Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật cạnh tranh 2004

Sau 12 năm thực thi, do bối cảnh kinh tế – xã hội của Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều thay đổi, một số quy định của Luật Cạnh tranh 2004 đã không còn phù hợp với thực tế.  Do đó, cơ quan lập pháp đã ban hành Dự thảo Luật Cạnh tranh (“Dự thảo”) thay thế Luật Cạnh tranh 2004 với nhiều điểm mới nổi bật sau:

1.  Theo Dự thảo thì cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh duy nhất là Cơ quan Cạnh tranh Quốc gia – cơ quan tham mưu giúp Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cạnh tranh, thống nhất hai cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh hiện hành là Cục Quản lý Cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương và Hội đồng Cạnh tranh thuộc Chính phủ.

Quy định này góp phần khắc phục bất cập theo Luật Cạnh tranh hiện hành khi Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh thì lại được thành lập và hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, liên ngành đã dẫn đến sự thiếu tập trung trong quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh. Đồng thời, với cơ cấu Hội đồng Cạnh tranh như hiện nay, khi vụ việc cạnh tranh xảy ra trong ngành, lĩnh vực có đại diện Bộ, ngành đó là thành viên Hội đồng Cạnh tranh, thì việc xử lý vụ việc cạnh tranh khó đảm bảo tính độc lập, khách quan do có sự mâu thuẫn, xung đột về lợi ích.

2.  Hành vi hạn chế cạnh tranh

  Quy định cấm mặc nhiên đối với những hành vi thoả thuận có bản chất hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng, đặc biệt là các hành vi thoả thuận ấn định giá, phân chia thị trường, kiểm soát sản lượng và thông đồng đấu thầu.

  Dự thảo xác định hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm dựa trên bản chất, tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường, không còn dựa trên yếu tố phần trăm như luật hiện hành.

Tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của một hành vi hạn chế cạnh tranh được xác định bởi Cơ quan Cạnh tranh Quốc gia dựa trên một số trong 09 yếu tố được quy định tại Dự thảo. Quy định mang tính chung, nguyên tắc này góp phần giúp cơ quan quản lý Nhà nước về cạnh tranh có thể xác định hành vi vi phạm trên cơ sở bản chất của hành vi đó, tránh trường hợp một hành vi có bản chất hạn chế cạnh tranh nhưng do không đáp ứng điều kiện về phần trăm nên không bị xử lý.

Tuy nhiên, quy định này vẫn có điểm hạn chế sau: (i) việc xác định hành vi hạn chế cạnh tranh mang tính chất chủ quan của Cơ quan Cạnh tranh Quốc gia, theo đó các bên liên quan không có cơ sở vững chắc để thực hiện việc khiếu kiện khi cần thiết, (ii) Cơ quan Cạnh tranh Quốc gia phải dựa trên bao nhiêu yếu tố để xác định hành vi hạn chế cạnh tranh khi mà Dự thảo chỉ quy định “một số” trong các yếu tố.

3.  Tập trung kinh tế

  Thay vì cấm tập trung kinh tế khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 50% trở lên trên thị trường liên quan, Dự thảo quy định Cơ quan Cạnh tranh Quốc gia xác định tập trung kinh tế trên cơ sở đánh giá cấu trúc thị trường, mức độ tập trung trên thị trường, khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường và tác động tích cực của việc tập trung kinh tế đối với nền kinh tế của Việt Nam.

  Dự thảo quy định các tiêu chí để doanh nghiệp có thể tự xác định giao dịch có thuộc trường hợp phải thông báo hay không, bao gồm: thị phần trên thị trường liên quan, giá trị giao dịch tập trung kinh tế và tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam.

4.  Cạnh tranh không lành mạnh

Ngoài Luật Cạnh tranh hiện hành, một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn được quy định trong các văn bản pháp luật khác, chẳng hạn như Luật Sở hữu Trí tuệ, Luật Quảng cáo. Việc hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại văn bản luật khác nhau, được thực thi bởi các cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau dẫn đến chồng chéo về thẩm quyền xử lý hoặc khả năng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan Nhà nước. Do đó, Dự thảo đã khắc phục vấn đề này bằng việc loại bỏ các hành vi đã được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác.

– Được biên soạn bới Le & Tran | Vietnam’s Premier Business Litigation Firm

Bản quyền của tài liệu này thuộc sở hữu độc quyền của Công ty Luật TNHH MTV Lê & Trần. Không được sao chép, phát tán hoặc truyền tải bất kỳ nội dung nào của tài liệu này dưới bất kỳ hình thức nào hoặc bằng bất kỳ phương thức nào, bao gồm sao chụp, ghi chép hoặc các phương thức thủ công hoặc điện tử khác, mà không có sự cho phép trước bằng văn bản từ Công ty Luật TNHH MTV Lê & Trần. Chúng tôi bảo lưu tất cả các quyền và sẽ ngay lập tức thực hiện mọi hành động tố tụng pháp lý (hình sự, dân sự và thương mại) theo các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế để xử lý (các) hành vi vi phạm của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

Skip to content

Cạnh tranh là một vấn đề quan trọng trong kinh doanh thương mại. Với mục đích là bảo vệ môi trường cạnh tranh và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước, pháp luật cạnh tranh đã quy định một số hành vi cạnh tranh không lành mành. Luật cạnh tranh 2018 mới ban hành đã có những đổi mới nhất định so với luật cũ về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể là bổ sung một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.

