Hãy trình bày Đại cương Triệu chứng cấp cứu ban đầu và cách đề phòng tai nạn chết đuối

Là thương tổn dây chằng và bao khớp do chấn thương hoặc do cử động quá mức, không kèm theo sai khớp, bán sai khớp hay gãy xương

Đặc điểm:

Hay gặp

Điều trị không đúng thường để lại di chứng kéo dài, hạn chế vận động khớp .

Thái độ của chuyên môn và BN đều coi thường, điều trị không nghiêm túc

Phân loại :

Chia theo 3 mức độ nhẹ vừa nặng

Cơ chế : 

Chấn thương trực tiếp

Vận động quá mức

Triệu chứng lâm sàng

Đau

Hạn chế vận động khớp

Sưng nề , bầm tím

Có cử động bất thường do đứt dây chằng [ dấu hiệu ngắn kéo , há khớp]

X-quang không có gãy xương

Điều trị

Tổn thương dây chằng không chỉ gây ra những rối loạn của bạn thân nó mà còn gây ra những rối loạn phản xạ thần kinh có thể dẫn tới những thương tổn thứ phát ở tất cả các tổ chức khác của khớp , có khi khá trầm trọng . Việc điều trị chủ yếu bất động , giảm đau , giảm nề bằng cách  :

Cố định : nẹp , bó bột , treo tay [ nhẹ : 1-2 tuần , Vừa : 2-3 tuần , Nặng : 4-5 tuần ]

Chườm lạnh quanh khớp

Phóng bế gốc chi bằng novocain 0,25%

Dùng thuốc giảm đau toàn thân

Chọc hút dịch khớp

Chống xoa bóp đông y

Khâu phục hồi dây chằng

Tập vận động

SAI KHỚP

Định nghĩa :

Là sự sai lệch vị trí của các diện khớp , thường kèm theo thương tổn phần mềm quanh khớp.

Phân loại :

Theo nguyên nhân :

Sai khớp do chấn thương :

Mới [ sau chấn thương 3-5 ngày ]

Muộn [ 2-3 tuần ]

Cũ [ > 4 tuần ]

Tái diễn

Sai khớp bệnh lý :

Mủ khớp

Tiêu chỏm

Sai khớp bẩm sinh

Theo vị trí :

Cụ thể từng khớp

Triệu chứng lâm sàng :

Có thể có sốc [ sai khớp lớn ]

Tại chỗ :

Đau

Hạn chế vận động

Biến dạng chi

Sờ thấy chỏm xương ở vị trí bất thường

Hõm khớp rỗng

Dấu hiệu lò xo

XQuang : chỏm ở ngoài ổ khớp

Diễn biến và biến chứng :

Bình thường : nắn chỉnh tốt , phục hồi vẫn động sau 3-4 tuần

Biến chứng :

Sớm : sốc

Không nắn hoặc nắn không đạt thành sai khớp cũ

Sai khớp tái diễn

Cứng khớp , dính khớp

Cốt hoá quanh khớp

Teo cơ

Tiêu chỏm vô trùng [ khớp hông ]

Lỏng lẻo khớp

Điều trị

Sai khớp mới :

Nắn chỉnh - cố định - vận động

Nguyên tắc :

Vô cảm tốt

Nắn chỉnh càng sớm càng tốt

Nhẹ nhàng từ từ từng thì ngược với thể sai khớp

Sau nắn cố định , x quang kiểm tra

Tập vận động đúng phương pháp

Sai khớp cũ :

Kéo liên tục

Mổ đặt lại khớp khi các đầu xương chưa bị biến dạng

Mổ tạo hình khớp hoặc đóng cứng khớp

Trang chủ / Bí quyết sống khỏe / Thói quen chăm sóc sức khoẻ

Đuối nước hay ngạt nước là nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất gây tử vong cho trẻ em trên toàn thế giới. Mặt khác, đuối nước cũng có thể gặp ở người trưởng thành. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu đuối nước là điều cần thiết cho mỗi người chúng ta!

