Hay ợ lên bụng nổi cục cứng là gì năm 2024

Cơ thể con người có thể tạm chia thành ba phần: đầu, ngực-bụng và các chi dưới. Hầu hết các cơ quan chịu trách nhiệm cho những chức năng thông thường tập trung ở khoang bụng gồm ruột, gan, thận.

Trong những năm gần đây, nguy cơ bị mắc ung thư nội tạng ngày càng tăng. Thêm vào đó, bệnh nhân ở giai đoạn muộn cũng tăng số lượng, mất cơ hội để phẫu thuật. Bởi vậy, họ chỉ có thể duy trì cuộc sống thông qua thuốc, xạ trị, hóa trị.

Vấn đề lớn nhất của ung thư là các dấu hiệu sớm thường tương tự các căn bệnh thông thường. Trong quá trình phát triển bệnh, cơn đau đớn sẽ lan rộng ra nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, mọi người khó phát hiện ra mình đang nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, ung thư không phải không có triệu chứng. Dưới đây là một số biểu hiện bệnh ở bụng:

1. Cơn đau ở bụng không lý do

Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở nhiều loại bệnh. Trong phần lớn các ca, cơn đau liên quan tới các bệnh cấp hoặc mạn tính như loét dạ dày, viêm dạ dày, sỏi thận…

Nếu bệnh cấp tính, cơn đau sẽ nhói lên dữ dội trong khi bệnh mạn tính có thời điểm và mức độ đau nhất định.

Trong khi đó, cơn đau của người bệnh ung thư không có quy luật, giai đoạn sớm sẽ nhói nhẹ. Khi ung thư diễn tiến, mức độ đau sẽ tăng dần lên, khu vực đau cố định.

Theo các bác sĩ, nếu trong tương lai có những cơn đau bụng kéo dài không lý do, bạn nên đi khám kịp thời để tìm nguyên nhân.

2. Bụng ngày càng to

Có hai lý do dẫn tới tình trạng bụng to nhanh chóng. Đầu tiên là hiện tượng béo bụng do bạn dư thừa lượng mỡ nội tạng quá nhiều. Lý do thứ hai là bạn bị cổ trướng do ung thư cơ quan nội tạng xâm lấn ổ phúc mạc. Các loại ung thư phổ biến là gan, tụy, buồng trứng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cổ trướng cũng là dấu hiệu của ung thư. Dù vậy, bạn vẫn phải đề phòng khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng như suy thận, xơ gan. Hơn nữa, khi xơ gan không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư.

3. Xuất hiện u, hạch

Thông thường, ung thư ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu bên ngoài bụng. Tới khi bạn sờ thấy một khối cứng ở khu vực này, đặc biệt các loại u không đau, nhiều khả năng liên quan tới ung thư giai đoạn muộn.

Ví dụ, khi ung thư gan phát triển đến một giai đoạn nhất định, ở bụng trên bên phải sẽ có thể sờ thấy khối u. Trong khi u nổi cục ở bụng dưới cảnh báo ung thư buồng trứng, ruột.

Nếu ba triệu chứng trên đột ngột xuất hiện trong thời gian tới, đó thường là biểu hiện của ung thư. Tuy nhiên, bạn khó có thể đoán được cơ quan nào có vấn đề và có bị ung thư hay không. Chỉ thông qua các kiểm tra kỹ lưỡng, các bác sĩ mới khẳng định được cơ thể của bạn có vấn đề gì.

An Yên [Theo Aboluowang]

Bạn cảm thấy khó nuốt, mệt mỏi kéo dài, ho mãi không dứt hay xuất hiện các khối u, nốt ruồi bất thường?

* Tôi 26 tuổi, khoảng 6 tháng nay, tôi bị đau âm ỉ ở vùng thượng vị, và cứ một tháng lại bị đau rất nhiều, kèm theo ói mửa. Tôi có đi siêu âm và chụp CT tại Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic TPHCM, xác nhận siêu âm hình ảnh bình thường, kết quả CT là đại tràng đầy hơi. Sau đó, tôi đi khám ở chuyên khoa tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, được bác sĩ kết luận là viêm dạ dày và cho thuốc uống một tuần. Hiện nay, tôi vẫn không thấy đỡ đau và đặc biệt là rất đau khi đói. Tôi ấn sâu vào bụng thì có cảm giác như có một cục cứng ở thượng vị. Tôi phát hiện thấy có một đường cứng nối liền từ rốn đến chấn thủy, không biết là cái gì. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi

- Thạc sĩ – bác sĩ Phạm Hùng Cường, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, trả lời: Đau âm ỉ vùng thượng vị kéo dài có thể là triệu chứng của khá nhiều bệnh: dạ dày, gan, đại tràng, tụy... Một người bị đau thượng vị kèm theo ói mửa có thể có bệnh ở dạ dày. Để chẩn đoán dạ dày bị ung thư hay chỉ là viêm loét thì phương tiện tốt nhất là nội soi dạ dày bằng ống mềm. Các trường hợp viêm dạ dày có nhiễm vi khuẩn Helicobacter thường phải điều trị kéo dài khoảng 3 – 4 tuần.

Nếu bạn đã được nội soi dạ dày và đã điều trị như viêm dạ dày mà không đỡ thì bạn nên tái khám để các bác sĩ đổi thuốc hoặc đôi khi phải nội soi dạ dày lại. Cục cứng hay đường cứng mà bạn đã sờ thấy ở thượng vị có thể chỉ là dạ dày hoặc các bắp thịt ở thành bụng co thắt khi bạn đang đau mà thôi, vì theo thư của bạn cho biết kết quả siêu âm và chụp CT bình thường.