Pháp luật cạnh tranh 2018 bổ sung hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm đầu tiên là bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó. Điểm mới này được bổ sung tại Khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018.

Trước đó, tại Luật Cạnh tranh 2004 hành vi bán hàng hoá hoặc dịch vụ dưới giá thành toàn bộ được điều chỉnh dưới góc độ pháp luật chống hạn chế cạnh tranh tại Khoản 1, Điều 13 “Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh” Luật Cạnh tranh 2004 về các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường bị cấm. Tuy nhiên, quy định tại Luật Cạnh tranh 2004 vẫn còn nhiều hạn chế như sau: Thứ nhất, doanh nghiệp thực hiện hành vi bán hàng hóa hoặc dịch vụ dưới giá thành toàn bộ có thể là doanh nghiệp đang chiếm vị trí thống lĩnh song hành vi này vẫn gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Thứ hai, nếu hành vi đó được thực hiện vì mục đích gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là đối thủ đối thủ cạnh tranh trong một thị trường hàng hoá, dịch vụ thì vẫn được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Quy định tại Luật Cạnh tranh 2018 đã mở rộng phạm vi áp dụng so với Luật Cạnh tranh 2004, quy định tại Luật Cạnh tranh 2018 không yêu cầu đáp ứng điều kiện “ nhằm cạnh tranh loại bỏ đối thủ cạnh tranh” do vậy không xét đến mục đích hành vi khuyến mại của doanh nghiệp. Mà bắt buộc doanh nghiệp có trách nhiệm khi thực hiện hành vi khuyến mại bán hàng hóa dịch vụ cung ứng dưới giá thành toàn bộ có khả năng hoặc gây thiệt hại đến doanh nghiệp khác. Do vậy, yêu cầu doanh nghiệp tìm hiểu, cân nhắc và nhận thức được sự ảnh hưởng của hành vi trước khi tiến hành triển khai thực hiện.

Một ví dụ điển hình cho tình hình cạnh tranh khuyến mại hiện nay trên thị trường là cuộc cạnh tranh khuyến mại giữa Grab và Go-Viet. Cụ thể, sau khi chính thức hoạt động vào tháng 9/2018, Go-Viet đưa ra cuốc xe đồng giá 5.000 đồng cho những chặng đường dưới 8km đã khiến Grab lao đao vì khách ồ ạt đổ sang ứng dụng mới giá rẻ . Grab đã “phản đòn” với cuốc xe Grabbike đồng giá 2.000 đồng cùng cự ly cho đến khi Go-Viet lên 9.000 đồng, họ cũng chỉ nhích lên 5.000 đồng. Cuộc cạnh tranh khuyến mại giữa hai doanh nghiệp này không chỉ gây ảnh hưởng, thiệt hại cho lẫn nhau mà còn gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp ứng dụng xe nội địa cùng thị trường như: Ứng dụng VATO của Phương Trang, ứng dụng taxi T.NET do nhóm giảng viên và sinh viên ĐH FPT phát triển, ứng dụng của hãng taxi Mai Linh, ứng dụng DiDi Việt Nam, ứng dụng Xelo…

Hành vi cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ của Grab và Go-Viet đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp khác cùng thị trường thậm chí  đe dọa loại bỏ các doanh nghiệp khác ở đây cụ thể là các ứng dụng gọi xe nội địa như: VATO, T.NET, DiDi… Thông qua hành vi này có thể nhận định Grab và Go-Viet thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm quy định tại Khoản 6 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018. Song, khi áp dụng quy định Luật Cạnh tranh hiện hành tại Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh 2004 thì hành vi của Grab và Go-Viet chưa thể xác định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để xác định cần xem xét một trong hai doanh nghiệp này có nắm vị trí thống lĩnh thị trường hay không và hành vi của Grab và Go-Viet có nhằm cạnh tranh loại bỏ đối phương không. 

Luật Cạnh tranh 2018 bổ sung hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Đã mở rộng phạm vi áp dụng so với Luật Cạnh tranh 2004, quy định tại Luật Cạnh tranh góp phần khắc phục những hạn chế của Luật Cạnh tranh 2004. Đồng thời, phù hợp với tình hình thực tế trên thị trường ngày càng phát triển dạng hóa, đa phương hóa với nhiều loại hình và cách thức cạnh tranh khác nhau. 

AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU?

TRẢ LỜI:

# Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 quy định như sau:

1. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 trên này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU GỒM NHỮNG GÌ ?

