Hát mãi khúc quân hành sáng tác năm nào

Có lẽ những người bạn thân tín trong giới âm nhạc và thơ văn sẽ còn nhớ mãi hình ảnh Diệp Minh Tuyền, một chàng trai quê Mỹ Tho, có dáng dấp thư sinh nhưng lại là tác giả của những ca khúc cách mạng thật hùng tráng.

Diệp Minh Tuyền học Đại học Tổng hợp song ông rất say mê âm nhạc và đến với âm nhạc bằng con đường tự học. Sinh ra ở thời khói lửa, trước năm 1945 ông làm liên lạc tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh miền Tây Nam Bộ rồi được tập kết ra Bắc. Trong thời gian ở miền Bắc, tấm lòng ông vẫn luôn hướng về miền Nam và ông đã tình nguyện quay lại nơi đây, công tác tại Hội Văn nghệ giải phóng. Lý tưởng, nhiệt huyết đã đưa Diệp Minh Tuyền đến với các trận địa, xuống các cơ sở, có mặt ở các chiến dịch cùng sống và chứng kiến sự chiến đấu, hy sinh anh dũng của những người lính Cụ Hồ. Điều này đã có ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ và cảm hứng sáng tác của ông.

Diệp Minh Tuyền trở thành nhà thơ, nhạc sĩ tiêu biểu trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Sau năm 1975 ông về làm biên tập ở tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh rồi chuyển về Hội Âm nhạc thành phố năm 1982. Với tư cách là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn thành phố, Diệp Minh Tuyền luôn năng động và đóng góp đáng kể trong nhiều lĩnh vực. Người ta biết đến ông là một nhà thơ, một nhà văn, một nhà báo nhưng trên hết ông là một nhạc sĩ. Hát mãi khúc quân hành là bài hát được yêu thích nhất của Diệp Minh Tuyền cho đến nay. Năm 1995, bài hát được Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam khen thưởng. Bài hát được xem như một "cột mốc" về âm nhạc viết về bộ đội Cụ Hồ.

Không chỉ có Hát mãi khúc quân hành, Diệp Minh Tuyền còn sáng tác rất nhiều ca khúc nổi tiếng khác, hào hùng có và đậm chất trữ tình lãng mạn cũng có như Nếu em là bờ xa, Giã từ phượng vĩ, Cánh hoa Lưu Li, Bài ca tạm biệt, Tình em vẫn vẹn nguyên, Người giao liên Trường Sơn, Tình biển, Lời ru đất nước...

Làm thơ, viết báo, đàn hát giỏi. Ở lĩnh vực nào ông cũng hoạt động không biết mệt mỏi. Ông còn theo Đoàn Âm nhạc TP Hồ Chí Minh đi lưu diễn ở Mỹ, rồi gặt hái được nhiều thành công ở Pháp. Sinh ngày 18.8.1941, thật không ngờ ông mang trong mình căn bệnh ung thư gan và ra đi quá sớm khi ở tuổi chưa đến 60, vẫn còn nhiều dự định để làm, nhiều ý tưởng để cống hiến.

Lời : A.Fatianov, Nhạc: Soloviov-Sedoi [1907-1979], năm bài hát được sáng tác 1944, năm bài thơ được sáng tác 1942. Tên nhạc sỹ cũng có nghĩa là chim họa mi [Soloviov], bài này nhạc sỹ sáng tác tại Moskva, còn nhà thơ sáng tác nó ngoài mặt trận, trong mùa hè khó khăn 1942.

Ảnh bên trái: A.Fatyanov; ảnh bên phải: A.Fatyanov cùng Soloviov-Sedoi tại studio của Đài phát thanh toàn Liên bang năm 1942.

