Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội phạm có bản

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay thì tội phạm bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều. Tội phạm là một hiện tượng có tính nguy hiểm vì gây ra những vấn đề ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển chung của xã hội. Để xác định và kết luận hành vi của một người nào đó có phải là tội phạm hay không, người ta sẽ dựa vào các yếu tố và dấu hiệu cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu được quy định trong luật hình sự cho một loại tội phạm cụ thể. Các Điều tra viên, Công tố viên, Thẩm phán hoặc Luật sư khi muốn kết luận và truy cứu trách nhiệm hình sự với một người nào đó cần căn cứ vào Luật hình sự để giải thích nội dung của các dấu hiệu phạm tội. Vậy các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm hình sự là gì?
 


 

Các yếu tố và dấu hiệu để cấu thành tội phạm hình sự

Dựa vào dấu hiệu phạm tội ta có thể phản ánh đúng bản chất của tội phạm cụ thể là xác định được tội phạm này với tội phạm kia. Nếu chỉ nghiên cứu hành vi phạm tội của tội phạm mà không nghiên cứu cấu thành tội phạm thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự với người gây ra hành vi phạm tội. Vậy các yếu tố và dấu hiệu để cấu thành tội phạm là gì? Theo luật hình sự Việt Nam, có hai nhóm dấu hiệu cấu thành tội phạm đó là:

► Nhóm dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm: Các dấu hiệu này được quy định rõ ràng trong luật hình sự và bắt buộc phải có đối với mọi tội phạm, cụ thể bao gồm:

- Mặt khách thể của tội phạm.

- Mặt khách quan của tội phạm.

- Mặt chủ quan của tội phạm.

- Mặt chủ thể của tội phạm.

► Nhóm các dấu hiệu không bắt buộc của cấu thành tội phạm: Các dấu hiệu này chỉ có ở những tội phạm cụ thể đã được quy định rõ ràng trong luật hình sự chứ không bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Các dấu hiệu đó bao gồm:

- Hậu quả của hành vi phạm tội.

- Động cơ và mục đích phạm tội.

- Dấu hiệu đặc biệt của chủ thể đặc biệt.
 


 

Các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm hình sự

Như đã nói ở trên, các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm hình sự bao gồm: khách thể của tội phạm, chủ thể của tội phạm, khách quan của tội phạm và chủ quan của tội phạm. Chúng được hiểu cụ thể như sau:

► Yếu tố khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ mà bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Chẳng hạn như phạm tội gây thương tích cho người khác tức là đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe của nạn nhân. Khách thể tội phạm có 3 loại: khách thể chung của tội phạm, khách thể loại của tội phạm và khách thể trực tiếp của tội phạm.

► Yếu tố chủ thể của tội phạm là người gây ra những hành vi phạm tội có đủ năng lực, trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi quy định theo quy định của Pháp luật để chịu trách nhiệm về hành vi mà mình đã gây ra. Ví dụ như: người đủ 18 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các tội gây hậu quả ít nghiêm trọng và nghiêm trọng.

► Yếu tố khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của người phạm tội như: hành vi gây nguy hiểm cho xã hội; hậu quả cũng như tác hại của hành vi tội phạm gây ra; địa điểm, thời gian, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội,…. Chẳng hạn như tội phá hoại tài sản công cộng được biểu hiện bởi hành vi khách quan là tội phạm dùng vũ lực để phá hỏng tài sản công cộng và có hậu quả khách quan là thiệt hại về vật chất đối với tài sản bị phá hoại.

► Yếu tố chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của người thực hiện hành vi phạm tội như: thái độ, tâm lí khi phạm tội; động cơ, mục đích phạm tội,…. Ví dụ: tội phạm cố ý phạm tội là những người thấy rõ được hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra và muốn hậu quả đó xảy ra.

Để đưa ra kết luận cho hành vi mà một người đã thực hiện có phạm tội và trở thành tội phạm hay không thì hành vi đó phải thỏa mãn tất cả các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật. Nếu hành vi đó không thỏa mãn tất cả các yếu tố và dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm thì không phải là hành vi phạm tội và người gây ra hành vi đó cũng không phải là tội phạm. Chẳng hạn như đối với bệnh nhân gây án khi đang bị tâm thần, những người này không thấy rõ được hậu quả do hành vi vi phạm cũng như không chủ tâm mong muốn hậu quả đó xảy ra. Do đó yếu tố chủ quan không được thành lập và họ cũng không phải là tội phạm. Người này không phải chịu trách nhiệm hình sự mà sẽ bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.

Trên đây là 4 dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm hình sự. Căn cứ vào các yếu tố này, đại diện pháp luật như: Viện kiểm soát, công an, luật sư,…sẽ xác định tội danh và đưa ra những hình phạt xứng đáng cho hành vi tội phạm gây ra để răn đe cũng như bảo vệ trật tự an ninh xã hội.

Tội phạm theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự là :”Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội..”

Để xem xét một hành vi có được coi là tội phạm hay không thì căn cứ vào 4 yếu tố: tính trái pháp luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội, tính phải chịu hình phạt, tính có lỗi. Trong đó dấu hiệu về tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng, quyết định các dấu hiệu khác.

