Hai vua là cơ quan nắm thực quyền cao nhất ở nhà nước spac thời kì Hy lập cổ đại

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát chung về hình thức chính thể, khái niệm hình thức chính thể công hòa quý tộc
  • 2. Phân biệt chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa
  • 3. Chính thể công hòa quý tộc
  • 4. Điểm tiến bộ của chính thể cộng hòa

Chính thể cộng hòa quý tộc là hình thức nhà nước, trong đó nguyên thủ quốc gia và cơ quan lập pháp đều do những người trong tầng lớp quý tộc ứng cử và bầu cử thành lập ra. Trong nhà nước cộng hoà quý tộc, quyền ứng cử và bầu cử chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc. Chính thể cộng hoà quý tộc tồn tại chủ yếu trong thời kì nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và các nhà nước thuộc địa nửa phong kiến như nhà nước cộng hoà quý tộc La Mã, nhà nước cộng hoà quý tộc Xpac, nhà nước chiếm hữu nô lệ [thế kỉ XII - XI trước Công nguyên]. Chính thể cộng hoà quý tộc trong khuôn khổ các nhà nước phong kiến đã tồn tại ở một số thành phố thuộc các nước phương Tây như: Vênêxia [Italia] vào thế kỉ VIII; Firenxê [Italia] thế kỉ XIV - XV; Hambuôc, Brêmen, Nurinbec [Đức] vào thế kỉ XVI - XVIII.

1. Khái quát chung về hình thức chính thể, khái niệm hình thức chính thể công hòa quý tộc

Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập [các] cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau, cũng như thái độ của các cơ quan này đối với nhân dân. Bao gồm:

- Hình thức chính thể quân chủ: là hình thức chính thể mà ở đó quyền lực cao nhất tập chung toàn bộ hoặc một phần vào người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế, có 2 loại: chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế.

Đặc trưng:

+ Người đứng đầu nhà nước và về mặt pháp lý là người có quyền cao nhất của nhà nước là vua hoặc những người có danh hiệu tương tự.

+ Đa số các vua lên ngôi bằng con đường cha truyền con nối nên đó là phương thức chủ yếu. Tuy nhiên, các nhà vua sáng lập ra một triều đại mới thường lên ngôi bằng các con đường khác như chỉ định, suy tôn, bầu cử, tự xưng, được phong vương hoặc tiếm quyền, song ở các triều vua sau, phương thức truyền kế ngôi vua lại được duy trì và củng cố.

– Các dạng: Chính thể quân chủ có hai hình thức cơ bản là quân chủ chuyên chế [tuyệt đối] và quân chủ hạn chế [tương đối], riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp [nhị nguyên] và quân chủ đại nghị [nghị viện].

- Hình thức chính thể cộng hòa: là hình thức chính thể mà ở đó quyền lực cao nhất cơ quan được bầu ra trong một khoảng thời gian nhất định, có hai loại: chính thể cộng hòa quý tộc và chính thể cộng hòa dân chủ.

Đặc trưng: Trong chính thể này, quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử. Hiến pháp của các nước có chính thể này đều quy định rõ trình tự, thủ tục để thành lập các cơ quan đó.

– Các dạng: Tuỳ theo đối tượng được hưởng quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước mà chính thể cộng hoà có các dạng cơ bản là cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ.

+ Cộng hoà quý tộc: Là chính thể mà quyền bầu cử và được bầu vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc. Chính thể này chủ yếu tồn tại ở một số nhà nước chủ nô như Spart, La Mã…

+ Cộng hoà dân chủ: Là chính thể mà về mặt pháp lý, quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về mọi công dân khi có đủ những điều kiện luật định. Chính thể này có nhiều dạng tuỳ theo từng kiểu nhà nước như cộng hòa chủ nô, cộng hòa phong kiến, cộng hòa tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

Chính thể cộng hòa là hình thức nhà nước phổ biến trên thế giới tuy nhiên tuy thuộc vào đặc diểm của mỗi quốc gia mà đã làm xuất hiện các biến dạng của chính thể cộng hòa, đó là chính thể cộng hòa dân chủ và chính thể cộng hòa quý tộc. Trong các biến dạng lại có các hình thưc tồn tại khác nhau như chính thể cộng hòa dân chủ có 3 hình thức cơ bản đó là: cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa hỗn hợp

Định nghĩa trên cho thấy, xem xét về hình thức chính thể của một nhà nước là xem xét trình tự và thủ tục thành lập cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước, xem xét mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước với nhau, với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân. Cụ thể, tìm hiểu về hình thức chính thể của một nhà nước là tìm hiểu xem trong nhà nước đó:

– Quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho ai? Nhà vua hay một cơ quan hay một số cơ quan của nhà nước?

– Phương thức trao quyền lực cho các cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước là gì? Cha truyền con nối hay chỉ định hay suy tôn hay bầu cử…?

– Quan hệ giữa các cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước với nhau, với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân diễn ra như thế nào? Nhân dân ở nước đó có được tham gia vào tổ chức, hoạt động và giám sát hoạt động của cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước hay không?

