Hạch toán lãi vay đầu tư xây dựng cơ bản

Hạch toán lãi vay đầu tư xây dựng cơ bản
Hạch toán lãi vay đầu tư xây dựng cơ bản

chi phí lãi vay-1

Bài viết sau sẽ giúp giải đáp những vướng mắc về chi phí trả lãi tiền vay trong quá trình xây dựng cơ bản theo hướng dẫn tại công văn 4858/TCT-CS  ngày 19/10/2016

-Tại điều 6 và điều 7 Luật kế toán 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 quy định:

Yêu cầu kế toán

  • Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
  • Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
  • Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
  • Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
  • Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
  • Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh được.

Nguyên tắc kế toán

  • Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
  • Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
  • Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
  • Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.

-Tại chuẩn mực kế toán số 16 quy định về chi phí lãi vay vốn hóa như sau:

Ghi nhận chi phí đi vay

  • Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.
  • Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

Thời điểm bắt đầu vốn hoá

Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

  • Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
  • Các chi phí đi vay phát sinh;
  • Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.

Tạm ngừng vốn hoá

  • Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết.
  • Việc vốn hoá chi phí đi vay được tạm ngừng lại khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường. Khi đó chi phí đi vay phát sinh được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ cho đến khi việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tiếp tục.

Chấm dứt việc vốn hoá

  • Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.
  • Một khu thương mại bao gồm nhiều công trình xây dựng, mỗi công trình có thể sử dụng riêng biệt thì việc vốn hoá sẽ được chấm dứt đối với vốn vay dùng cho từng công trình riêng biệt hoàn thành. Tuy nhiên, đối với xây dựng một nhà máy công nghiệp gồm nhiều hạng mục công trình trên một dây chuyền thì việc vốn hoá chỉ chấm dứt khi tất cả các hạng mục công trình cùng được hoàn thành.

-Tại khoản 2.18 và 2.31 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ tài chính quy định về chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

  • Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
  • Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.

Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phát sinh cả

  • Khoản chi trả lãi tiền vay
  • Và thu từ lãi tiền gửi

thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư.

Trả lời công văn 1805/CT-TTHT ngày 24/8/2016 của cục thuế tỉnh Bến Tre đề nghị hướng dẫn về chi phí trả lãi tiền vay trong quá trình xây dựng cơ bản. Tổng cục thuế có ý kiến như sau:

Đề nghị cục thuế tỉnh Bến Tre căn cứ vào những quy định trên và hồ sơ chứng từ cụ thể tại đơn vị và hướng dẫn đơn vị thực hiện theo đúng quy định

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Hỏi: Công ty tôi vừa qua có vay ngân hàng (NH) một khoản để dùng cho sản xuất kinh doanh (SXKD). Vậy cho tôi hỏi khoản lãi vay phát sinh tôi hạch toán vào TK 635 hay hạch toán vào chi phí sản xuất (SX) sản phẩm (SP)?

Hạch toán lãi vay đầu tư xây dựng cơ bản

Trả lời: Theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 16 – Chi phí đi vaythì: Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí SXKD trong kỳ khi phát sinh, trừkhi Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc SX tài sảndở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điềukiện quy định trong chuẩn mực này.

Theo quy định trên, có thể chia ra 3 trường hợp sau:

- Trường hợp, khoản vay của Ctybạn chỉ dùng để SX chế biến cho một loại SP có thời gian ngắn (Nhỏ hơn 12 thángkể từ khi bắt đầu SX đến khi kết thúc quy trình SX tạo ra SP hoàn thành), thìkhoản lãi vay phát sinh của khoản vay dùng cho SXSP được hạch toán hết vào TK635, hạch toán:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính/Cócác TK 111, 112, …;

- Trường hợp, khoản vay của Ctybạn chỉ dùng để SX chế biến cho một loại SP hoặc XDCB có thời gian dài (Lớn hơn12 tháng, kể từ khi bắt đầu SX hoặc đầu tư XD đến khi kết thúc quy trình SX tạora SP hoàn thành hoặc công trình XDCB hoàn thành), thì khoản lãi vay phát sinhtrong thời gian SXSP hoặc XDCB được hạch toán vào chi phí SXSP (TK 627) hoặcchi phí XSCB dở dang (TK 241), hạch toán như sau:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dởdang (Tài sản đầu tư xây dựng dở dang)

Nợ TK 627 - Chi phí SX chung (Tàisản SX dở dang)

Cócác TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)

Có TK 142 - Chi phí trả trướcngắn hạn (Chi phí lãi vay phải trả trong kỳ - nếu trả trước lãi vay ngắn hạn)

CóTK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổ chi phí lãi vay phải trả trong kỳ-nếu trả trước dài hạn lãi vay)

Có TK 335 - Chi phí phảitrả (Trích trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ- nếu trả lãi vay sau).

Trường hợp, khoản vay của Cty bạnvừa dùng để SX chế biến cho một loại SP hoặc XDCB có thời gian dài (Lớn hơn 12tháng, kể từ khi bắt đầu SX hoặc đầu tư XD đến khi kết thúc quy trình SX tạo raSP hoàn thành hoặc công trình XDCB hoàn thành) vừa dùng để SX chế biến cho mộtloại SP có thời gian ngắn (Nhỏ hơn 12 tháng kể từ khi bắt đầu SX đến khi kếtthúc quy trình SX tạo ra SP hoàn thành), thì khoản lãi vay phát sinh trong thờigian SXSP hoặc XDCB phải được phân bổ để hạch toán vào chi phí SXSP, chi phítài chính (TK 627, TK 635) hoặc chi phí XDCB dở dang (TK 241). Hạch toán nhưsau:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dởdang (Lãi vay tính vào CPĐTXDCBDD)

Nợ TK 627 - Chi phí SX chung (Lãivay tính vào CPSXKD dở dang)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Sốlãi vay không được vốn hóa)

Cócác TK 111, 112 (Nếu trả lãi vay định kỳ)

CóTK 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn (Chi phí lãi vay phải trả trong kỳ - nếutrả trước lãi vay ngắn hạn)

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phân bổchi phí lãi vay phải trả trong kỳ- nếu trả trước dài hạn lãi vay)

Có TK 335 - Chi phí phảitrả (Trích trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ- nếu trả lãi vay sau).