1. Tìm kiếm sự trợ giúp

KÊU CỨU luôn là điều đầu tiên luôn phải nhớ khi xử trí bất kỳ tình huống khẩn cấp nào.

– Hãy yêu cầu sự trợ giúp nếu thấy nhân viên bảo hộ. Nếu không, hãy nhờ những người nào xung quanh gọi Cấp cứu 115 trong khi bạn xử lý tình huống.

– Nếu chỉ có một mình bạn, hãy lần lượt thực hiện các bước dưới đây.

Hãy luôn nhớ gọi Cấp cứu 115 trước khi bắt đầu các bước sơ cấp cứu đuối nước!

2. Đưa nạn nhân ra khỏi nước

– Tiếp cận, đưa nạn nhân ra khỏi càng sớm càng tốt. Tốt nhất nếu được, hãy dùng tàu, thuyền,.. và chú ý đến sự an toàn của chính bạn.

– Đưa nạn nhân nằm trên mặt phẳng hoặc vùng đất bằng phẳng.

– Cần lưu ý:

  • Cố định cột sống cổ nếu như nạn nhân có dấu hiệu chẩn thương cột sống cổ. Ví dụ như trong trường hợp té ngã, trượt nước, có vết thương vùng cổ,…
  • Không nên xốc nước, vì xốc nước không có hiệu quả trong hồi sức. Đồng thời sẽ làm mất thời gian quý báu để hồi sức nạn nhân.
  • Không nên hơ lửa, vì có thể gây dãn mạch, tụt huyết áp.
  • Không làm thủ thuật Hemlich hoặc bất cứ các thủ thuật khác nhằm lấy nước ra khỏi phổi. Các cách này đều không hiệu quả và chỉ làm chậm trễ quá trình hồi sức.
Đưa nạn nhân ra khỏi nước một cách an toàn nhất có thể!

3. Lay gọi nạn nhân

– Hãy thử lay gọi nạn nhân bằng các cách sau:

  • Lay mạnh hai vai và gọi tên nạn nhân.
  • Bấm mạnh các đầu ngón tay nạn nhân.
  • Day mạnh trên vùng xương ức giữa ngực nạn nhân.

– Nếu nạn nhân tỉnh lại hãy nhanh chóng cho nạn nhân thay quần áo ấm và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

– Nếu nạn nhân vẫn không tỉnh lại, ngay lập tức thực hiện các bước dưới đây.

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề cấp cứu: Dị vật đường thở và cách xử trí

4. Kiểm tra nhịp thở của nạn nhân

– Hãy tiến hành kiểm tra nhịp thở nạn nhân bằng cách:

  • Áp sát tai của bạn vào mũi và miệng nạn nhân, cảm nhận hơi thở.
  • Nhìn sự di động lên xuống của lồng ngực.

– Nếu nạn nhân vẫn thở bình thường, tiến hành kiếm tra mạch.

– Nếu nạn nhân không còn thở:

  • Kiểm tra đường thở của nạn nhân. Với nạn nhân đang nằm ngửa, cho ngửa đầu về sau, nâng cằm. Quan sát trong miệng, họng và mũi nạn nhân có dị vật hay không. Nếu có, hãy nghiêng đầu [nghiêng toàn bộ người nếu nạn nhân có chấn thương cổ] về một phía. Cố gắng dùng tay của bạn, lấy sạch dị vật trong miệng, họng và mũi nạn nhân. Hãy làm thông thoáng đường thở nhất có thể!
  • Tiến hành hà hơi thổi ngạt 5 lần. Cho nạn nhân trở về tư thế nằm ngửa, đầu ngửa về sau, nâng cằm. Một tay bịt mũi nạn nhân, tay còn lại mở to miệng nạn nhân. Hít một hơi bình thường, đặt miệng bạn khớp với miệng nạn nhân, càng kín càng tốt. Sau đó, thở ra trong 2 giây và quan sát lồng ngực nạn nhân nâng lên là hiệu quả. Tiếp tục lặp lại động tác 5 lần, sau đó kiểm tra mạch.
Tư thế hà hơi thổi ngạt đúng cách

5. Kiểm tra mạch của nạn nhân

– Kiểm tra mạch của nạn nhân. Đặt 3 ngón tay giữa của bạn vào vùng 2 bên cổ, ngay phía dưới cằm để kiểm tra động mạch cảnh của nạn nhân. Kiểm tra trong vòng 10 giây.

