Hệ thống sông có giá trị kinh tế và giao thông lớn nhất của Hoa Kì là

 

Sông Mississippi là một con sông ở Bắc Mỹ. Cái tên "Mississippi" bắt nguồn từ cụm từ misi-ziibi, có nghĩa là 'sông lớn' trong tiếng Ojibwe.[3] Sông có chiều dài là 3.733 kilômét (2.320 dặm) từ hồ Itasca đến Vịnh Mexico. Một con sông khác ở Bắc Mỹ dài hơn là sông Missouri, với chiều dài 3.767 km (2.341 dặm) từ ngã ba của sông Jefferson, sông Madison và sông Gallatin đến sông Mississippi. Các sông nối tiếp nhau Jefferson, Missouri và Mississippi hình thành nên hệ thống các sông lớn nhất ở Bắc Mỹ.

Hệ thống sông có giá trị kinh tế và giao thông lớn nhất của Hoa Kì là
Sông Mississippi

 

Sông Mississippi ở New Orleans.

Các bang Minnesota, Wisconsin, Iowa, Illinois, Missouri, Kentucky, Tennessee, Arkansas, Mississippi, Louisiana Các phụ lưu  - tả ngạn Sông St. Croix, Sông Illinois, Sông Rock, Sông Ohio  - hữu ngạn Sông Minnesota, Sông Missouri, Sông White, Sông Arkansas, Sông Red City Minneapolis, MN, St. Paul, MN, Davenport, IA, St. Louis, MO, Memphis, TN, Baton Rouge, LA, New Orleans, LA Nguồn Hồ Itasca[1] - Vị trí Công viên bang Itasca, Quận Clearwater, MN  - Cao độ 1.475 ft (450 m)  - Tọa độ 47°14′23″B 95°12′27″T / 47,23972°B 95,2075°T / 47.23972; -95.20750 Cửa sông Gulf of Mexico  - vị trí Pilottown, Plaquemines Parish, LA  - cao độ 0 ft (0 m)  - tọa độ 29°09′13″B 89°15′3″T / 29,15361°B 89,25083°T / 29.15361; -89.25083 Chiều dài 2.320 mi (3.734 km) Lưu vực 1.151.000 dặm vuông Anh (2.981.076 km2) Lưu lượng tại Baton Rouge, LA  - trung bình 450.000 cu ft/s (12.743 m3/s) [2] Lưu lượng tại nơi khác (trung bình)

 

 

Hệ thống sông có giá trị kinh tế và giao thông lớn nhất của Hoa Kì là

 

Lưu vực sông Mississippi và các phụ lưu chính

 

 

 

Hệ thống sông có giá trị kinh tế và giao thông lớn nhất của Hoa Kì là

 

Bản đồ chi tiết các phụ lưu sông Mississippi

 

Nếu đo từ nguồn của sông Jefferson đến Vịnh Mexico, chiều dài của hệ thống sông Mississippi-Missouri-Jefferson là khoảng 6.275 km (3.900 dặm), tạo nên hệ thống sông dài thứ 4 trên thế giới.

 

 

 

 

Ngã ba của các sông Mississippi và Ohio tại Cairo, Illinois.

 

 

 

Nguồn của nó là Hồ Itasca ở độ cao 450 mét (1.475 feet) trên mặt nước biển. Sông Mississippi dẫn nước đến hầu hết các vùng giữa dãy núi Rocky và dãy núi Appalachian, ngoại trừ các vùng được dẫn từ vịnh Hudson theo đường dẫn của Sông Đỏ, Ngũ Đại Hồ. Nó chạy xuyên qua hai bang — Minnesota và Louisiana — và được sử dụng để phân định biên giới của tám bang — Wisconsin, Iowa, Illinois, Missouri, Kentucky, Arkansas, Tennessee, và Mississippi thuộc Hoa Kỳ.

Sông Mississippi được chia thành ba phần: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu.

