Hay kể tên các cấu trúc rẽ nhánh trong Pascal

Trong việc thực thi chương trình, các câu lệnh được thực hiện theo tuần tự, tức là thực hiện từ câu lệnh đầu tiên, lần lượt từng câu lệnh tiếp theo cho đến câu lệnh cuối cùng. Nhưng để linh hoạt và hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề, các ngôn ngữ lập trình bậc cao đều có các cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp cho phép chương trình không thực hiện theo trình tự thông thường. Trong bài này, thầy sẽ giới thiệu đến các em cấu trúc rẽ nhánh trong ngôn ngữ lập trình C++.

Câu lệnh là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ lập trình. Các câu lệnh giống như chỉ thị, hướng dẫn cho máy tính biết phải làm gì, xử lí dữ liệu thế nào.

Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh phức. Sau đây, thầy sẽ giới thiệu cho các em về hai khái niệm đó.

Câu lệnh đơn [câu lệnh đơn giản] chỉ gồm 1 câu lệnh chỉ thị, hay nói cách khác là 1 câu lệnh chỉ hướng dẫn máy tính thực hiện 1 thao tác.

Một số câu lệnh đơn phổ biến trong việc học như:

int a;

a = b + c;

return 0;

Như các em có thể thấy với mỗi câu lệnh trên, chương trình chỉ thực hiện một công việc. Bên cạnh đó còn các kiểu câu lệnh đơn khác, nhưng do không phổ biến trong việc học nên thầy không giới thiệu, các em có thể tìm hiểu thêm trên mạng.

Câu lệnh phức [câu lệnh phức hợp] là các câu lệnh gồm nhiều lệnh chỉ thị, hay nói cách khác là một nhóm lệnh hướng dẫn máy tính thực hiện nhiều công việc.

Ở đây, thầy sẽ giới thiệu cho em khái niệm khối lệnh. Một khối lệnh có cấu trúc như sau:

{

;

;

...

;

}

Như vậy, khối lệnh có dạng nhiều câu lệnh được để trong { và }.

Bên cạnh đó, các lệnh cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp thầy sắp giới thiệu cũng là các câu lệnh phức.

Để dễ dàng cho các em liên tưởng, thầy sẽ cho một số ví dụ sau.

Ví dụ 1:

Nếu trời mưa, tôi sẽ ở nhà. Ngược lại, tôi sẽ đi chơi.

Ví dụ 2:

...Nếu là thỏ, Cho xem tai...

...Nếu là nai, Cho xem gạc...

...Nếu là gió, Xin mời vào...

Các em có thể thấy ở các ví dụ trên, với các điều kiện/trường hợp khác nhau thì sẽ có những hành động khác nhau được thực hiện tương ứng. Đó là những ví dụ cho cấu trúc rẽ nhánh trong thực tế.

Trong ngôn ngữ lập trình C++, ta dùng câu lệnh if và else hoặc câu lệnh switch-case để thiết lập việc đặt điều kiện, phân chia các trường hợp để cho chương trình thực hiện các câu lệnh tương ứng.

Câu lệnh if và else có dạng đầy đủ như sau:

if []

else

Tuy nhiên cũng có trường hợp không dùng đến phần else. Trong trường hợp đó, các em không cần viết phần else, và cấu trúc sẽ trở thành như sau:

if []

Trong đó có thể là biểu thức quan hệ hoặc biểu thức logic.

Câu lệnh if và else này sẽ được thực hiện như sau:

    • Nếu đúng, tức là có giá trị true hoặc khác 0, sẽ được thực hiện.

    • Nếu sai, tức là có giá trị false hoặc bằng 0, sẽ được thực hiện. Trong trường hợp không có lệnh else thì điều này không xảy ra.

    • Sau đó câu lệnh tiếp theo sẽ được thực hiện.

Có thể các em thấy hơi khó hiểu, nên thầy sẽ lấy ví dụ với chương trình sau đây:

#include

using namespace std;

int main[]{

int a, b;

cout > a;

cout > b;

if [a > b] //Nếu a lớn hơn b

cout

Chủ Đề