1. Tính nguy hiểm cho xã hội:

Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại hoặc tạo ra nguy cơ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Nó là thuộc tính cơ bản và quan trọng nhất, quyết định những thuộc tính khác của tội phạm. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là thuộc tính có tính khách quan, tính xã hội, tính giai cấp và tính lịch sử.

Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm với tư cách là một thuộc tính xã hội của tội phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là chìa khóa để làm sáng tỏ bản chất xã hội và giai cấp của các chế định tội phạm và hình phạt, từ đó làm cơ sở cho việc xã hội hóa đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tính nguy hiểm cho xã hội được coi là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, điều này đã được thể hiện qua các quy định của pháp luật:

Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 đã khẳng định :”Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…”. Như vậy tính nguy hiểm chính là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định một tội phạm, nó được thể hiện thông qua hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Khoản 4 Điều 8 :” Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Như vậy dấu hiệu tội phạm được coi là dấu hiệu tiên quyết, quyết định các dấu hiệu khác. Một hành vi có đủ 3 dấu hiệu của tội phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của nó là không đáng kế thì không bị coi là tội phạm.

Tính nguy hiểm cho xã hội cũng là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của điều 29 Bộ luật hình sự 2015.

“1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a] Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b] Khi có quyết định đại xá.

Xem thêm: Cấu thành tội phạm là gì? Yếu tố cấu thành, ý nghĩa của cấu thành tội phạm?

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a] Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b] Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c, Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt  được Nhà nước và xã hội thừa nhận.”

Như vậy, chúng ta có thể thấy tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là một thuộc tính phát sinh trong mối quan hệ giữa người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm với xã hội và chỉ có thể nhận biết bằng tư duy.

2. Tính có lỗi:

Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, thể hiện dưới dạng cố ý và vô ý, là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm.

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó.

Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.

Xem thêm: Phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là sự kết hợp của sự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Phân loại lỗi:

Để phân loại lỗi, chúng ta cần xác định một tiêu chí thống nhất cho việc phân loại. Căn cứ vào yếu tố ý chí và yếu tố lý trí mà lỗi được phân ra làm 2 loại là: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Cũng trên cơ sở ý chí và lý trí của chủ thể vi phạm pháp luật mà khoa học pháp lý cũng phân biệt lỗi cố ý gồm 2 hình thức: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng có 2 hình thức: lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
1. Lỗi cố ý

– Lỗi cố ý trực tiếp:Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.Ví dụ: A thấy B đi uống rượu rồi nảy sinh mâu thuẫn với C, A về nhà lấy dao ra quán tìm C và chém liên tiếp vào C dẫn đến C chết. Như vậy A nhận thấy rõ hành vi nguy hiểm và thấy trước hậu quả của mình.

– Lỗi cố ý gián tiếp:Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.Ví dụ: Ao cá nhà A hay bị trộm, A giăng bẫy điện để chống trộm. Chị B đi ra qua đó nhưng không biết nên vào ao nhà A để rửa chân tay và bị điện giật chết. Tuy A đã thấy trước hậu quả xảy ra, không mong muốn hậu quả nhưng vẫn có ý thức để mặc.

2. Lỗi vô ý

– Lỗi vô ý vì quá tự tin:Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.Ví dụ: A vì quá tự tin với khả năng lái xe của mình nên khi thấy một người đang qua đường và một chiếc ô tô đi đằng trước khoảng cách rất hẹp không đủ cho xe máy đi qua. Nhưng vì tự tin nên A vẫn cố vượt lên trước dẫn tới hậu quả do lệch tay lái nên A đã đâm vào người qua đường. A thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng tin rằng không xảy ra.

– Lỗi vô ý do cẩu thả: Người thực hiện hành vi phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm, hoặc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm, có thể thấy trước hậu quả.

Căn cứ vào tính có lỗi cho thấy:

Luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan chỉ thông qua hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của người thực hiện hành vi đó.

Mục đích của áp dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không phải trừng phạt hành vi.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

3. Tính trái pháp luật hình sự:

Tính trái pháp luật hình sự cũng được thể hiện thông qua Điều 8 là :”Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội…được quy định trong Bộ luật hình sự..”.

Xem thêm: Cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ trái phép tài sản

Trong bộ luật hình sự, tính trái pháp luật hình sự không chỉ được thể hiện ở Điều 8 mà còn được thể hiện ở Điều 2 và Điều 7. Điều 2 quy định :”chỉ người nào phạm tội đã được bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự…”

Như vậy tính trái pháp luật cũng là dấu hiệu đặc biệt quan trọng. Những hành vi được coi là trái pháp luật cũng đồng thời là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Luật hình sự. Tính trái pháp luật là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh việc xử lý tùy tiện.

Tính trái pháp luật hình sự và tính nguy hiểm cho xã hộ là hai dấu hiệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, tính trai pháp luật hình sự là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lí phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội.

4. Tính phải chịu hình phạt:

Tính phải chịu hình phạt cũng là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, không có tội phạm cũng không có hình phạt.

Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự là cơ sở để cụ thể hóa tính phải chịu hình phạt, tính nguy hiểm cho xã hội càng lớn thì hình phạt càng cao. Cũng vì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà bất cứ hành vi phạm tội nào cũng có thể bị đe dọa áp dụng hình phạt.

Video liên quan

Chủ Đề