– Nếu nạn nhân có mạch bình thường, tiếp tục lặp lại hà hơi thổi ngạt cho đến khi nạn nhân thở trở lại bình thường hoặc đến khi có nhân viên cấp cứu hỗ trợ. Kiểm tra lại mạch mỗi 5 phút.

– Nếu nạn nhân không có mạch:

  • Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.
  • Đảm bảo đã đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng.
  • Người sơ cứu nên đứng dạng 2 chân 2 bên người bệnh, mặt hướng về phía người bệnh.
  • Đặt lòng bàn tay thuận trên điểm giữa ngực, ngang núm vú hoặc cách mũi ức khoảng 2 ngón tay, tay nọ đặt trên tay kia, các ngón tay đan nhau.
  • Động tác ép tim tiến hành theo chiều thẳng đứng, 2 tay chống ép thẳng bằng trọng lượng cơ thể. Biên độ ép xuống mỗi lần khoảng 4-5 cm. Sau khi ép xuống cần thả ra để thời gian để tim giãn nở. Ép tim với tần số 80 – 100 lần/phút.
  • Riêng đối với trẻ sơ sinh, chỉ ép tim bằng 2 ngón tay, ép sâu khoảng 2-3 cm.
  • Hai động tác ép tim và hà hơi thổi ngạt phải thực hiện xen kẽ nhau. Cứ 30 lần ép tim, thì 2 lần thổi ngạt.
  • Thực hiện đến khi nạn nhân thở và có mạch lại bình thường. Kiểm tra lại nhịp thở và mạch mỗi 5 phút.

>> Xem thêm: Đo huyết áp tại nhà thế nào cho đúng

– Lưu ý, trong quá trình ép tim và hà hơi thổi ngạt, nạn nhân có thể ói. Nếu nạn nhân ói, nghiêng nạn nhân sang một bên, lấy chất ói bằng ngón tay.

Tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim nạn nhân đuối nước sớm nhất có thể!

6. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

– Ngay khi nạn nhân tỉnh lại hoặc thở và có mạch lại bình thường, thay quần áo ấm và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

– Cần ghi chú lại các thông tin sau đây:

  • Nạn nhân chìm trong nước bao lâu? Môi trường nước như thế nào [nước mặn, nước ngọt, đầm lầy, bùn,..]?
  • Nạn nhân có té ngã, hay chấn thương trước đó không?
  • Thời gian nạn nhân ngưng thở, không có mạch là bao lâu?

Trên đây, bài viết đã cung cấp một cách dễ hiểu và khá đầy đủ về các bước xử trí khi gặp một trường hợp đuối nước. Trên thực tế, các tình huống có thể phức tạp hơn. Vì vậy, hãy đọc đi đọc lại nhiều lần, ghi chú để ghi nhớ được các bước đơn giản được nêu trên. Đừng ngại ngần cùng Youmed tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về sơ cấp cứu cơ bản trong các tình huống khẩn cấp khác, bạn nhé!

Bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • WebMD Medical Reference Reviewed by Jennifer Robinson, MD, “Drowning Treatment: First Aid Information Drowning”, accessed on March 10, 2020, //www.webmd.com.
  • American Academy of Family Physicians [2016], “Prevention and Treatment of Drowning”, accessed on March 10, 2020, //www.aafp.org/afp.
  • Video liên quan

    Chủ Đề