Điều quan trọng mà bạn cần biết là các dấu hiệu của bệnh ung thư cũng có thể được phát hiện bằng dấu hiệu bên ngoài cơ thể. Có nhiều loại ung thư nội tạng, nhưng liệu các bệnh nhân ung thư có các triệu chứng giống nhau hay không? Để phát hiện kịp thời, hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo sớm sau đây.

Ảnh minh hoạ

Bụng ngày càng to

Tình trạng bụng to nhanh chóng thường có 2 nguyên nhân. Đầu tiên là hiện tượng béo bụng do bạn dư thừa lượng mỡ quá nhiều, đây là tình trạng thường gặp ở bệnh béo phì.

Nguyên nhân còn lại là cổ trướng hình thành do sự tích lũy tụ dịch gây ra tình trạng phình to ở ổ bụng. Bụng của bệnh nhân bị ung thư sẽ sưng lên, chu vi bụng to lên rõ ràng kèm theo chướng bụng, đây là nguyên nhân dẫn đến lượng lớn dịch trong khoang bụng bị tràn do ung thư gây ra, phổ biến là ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư buồng trứng.

Ảnh minh hoạ

Đau bụng nặng

Đau bụng là biểu hiện thường gặp ở nhiều loại bệnh khác nhau, vì vậy rất khó để phân biệt. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh ung thư đều có biểu hiện đau bụng, mức độ đau sẽ tăng dần theo tình trạng bệnh, sau đó đau dữ dội và đau ở những khu vực cố định.

Tình trạng đau bụng do ung thư các bộ phận khác nhau như ung thư gan, ung thư dạ dày , ung thư tuyến tụy, ung thư túi mật cũng khác nhau.

Xuất hiện u, hạch ở bụng

Nổi u ở bụng là hiện tượng gặp phải khi bụng xuất hiện tình trạng căng cứng, sờ thấy cục cứng kèm theo cảm giác khó chịu, ấn vào đôi lúc có cảm giác đau.Thường khi ở giai đoạn đầu của ung thư, bệnh sẽ ít khi biểu hiện ra bên ngoài bụng. Tuy nhiên, đến một gia đoạn nhất định, khi ung thư phát triển dần trong cơ thể con người, những cục u rõ ràng sẽ xuất hiện ở bụng, chỉ cần sờ nắn là có thể cảm nhận được .

Ảnh minh hoạ

Ví dụ, với ung thư gan, bụng trên bên phải sẽ có thể sờ thấy khối u. Trong trường hợp bệnh nặng, sẽ có những nốt sần, khối u không đồng đều và kích thước sẽ tăng dần theo tình trạng bệnh.

Da bụng vàng

Các bệnh thường gặp như ung thư gan, ung thư tuyến tụy, ung thư đường mật có thể khiến da vùng bụng bị vàng, tức là màu da chuyển sang màu vàng do nồng độ bilirubin trong cơ thể bệnh nhân ung thư tăng cao. Đây là dấu hiệu rất xấu.

Ảnh minh hoạ

Chướng bụng, nôn mửa

Bệnh nhân ung thư có biểu hiện chướng bụng, nôn mửa hoặc không đi hết phân sau mỗi lần đi cầu cần lưu ý đến bệnh tắc ruột, đặc biệt là ung thư đại trực tràng, tắc ruột dễ gây chướng bụng, nôn trớ… cần được điều trị kịp thời, không nên điều trị dứt điểm bệnh dễ gây ra hoại tử mô ruột, thiếu máu cục bộ đường ruột và gây ra những tổn thương không thể phục hồi.

Ảnh minh hoạ

Với sự phát triển của công nghệ y học, ung thư không còn là căn bệnh nan y. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị kịp thời chính là chìa khóa để nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư. Hãy tới gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy có những biểu hiện bất thường ở vùng bụng.

Những thực phẩm dưới đây cũng có thể gây ung thư nhanh, cần hạn chế tối đa:

1. Thực phẩm ướp muối

Những thực phẩm ướp muối như cá muối, rau muối, thịt kho… chứa hàm lượng lớn chất nitrit. Sau khi đi vào cơ thể, chất này sẽ kết hợp với các sản phẩm phân hủy protein trong dạ dày tạo thành chất nitrosamine gây ung thư. Do đó, tiêu thụ quá nhiều đồ chua sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng và ung thư dạ dày.

2. Thực phẩm mốc

Nhiều người không biết cách bảo quản thực phẩm khiến cho đồ ăn bị hỏng, có mùi hương khó chịu và rất dễ bị mốc. Thực phẩm mốc không chỉ bị biến đổi mùi hương mà còn là nguyên nhân hình thành nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.

Trong thực phẩm mốc có thể chứa chất aflatoxin, một chất có độc tính cực cao, nếu cơ thể hấp thụ chất này sẽ gây tổn thương mô gan. Aflatoxin đã được tổ chức Y tế Thế giới WHO liệt kê là chất gây ung thư loại 1. Như vậy, thường xuyên ăn thực phẩm mốc sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư, trong đó có ung thư gan.

3. Rượu

Đồ uống có cồn chứa etanol – chất này đã được WHO liệt kê vào danh sách nhóm chất gây ung thư loại 1. Nói cách khác, uống quá nhiều rượu cũng là nguyên nhân hình thành bệnh ung thư, bao gồm ung thư hầu họng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản…

4. Đồ uống nóng

WHO phân loại tất cả đồ uống trên 65 độ C vào nhóm chất gây ung thư loại 2A. Thường xuyên uống nước, cà phê hoặc trà có mức nhiệt trên 65 độ C sẽ gây bỏng khoang miệng và niêm mạc thực quản, tạo thành bệnh viêm mãn tính niêm mạc thực quản, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Chủ Đề