TRẢ LỜI:

Hiện nay Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có thể tự làm hoặc Ủy quyền đăng ký qua Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp

Đại diện sở hữu công nghiệp → Giống như Kiểu Công ty Luật A&S 

Có thể khái quát việc nộp đơn như sau

1. NỘP ĐƠN QUA ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Hồ sơ gồm: 

- GIẤY ỦY QUYỀN CHO ĐẠI DIỆN 

- MẪU ĐƠN (10 MẪU 8X8 CM)

2. TỰ NỘP ĐƠN

CÁ NHÂN HOẶC CÔNG TY LÀ CHỦ ĐƠN 

  1. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
  2. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
  3. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
  4. Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là Công ty (CÁ NHÂN KHÔNG CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ KINH DOANH) 

NHÃN HIỆU TẬP THỂ

1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

2. Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

3. Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

4. Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;

5. Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;

6. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận

TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN NHÃN HIỆU CÓ CẦN TRA CỨU KHÔNG?

Trả lời

- Tra cứu thương hiệu độc quyền cơ bản, sơ bộ: Trong dạng này, thời gian tra cứu thương hiệu độc quyền sơ bộ chỉ mất 03 đến 05 tiếng để tra cứu. Tuy nhiên, việc tra cứu này không đảm bảo được chính xác thương hiệu có sự trùng lặp, tương tự hay không vì dữ liệu do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp trên trang dữ liệu quốc gia đã được cập nhật trước thời điểm tra cứu 03 tháng, tức là tại thời điểm tra cứu thì các đơn mới nộp trong khoảng 03 tháng trở lại đây là chưa được cập nhật trên dữ liệu quốc gia nên không thể tra cứu chính xác 100%.

Link tra cứu miễn phí: 

http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

- Tra cứu thương hiệu độc quyền chi tiết, nâng cao: Trong dạng tra cứu này, độ chính xác đạt cao nhất, được tiến hành bởi các chuyên viên, chuyên gia có kinh nghiệm sẽ đảm bảo tỷ lệ đăng ký thương hiệu độc quyền cao nhất, các chuyên viên, chuyên gia sẽ thẩm định và kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để có cở sở điều chỉnh lại thương hiệu sao cho phù hợp nhất.

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU 

NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Ở ĐÂU ?

Trả lời

CÓ HAI CÁCH NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. NGƯỜI NỘP ĐƠN TỰ NỘP

Bạn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại một trong ba địa chỉ sau:

- Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

- Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu trí tuệ Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh: số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, Tầng 7, tòa nhà Hà Phan, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Lưu ý: Hai văn phòng đại diện chỉ là đơn vị tiếp nhận đơn đăng ký, còn cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu độc quyền chỉ có Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở Hà Nội.

2. NỘP ĐƠN THÔNG QUA ĐẠI DIỆN SHCN A&S LAW FIRM

LIÊN HỆ A&S LAW FIRM qua hotline: +84 972 817 699

PHÍ TRA CỨU CHUYÊN SÂU CHỈ TỪ 500.000 VNĐ / LẦN TRA CỨU →

THỜI HẠN XÉT NGHIỆM ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LÀ BAO LÂU ?

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền với thời gian của từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng 01 tháng đến 03 tháng;

- Giai đoạn công bố đơn hợp lệ là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ;

- Giai đoạn đăng công bố lên Công báo A từ 4-6 tháng từ ngày chấp nhận hình thức đơn

- Giai đoạn thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu độc quyền dao động trong khoảng từ 14 tháng đến 16 tháng;

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền từ thời điểm nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng bảo hộ dao động trong khoảng 24 tháng đến 26 tháng theo quy định của pháp luật.

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU ?

Trả lời

THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẰNG NHÃN HIỆU TẠI VIỆT NAM LÀ 10 NĂM VÀ ĐƯỢC GIA HẠN KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LẦN CĂN CỨ

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

” Giấy chứng nhận nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.

Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu được gia hạn đúng hạn. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sỡ hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

NHÃN HIỆU CÓ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC KHÔNG ?

Trả lời

NHÃN HIỆU CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG ĐƯỢC

HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG GỒM

Chuyển nhượng nhãn hiệu cần các giấy tờ:

Bản gốc của giấy chứng nhận đã đăng ký nhãn hiệu or văn bản bảo hộ; Kèm thêm 2 bản hợp đồng chuyển nhượng đồng thời phải có chữ kỹ từng trang. Mộc đỏ của con dấu " Nếu có "; Thêm vào là giấy ủy quyền từ bên chịu trách nhiệm ký hợp đồng chuyển nhượng / chuyển giao nhãn hiệu theo quy định pháp luật và hợp đồng 2 bên thỏa thuận.

Thời gian hoàn tất việc đăng ký Hợp đồng chuyển nhượng/chuyển giao nhãn hiệu là 06 tháng kể từ ngày nộp đơn.