Các phần này được phân chia như sau:

  • Phần thượng lưu kéo dài từ thượng nguồn của sông Mississippi ở hồ Itasca đến nơi hợp lưu với sông Missouri;
  • Phần trung lưu kéo dài từ nơi sông Mississippi hợp lưu với sông Missouri đến nơi hợp lưu với sông Ohio;
  • Phần hạ lưu kéo dài từ nơi sông Mississippi hợp lưu với sông Ohio đến cửa sông ở vịnh Mexico.

Thượng lưu

Sông Mississippi bắt nguồn từ hồ Itasca. Hồ Itasca là một hồ nhỏ nằm ở độ cao 450 m (1.475 feet) trên mực nước biển trong công viên bang Itasca của hạt Clearwater. Tên hồ được ghép lại từ hai từ "Itas" và "ca". Trong đó "Itas" là bốn chữ cái cuối cùng của từ Latin có nghĩa là sự thật, chân lý (veritas) còn "ca" là hai chữ cái đầu tiên của từ Latin có nghĩa là đầu (Caput). Như vậy tên hồ có nghĩa là "đầu nguồn thật sự", ám chỉ đây chính là đầu nguồn của sông Mississippi. Tuy hồ Itasca được công nhận là đầu nguồn của sông Mississippi nhưng trên thực tế nó cũng được nuôi dưỡng bởi các dòng suối nhỏ.

Sau khi chảy ra khỏi hồ Itasca, sông Mississippi nhanh chóng giảm độ cao xuống còn 220 m trên mực nước biển tại thác Saint Anthony.

Trong đoạn thượng lưu, sông Mississippi hợp lưu với một loạt các phụ lưu của nó như:

Số thứ tự Tên phụ lưu Miêu tả Bản đồ phụ lưu
1 Minnesota Sông Minnesota dài 534 km (332 dặm), có lưu lượng là 125 m³/s, bắt nguồn từ phía Tây Nam bang Minnesota là phụ lưu lớn đầu tiên của sông Mississippi, chảy qua bang Nam Dakota, tiểu bang Minnesota và tiểu bang Iowa. Thung lũng sông Minnesota rộng 8 km (5 dặm) và sâu 80 m (250 feet) được tạo thành do bằng hà sông Warren từ 11.700 đến 9.400 năm trước vào cuối thời kì Bằng Hà. Các phụ lưu chính của sông Minnesota là:
  • Sông Little Minnesota;
  • Sông Whetstone;
  • Sông Yellow Bank;
  • Sông Pomme de Terre;
  • Sông Chippewa;
  • Sông Yellow Medicine;
  • Sông Redwood;
  • Sông Cottonwood;
  • Sông Little Cottonwood;
  • Sông Blue Earth;
  • Sông Rush;
  • Sông Credit.

Sông Minnesota hợp lưu với sông Mississippi từ phía hữu ngạn ở pháo đài Snelling, trong khu vực Minneapolis–Saint Paul.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2 Saint Croix Sông Saint Croix dài 272 km (169 dặm) tạo thành đường biên giới dài 201 km (125 dặm) giữa hai bang Wisconsin và Minnesota. Sông Saint Croix bắt nguồn ở phía Tây Bắc bang Wisconsin, phía nam hồ Superior. Các phụ lưu chính của sông Saint Croix là:
  • Sông Namekagon;
  • Sông Kettle;
  • Sông Snake;
  • Sông Sunrise;
  • Sông Apple;
  • Sông Willow;
  • Sông Eau Claire River;
  • sông Kinnickinnic.

Sông Saint Croix hợp lưu với sông Mississippi từ phía tả ngạn ở thành phố Prescott thuộc bang Wisconsin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3 Cannon Sông Cannon dài 180 km (112 dặm) hợp lưu với sông Mississippi từ phía hữu ngạn ở thành phố Red Wing.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4 Zumbro Sông Zumbro dài 104 km (64,6 dặm) tính từ chỗ hợp lưu của các phụ lưu chính và có lưu vực rộng 3,700 km2 (1,428 dặm vuông). 3 nguồn chính của sông Zumbro là:
  • Nhánh nguồn phía Nam của sông Zumbro dài 92,7 km (57,6 dặm);
  • Nhánh nguồn ở giữa của sông Zumbro dài 85,1 km (52,9 dặm);
  • Nhánh nguồn phía Bắc của sông Zumbro dài 92,5 km (57,5 dặm).

