Hạt tạo ra vỏ nguyên tử là hạt gì

Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt cơ bản nào?

Cấu tạo nguyên tử

Từ các kết quả thực nghiệm, các nhà khoa học đã xác định được thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó:+ Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron+ Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.

=> Nguyên tử được cấu tạo từ 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.

- Khối lượng và điện tích của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử:


- Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton [P] trong hạt nhân bằng số electron [E] của nguyên tử. P = E

-  Kích thước nguyên tử: các nguyên tử có kích thước khoảng 10-10 m=  0,1nm. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidro có bán kính khoảng 0,053nm.- Kích thước hạt nhân: nhỏ hơn các hạt nhân đều có kích thước khoảng 10-14m = 10-5 nm.- Kích thước của electron và proton: nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước- Đơn vị khối lượng nguyên tử: u1u =  khối lượng của một nguyên tử đồng vị 12C =1,67.10-27 kg = 1,67.10-24 g

- Đơn vị điện tích nguyên tố: 1đơn vị điện tích nguyên tố = 1,602.10-19 C


Nguồn tin: Trang Hoahoc247

Đáp án A sai vì nguyên tử H chỉ được cấu tạo bởi hai loại hạt là proton và electron.

Đáp án B đúng.

Đáp án C sai vì nguyên tử trung hòa về điện nên hầu hết được cấu tạo bởi các điện tử mang điện âm, các proton mang điện tích dương và nơtron không mang điện [trừ H].

Đáp án D sai vì nguyên tử cấu tạo bởi một hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ mang điện âm.

Bài Làm:

câu 1: 

  • Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, nằm ở tâm nguyên tử và lớp vỏ bao bọc bởi các lớp electron [e] mang điện tích âm.
  • Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton [p] và notron [n]. Trong mỗi nguyên tử số proton luôn bằng số electron.

Câu 2: Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi proton [p] và notron [n]. 

Câu 3: 

  • Hạt proton [p]: thuộc hạt nhân nguyên tử, mang điện tích dương [+], có khối lượng rất nhỏ [1đvC].
  • Hạt notron [n]: thuộc hạt nhân nguyên tử, không mang điện, có khối lượng tương đương với hạt proton.
  • Hạt electron [e]: thuộc lớp vỏ nguyên tử, mang điện tích âm [-], khối lượng nhỏ hơn nhiều lần hạt proton va notron vì vậy khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử, vì nguyên tử trung hòa về điện nên số proton = số electron.

Các em đã biết mọi vật thể trong tự nhiên cũng như nhân tạo đều tạo ra từ chất này hay chất khác. Vậy các chất được tạo ra từ đâu? câu hỏi đó đã được đặt ra từ cách đây mấy nghìn năm, ngày nay, khoa học đã có câu trả lời rõ ràng: Đó là Nguyên tử.

Vậy nguyên tử là gì? Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các hạt nào? lớp Electron là gì? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Nguyên tử là gì?

Bạn đang xem: Nguyên tử là gì? lớp Electron là gì? Cấu tạo hạt nhân nguyên tử – Hóa 8 bài 4

• Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

• Nguyên tử gồm:

 – Hạt nhân mang điện tích dương

 – Vỏ tạo bởi một hay nhiều eletron mang điện tích âm.

 Electron ký hiệu là e, điện tích âm [-], kích thước rất nhỏ cỡ 10-8cm .

II. Hạt nhân nguyên tử

• Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron.

– Hạt Proton: Ký hiệu là p có điện tích dương [+]

– Hạt Nơtron: Ký hiệu là n không mang điện.

• Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân

• Trong một nguyên tử: số p = số e

– Proton và nơtron có cùng khối lượng, còn electron có khối lượng rất bé [chỉ bằng 0,0005 lần khối lượng proton], không đáng kể. Nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.

III. Lớp Electron

– Trong nguyên tử các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số electron nhất định.

– Số lớp electron của nguyên tử:

 H2: 1 [1e] → 1e ngoài cùng

 O2: 8 [1e] → 6e ngoài cùng

 Na: 3 [1e] → 1e ngoài cùng

– Số electron tối đa ở lớp 1 là 2e; ở lớp 2 là 8e.

IV. Bài tập về Nguyên tử

* Bài 1 [trang 15 sgk hóa 8]: Hãy chép các câu sau đây vào vở bài tập với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp

“…..là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện : từ ….. tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm ….. mang điện tích dương và vỏ tạo bởi …..”

° Lời giải bài 1 trang 15 sgk hóa 8:

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện: từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”.

* Bài 2 [trang 15 sgk hóa 8]: a] Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, đó là những hạt nào?

b] Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích những loại hạt mang điện?

c] Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?

° Lời giải bài 2 trang 15 sgk hóa 8:

a] Nguyên tử tạo thành từ ba loại nhỏ hơn nữa là: proton, electron và nơtron.

b] Tên, kí hiệu, điện tích những loại hạt mang điện

Tên Proton Electron
Kí hiệu p e
Điện tích +1 -1

c] Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt proton trong hạt nhân.

* Bài 3 [trang 15 sgk hóa 8]: Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?

° Lời giải bài 3 trang 15 sgk hóa 8:

– Khối lượng nguyên tử gồm khối lượng hạt nhân và khối lượng các electron, nhưng khối lượng electron quá nhỏ [không đáng kể] so với khối lượng hạt nhân, nên có thể bỏ qua. Do đó, có thể coi khối lượng hạt nhân là khối lượng nguyên tử.

* Bài 4 [trang 15 sgk hóa 8]: Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy vị dụ minh họa với nguyên tử oxi.

° Lời giải bài 4 trang 15 sgk hóa 8:

– Electron luôn chuyển động nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.

– Ví dụ: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.

* Bài 5 [trang 15 sgk hóa 8]: Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:

Hãy chỉ ra: Số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron và số e lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử.

° Lời giải bài 5 trang 15 sgk hóa 8:

– Theo sơ đồ cấu tạo ta có bảng sau:

Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số e lớp ngoài cùng Số lớp electron
He 2 2 2 1
C 6 6 4 2
Al 13 13 3 3
Ca 20 20 2 4

Hy vọng với bài viết về nguyên tử, cấu tạo của hạt nhân nguyên tử và lớp electron ở trên giúp các em hiểu rõ hơn. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại dưới phần bình luận của bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.

¤ Các bài viết cùng Chương 1:

» Bài 3: Bài Thực Hành 1 Tính Chất Nóng Chảy Của Chất Tách Chất Từ Hỗn Hợp

¤ Có thể bạn muốn xem:

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Chủ Đề