan đến mắt còn lại.
Bệnh nhân bị giảm nhanh thị lực trung tâm kèm theo các triệu chứng: nhìn vật nhỏ đi, rối loạn thị lực màu, ám điểm dương tính trung tâm… Bệnh nhân có thể đau nhức nhẹ hố mắt, căng thẳng, mất ngủ.

Tùy thuộc vào vị trí và lượng dịch dưới võng mạc, bệnh HVMTTTD có thể không có triệu chứng đặc biệt nếu các vùng bị ảnh hưởng nằm ngoài điểm vàng – phần võng mạc được sử dụng để phân biệt các chi tiết nhỏ cho các hoạt động như đọc và nhận dạng khuôn mặt.

3. MỘT SỐ CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

– Soi đáy mắt:
+ Thấy vùng bong võng mạc do thanh dịch (không có dịch xuất huyết phía dưới).
+ Có thể thấy các tổn thương khác kèm theo như: bong biểu mô sắc tố võng mạc, thoái hoá sắc tố võng mạc, các sợi tơ huyết hoặc các cặn lipid dưới võng mạc…
– Hình ảnh OCT: Cho thấy rõ các tổn thương của bệnh như: dịch dưới võng mạc, bong biểu mô sắc tố.
– Chụp mạch huỳnh quang: Cho thấy hình ảnh các điểm dò riêng rẽ của bệnh HVMTTTD điển hình hoặc các vùng tăng huỳnh quang không đều với các điểm dò kín đáo của bệnh biểu mô sắc tố lan tỏa. Giai đoạn muộn còn cho thấy hình ảnh lấp đầy huỳnh quang của bọng thanh dịch dưới võng mạc.

Hắc võng mạc là gì
Hình ảnh chụp cắt lớp OCT bệnh nhân HVMTTTD

4. PHÂN LOẠI

Bệnh chia làm hai thể lâm sàng:
Bệnh HVMTTTD điển hình gây ra bởi một hoặc nhiều điểm dò riêng biệt của lớp biểu mô sắc tố trên phim chụp mạch huỳnh quang.
Bệnh biểu mô sắc tố toả lan ( HVMTTTD mạn tính) do rối loạn toả lan chức năng của lớp biểu mô sắc tố, biểu hiện trên đáy mắt là vùng bong thanh dịch võng mạc trên nền một vùng thoái hoá của biểu mô sắc tố, biểu hiện trên phim chụp huỳnh quang là một vùng tăng huỳnh quang không đều với một hoặc nhiều điểm dò kín đáo.

5. ĐIỀU TRỊ

– Bệnh thường tự khỏi sau 1 đến 6 tháng mà không cần điều trị.
– Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc giúp thanh dịch dưới võng mạc rút nhanh hơn, tăng cường sự vững bền thành mạch, giãn mạch, tăng cường tuần hoàn…
– Điều trị laser: Chỉ định điều trị laser đặt ra nếu điểm dò nằm cách xa hoàng điểm trên 300 micron và bệnh nhân cần phục hồi thị lực nhanh (laser không làm tăng kết quả thị lực cuối cùng), hoặc các trường hợp bong võng mạc thanh dịch kéo dài trên 4 tháng hoặc tái phát trên mắt đã bị giảm thị lực vì bệnh HVMTTTD lần trước.
– Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng, bác sĩ sẽ có những phương án điều trị tốt nhất. Việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh là rất hữu ích và hầu hết các mắt bị HVMTTTD đều có thể được điều trị thành công để tránh mất thị lực vĩnh viễn.

Hắc võng mạc là gì

6. MỘT SỐ BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

– Bệnh HVMTTTD thường tự khỏi sau 1 đến 6 tháng và đa số bệnh nhân (80-90%) phục hồi thị lực tốt (từ 8/10 trở lên). Dù thị lực được phục hồi, bệnh nhân vẫn có thể bị các triệu chứng như: nhìn vật biến dạng, giảm độ tương phản…
– Số ít bệnh nhân còn lại phục hồi thị lực kém hơn và có nhiều nguy cơ tái phát hoặc chuyển thành bệnh biểu mô sắc tố lan tỏa, gây giảm thị lực nặng ( từ 1/10 trở xuống) vĩnh viễn.
– Có 40-50% bệnh nhân bị HVMTTTD điển hình bị tái phát bệnh trên cùng một mắt.
– Nguy cơ gây tân mạch hắc mạc là khá thấp (dưới 5%) nhưng nguy cơ này tăng cao hơn ở người lớn tuổi.
– Phòng bệnh: Nguyên nhân sinh bệnh chưa được xác định rõ nên các bác sĩ nhãn khoa chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Tuy nhiên, bác sĩ nên khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc căng thẳng và không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
AAO, Basic and Clinical Science Course. Section 12: Retina and Vitreous, 2015-2016.
AAO, Laser Photocoagulation of the Retina and Choroid, 1997, p.
Haimovici R, Koh S, Gagnon DR, et al.Risk factors for central serous Chorioretinopathy: a case-control study.Ophthalmology.2004;111:244-9

Phương Đỗ – CTXH