2. Phân biệt chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa

Chính thể quân chủ Chính thể cộng hòa
- Là chính thể mà toàn bộ hoặc một phàn quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một cá nhân [vua, quốc vương...] theo phương thức chủ yếu là cha truyền con nối [thế tập]. - Là chính thể mà quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan theo phương thức chủ yếu là bầu cử.
- Chủ thể nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước là một cá nhân [vua, hoàng đế, quốc vương...]. - Chủ thể nắm giữ quyền lực tối cao của nhà nước là một cơ quan [ví dụ: Quốc hội của Việt Nam] hoặc một số cơ quan [ví dụ: Nghị viện, Tổng thống và Tòa án tối cao ở Mỹ].
- Phương thức trao quyền lực tối cao cho nhà vua chủ yếu là cha truyền con nối, ngoài ra, có thể bằng chỉ định, suy tôn, tự xưng, được phong vương, bầu cử hoặc tiếm quyền... - Phương thức trao quyền lực cho cơ quan quyền lực tối cao là bằng bầu cử [ví dụ ở Việt Nam] hoặc chủ yếu bằng bầu cử [ví dụ ở Mỹ].
- Thời gian nắm giữ quyền lực tối cao là suốt đời và có thể truyền ngôi cho đời sau. - Thời gian nắm giữ quyền lực tối cao là chỉ trong một thời gian nhất định [theo nhiệm kỳ] và không thể truyền lại chức vụ cho đời sau.
- Nhân dân không được tham gia vào việc lựa chọn nhà vua cũng như giám sát hoạt động của nhà vua. - Nhân dân được tham gia bầu cử và ứng cử vào cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước cũng như giám sát hoạt động của cơ quan này.
- Chính thể quân chủ gồm các dạng: quân chủ chuyên chế [tuyệt đối] và quân chủ hạn chế [tương đối]. Riêng chính thể quân chủ hạn chế lại có ba biến dạng là quân chủ đại diện đẳng cấp, quân chủ nhị hợp [nhị nguyên] và quân chủ đại nghị [nghị viện]. - Chính thể cộng hòa gồm hai dạng: cộng hòa quý tộc và cộng hòa dân chủ. Riêng chính thể cộng hòa dân chủ lại có các dạng tương ứng với các kiểu nhà nước là cộng hòa chủ nô, cộng hòa phong kiến, cộng hòa tư sản và cộng hòa xã hội chủ nghĩa.

3. Chính thể công hòa quý tộc

Tìm hiểu chính thể này ta cần tìm hiểu 2 nhà nước đó là nhà nước La Mã [Từ thế kỉ IV đến thế kỉ I TCN] và nhà nước Spac[Từ thế kỉ VII đến thế kỉ IV TCN]. ở 2 nhà nước này nói riêng và ở chính thể cộng hòa quí tộc nói chung thì tuy có đại hội nhân dân nhưng vai trò của nó rất hạn chế vì nhân dân không mang tính thực quyền mà chỉ mang tính hình thức trong việc quyết định các vấn đề quan trọng. trên thực tế quyền lực thuộc về hội dồng trưởng lão gồm 28 thành viên đại diện cho 28 bộ lạc do giói quí tộc bầu ra từ hàng ngũ quí tộc [nhà nước Spac] còn ở nhà nước La Mã thì thực quyền nằm trong tay viện nguyên lão bao gồm những quí tộc trên 60 tuổi được bầu và giữ chức vụ suốt đời.trong thể chế này hội dồng trưởng lão hay viện trưởng lão có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và có quyền ban hành pháp luật trước khi đưa ra dai hội nhân dân .

Ngoài ra ở nhà nước Spac giới quý tộc quân sự bầu ra 2 vua có quyền lực ngang nhau và ngang quyền với hội đồng bộ trưởng . Có hội đồng giám sát gồm 5 người là đại diện cho tầng lớp quý tộc giàu có lớp trên được giới quý tộc bầu ra và có quyền lưc rất lớn, có thể kiểm soát hoạt động của ca hội đồng trưởng lão và cả 2 vua . Còn ở nhà nước La Mã 1 hội đồng chấp chính được bầu ra từ hàng ngũ đại quý tộc làm nhiệm vụ điều hành đất nước và quản lý xã hội theo nhiệm kỳ 1 năm.

Chính thẻ cộng hòa chủ nô và những biến dạng của nó là những hình thức của nền cộng hòa cổ điển sơ khai ,tuy chỉ là nền dan chủ chủ nô nhưng nó cũng thể hiện sự tiến bộ vượt bậc trong lịch sử loài người và nhiều đặc điểm mà các nhà nước hiện đại ngày nay còn phải học tập. tuy nhiên trong quá trình phát triển do ảnh hưởng của nhiều yếu tố đậc biệt là sự phát triển của nhanh chóng của quan hệ sản xuất ở phương Tây đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các thế lực thế lực chính trị … đã làm cho chính thể cộng hòa đã đần thế chỗ bởi chính thể quân chủ trong giai đoạn sau.

4. Điểm tiến bộ của chính thể cộng hòa

Điểm tiến bộ đầu tiên của chính thể cộng hòa đó là hình thức nhà nước Hiến định, nghĩa là hình thức chính quyền tổ chức căn bản và các bộ phận của nó được pháp luật xác lập. Đó là chính quyền của pháp luật hơn là của con người cụ thể nào đó.

Thứ 2, trong chính thể này quyền con người được tôn trọng và được tham gia vào tổ chức bộ máy của nhà nước, nó thể hiện tính dân chủ toàn dân. Tuy nhiên tính dân chủ ở mỗi nhà nước không giống nhau.

Thứ 3, sự phân chia quyền lực rõ ràng và cơ chế kiềm chế thể hiện rõ nét trong từng dạng cụ thể

Tóm lại , dù ở nhà nước nào thì chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó vẫn là hình thức tiến bộ . Đó chính là minh chứng cho sự phát triển của loài người về mọi mặt từ kinh tế chính trị tư tưởng văn hóa .Việc lựa chọn hình thức chính thể nào cũng chính là chiến lược để phát đất nước.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & phân tích]

Video liên quan

Chủ Đề