Một số chi tiết trong cuộc đời A.Fatyanov [1919-1959] theo tài liệu Nga: - Năm 1940 là diễn viên đoàn văn công quân khu Oriol, chiến tranh bắt đầu thì ra mặt trận cùng đoàn, bị thương lần thứ nhất khi phá vây. - Sau khi bị thương, được tiếp nhận về Đoàn ca múa mang tên Aleksandrov. Tại đây, do một lỗi lầm nào đó mà có thể là không đúng, mắc phải năm 1943, bị gửi đến đại đội kỷ luật thuộc Tập đoàn quân xe tăng số 6 Phương diện quân Ucrraina 1. Một lần nữa bị thương trong các trận đánh ở Hungary, và vì thế được tha. - Là tác giả phần lời nhiều ca khúc trữ tình nổi tiếng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của Liên Xô trước đây.

Соловьи, соловьи, не тревожьте солдат, Пусть солдаты немного поспят, Немного пусть поспят.

Пришла и к нам на фронт весна, Солдатам стало не до сна - Не потому, что пушки бьют, А потому, что вновь поют, Забыв, что здесь идут бои, Поют шальные соловьи.

Соловьи, соловьи, не тревожьте солдат, Пусть солдаты немного поспят, Немного пусть поспят.

Но что война для соловья! У соловья ведь жизнь своя.

Не спит солдат, припомнив дом И сад зеленый над прудом, Где соловьи всю ночь поют, А в доме том солдата ждут.

Соловьи, соловьи, не тревожьте солдат, Пусть солдаты немного поспят, Немного пусть поспят.

А завтра снова будет бой, - Уж так назначено судьбой, Чтоб нам уйти, недолюбив, От наших жен, от наших нив; Но с каждым шагом в том бою Нам ближе дом в родном краю.

Соловьи, соловьи, не тревожьте солдат, Пусть солдаты немного поспят. Соловьи, соловьи, не тревожьте солдат, Пусть солдаты немного поспят.

//www.youtube.com/watch?v=j3h9cmUqF0M Giờ này anh ở đâu, hỡi người bạn cũ cùng trung đoàn - ГДЕ ЖЕ ВЫ ТЕПЕРЬ, ДРУЗЬЯ-ОДНОПОЛЧАНЕ . Lời: A.Fatianov; Nhạc: Soloviov-Sedoi.

//www.youtube.com/watch?v=Kr6bjq2wPh4 "Đừng khóc, cô bé ơi" - Не плачь, девчонка

lexuantuong1972: Trích dẫn từ: Duc18153 trong 31 Tháng Mười, 2011, 10:20:37 pm

Hôm nay mình được xem cầu T.H: Bài ca chiến thắng thật xúc động ..Nhất là bài " Đàn sếu " gợi lại kỷ niệm về những năm tháng chiếnđấu - hy sinh ..." một bức ảnh : giữa vầng sáng hỏa châu một sỹ quan HQ LX. tay vung khẩu súng ngắn ...không biết có phải đó là bức " Đại đội trưởng " không ?... bác nào post " Đàn sếu " lên cho ae nghe đi !

Chương trình Bài ca chiến thắng thật là xúc động, nó đã gợi lại cho thế hệ những người lính chúng tôi những năm tháng chiến tranh đã qua. Hồi ấy lứa SV chúng tôi cầm súng ra trận mang theo mình một nền văn hóa Nga vĩ đại với những ca khúc của những người lính Hồng quân: Cachiusa, Cây thùy dương, Tình bạn, Cuộc sống ơi ta mến yêu người, Thời thanh niên sôi nổi, Chiều Maxcova... giữa bom đạn chiến tranh bên dòng Thạch Hãn sôi sùng sục những ca khúc đó đã giúp chúng tôi cùng đồng đội trụ vững trong 81 ngày đêm như những người lính xô-viết chiến đấu đến người cuối cùng để bảo vệ Lênigrad, Stalingrad hay giữa biển cát mênh mông của Cửa Việt những người lính tăng cùng các chiến sĩ bộ binh cùng hát Chiều hải cảng sau những trận đánh đẫm máu để bảo vệ cảng Cửa Việt hoặc mơ về một ngày mai chiến thắng trở về để cùng nhau hát lên lời ca Giờ này bạn ở nơi đâu trên Những con đường tiến về phía trước còn đầy tiếng rú rít của bom đạn và xung quanh đồng đội vẫn tiếp tục ngã xuống vì đất mẹ thiêng liêng.

Chủ Đề