Hàng hóa ứ đọng do sập cầu ghềnh năm 2024

Vụ sập cầu Ghềnh: Hàng hóa ùn ứ, lái xe tải mệt nhoài

Hữu Ký Thứ ba, ngày 29/03/2016 07:29 AM [GMT+7]

Sau sự cố sập cầu Ghềnh, ga Hố Nai [Biên Hòa, Đồng Nai] trở thành đầu mối trung chuyển hàng hóa lớn trong khu vực. Hàng ngày tại đây luôn thường trực vài chục chiếc xe tải chờ xếp dỡ hàng hóa nên tình trạng nối đuôi vào ga, khó quay đầu xe đang diễn ra tại đây.

Theo ghi nhận của NTNN/Dân Việt, ngày 28.3, tại ga Hố Nai có vài chục chiếc xe tải, container nằm dọc đường ray để chờ xếp dỡ hàng hóa. Do khuôn viên ga chật, xe cộ lại đông nên vào các thời điểm tàu đến, phương tiện di chuyển vào ga rất khó khăn. Nhiều thời điểm, các tài xế phải điều khiển phương tiện nhích từng chút vào ga, thậm chí bị ùn ứ trong lúc chờ xếp hàng.

Các công nhân bốc xếp hàng hóa tại ga Hố Nai. Ảnh: I.T

Anh Nguyễn Văn Thành, một công nhân bốc xếp hàng hóa tại đây cho biết, công ty anh có 3 chiếc xe tải hàng ngày đều lên ga Hố Nai vận chuyển hàng về ga Sóng Thần. Do đường vào ga chật nên ra vào ga rất khó. Lúc tàu hàng đến, xe tải thường xuyên phải chờ để xếp hàng.

Còn tài xế Lê Thanh Hải cho biết chạy xe từ ga Sóng Thần đến ga Hố Nai cũng phải mất hàng tiếng đồng hồ. Nhưng có hôm đến ga cũng phải mất thêm một khoảng thời gian mới đưa xe vào xếp dỡ hàng được. “Xe chờ bốc hàng ở đây lúc nào cũng có vài chục chiếc nằm chờ. Có hôm có người lái xe container chở hàng vào phải loay hoay mãi mới quay đầu được. Hôm nào toa hàng nằm ở phía sâu bên trong ga thì phải vất vả lắm mới lái xe ra, vô được” - anh nói.

Ông Trần Văn Hạnh -Trưởng ga Hố Nai cho biết, do cơ sở vật chất chưa đáp ứng nên việc ra vào ga của các phương tiện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là quay đầu xe. Ga đã cử nhân viên điều tiết phương tiện ra vào xếp dỡ hàng hóa. Hiện các đơn vị thi công đang khẩn trương nâng cấp ga Hố Nai. Trong đó, có mở thêm một đường ray để tăng năng lực tiếp nhận hàng hóa. Đặc biệt, tại ga hiện cũng đang có 2 công trình cải tạo mặt bằng để làm bãi tiếp nhận hàng hóa ở phía nam, phía bắc của ga.

Trong khi đó, đại diện ga Sóng Thần cho biết, hiện nay lượng hàng hóa tại ga đã được giải tỏa. Nhiều khách hàng đã đến ga lấy hàng để vận chuyển bằng hình thức khác nhưng cũng có nhiều người tiếp tục chọn vận chuyển bằng đường sắt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Từ ngày 2/4, tại ga Sóng Thần, tỉnh Bình Dương, Công ty CP vận tải đường sắt Sài Gòn tiến hành vận chuyển 37 toa tàu từ ga Sóng Thần đến ga Trảng Bom [Đồng Nai]. Ngay hôm nay, 5 toa tàu đầu tiên [dùng để vận chuyển hành khách] đã được đưa về ga Trảng Bom an toàn. Các toa tàu này sẽ sớm được đưa vào vận hành sau sự cố sập cầu Ghềnh.

Tại ga Sóng Thần, những loại cẩu hạng nặng dùng để nâng các toa tàu có trọng lượng từ 32 tấn đến 38 tấn sẽ được đưa lên xe đầu kéo container vận chuyển bằng đường bộ đến ga Trảng Bom. Theo kế hoạch, Công ty CP vận tải đường sắt Sài Gòn đang vận chuyển hành khách và hàng hóa tại các ga Biên Hòa, Hố Nai, Trảng Bom trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trong số này, có nhiều sà-lan đang chở đá với khối lượng hàng trăm tấn, có loại 1.300 tấn. Trong vài ngày tới, nếu cầu Ghềnh không được trục vớt, thì đoạn sông này còn ứ đọng thêm nhiều sà-lan.

Đồng Nai là nơi kinh doanh đất, đá lớn cung cấp cho thị trường miền Tây. Ngược lại, cát ở các tỉnh miền Tây được vận chuyển về Đồng Nai để phục vụ cho quá trình đô thị hóa. Tuyến đường sông độc đạo bị phong tỏa, hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng hầu như bị đình trệ.

* Sáng 22-3, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phối hợp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam [ĐSVN] sửa chữa đường dẫn vào ga Biên Hòa, TP Biên Hòa [Đồng Nai], lắp thêm hệ thống cấp thoát nước trong ga nhằm phục vụ hành khách dự kiến sẽ tăng cao trong những ngày tới sau sự cố sập cầu Ghềnh. Hiện nay, dù lượng khách đổ dồn về ga tăng cao so với những ngày trước, nhưng nhờ chủ động ứng phó, việc vận chuyển hành khách, hàng hóa không bị ứ đọng.

Theo Tổng công ty ĐSVN, để đáp ứng nhu cầu trung chuyển hành khách, hàng hóa từ Đồng Nai lên TP Hồ Chí Minh và theo chiều ngược lại, đơn vị này sẽ cải tạo, lắp thêm đường xếp dỡ tại các ga Hố Nai, Long Khánh, Trảng Bom trên địa bàn Đồng Nai. Sau sự cố sập cầu, ĐSVN đã tăng cường chạy năm đôi tàu thống nhất, ba đôi tàu du lịch, hai đôi tàu kéo móc tại khu vực ga Biên Hòa để hỗ trợ vận chuyển. Tỉnh Đồng Nai đề nghị ngành đường sắt xem xét thành lập tại ga Biên Hòa một đoàn điều phối hướng dẫn tàu chạy để vận chuyển hành khách một cách tốt nhất, bảo đảm không xảy ra ùn ứ tại các ga tiếp nhận tại tỉnh Đồng Nai.

Chủ Đề