Sông Zumbro hợp lưu với sông Mississippi tại Wabasha, Minnesota.

 
5 Black Sông Black dài 310 km (190 dặm). Sông Black được hình thành ở hạt Taylor tại trung tâm bang Wisconsin. Sông Black hợp lưu với sông Mississippi từ phía tả ngạn ở thành phố La Crosse bang Wisconsin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6 La Crosse Sông La Crosse dài 98.7 km (61.3 dặm) hình thành ở phía Bắc hạt Monroe bang Wisconsin. Sông La Crosse hợp lưu với sông Mississsippi từ phía tả ngạn ở thành phố La Crosse bang Wisconsin.  
7 Root Sông Root dài 130 km (80 dặm) chảy qua phía Đông Nam bang Minnesota. Sông Root hợp lưu với sông Mississippi từ phía hữu ngạn ở thành phố La Crosse bang Wisconsin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8 Wisconsin Sông Wisconsin dài 692 km (430 dặm) là con sông dài nhất của tiểu bang Wisconsin, có lưu lượng ở cửa sông là 340 m3/s. Sông Wisconsin hợp lưu với sông Mississippi từ phía tả ngạn ở thành phố Prairie du Chien bang Wisconsin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9 Rock Sông Rock dài 481 km (299 dặm) bắt nguồn ở phía Đông Nam bang Wisconsin chảy qua bang Wisconsin và tiểu bang Illinois. Các phụ lưu của sông Rock là:
  • Sông Crawfish;
  • Sông Bark;
  • Sông Yahara;
  • Sông Pecatonica;
  • Sông Kishwaukee.

Sông Rock hợp lưu với sông Mississippi từ phía tả ngạn ở thành phố Rock Island.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10 Cedar Sông Cedar dài 544 km (338 dặm) chảy qua bang Minnesota và tiểu bang Iowa. Sông này hợp lưu với sông Iowa dài 520 km (323 dặm). Sông Cedar hợp lưu với sông Mississippi từ phía hữu ngạn tại thành phố Wapello, hạt Louisa, tiểu bang Iowa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11 Skunk Sông Skunk dài 150 km (93 dặm) được hình thành tại nơi hợp lưu của hai nhánh nguồn:
  • Sông Skunk Nam dài 298 km (185 dặm);
  • Sông Skunk Bắc dài 208 km (129 dặm).

Sông Skunk đổ vào sông Mississippi từ phía hữu ngạn ở Burlington, Iowa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12 Des Moines Sông Des Moines dài 845 km (525 dặm), có lưu lượng là 246 m3/s bắt nguồn từ hai nhánh sông đầu nguồn ở phía Nam bang Minnesota, chảy qua bang Iowa.
  • Nhánh phía Tây chảy ra từ hồ Shetek ở hạt Murray, phía Tây Nam bang Minnesota.
  • Nhánh phía Đông chảy ra từ hồ Okamanpeedan ở hạt Emmet, nằm tại biên giới của tiểu bang Low với bang Minnesota.

Sông Des Moines được hình thành từ băng hà tan chảy. Dòng sông được đặt tên theo một thành phố mà nó chảy qua: thành phố Des Moines. Sông Des Moines nhập vào sông Mississippi ở hữu ngạn tại Keokuk, Iowa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13 Illinois Sông Illinois dài 439 km (273 dặm), có lưu lượng là 659 m3/s chảy qua bang Illinois. Sông Illinois được hình thành ở nơi hợp lưu của sông Kankakee và sông Des Plaines, phía Đông hạt Grundy. Các phụ lưu của sông Illinois là:

Sông Kankakee; Sông Des Plaines; Sông Mazon; Sông Fox; Sông Vermilion; Sông Mackinaw; Sông Spoon; Sông Sangamon; Sông La Moine. Sông Illinois hợp lưu với sông Mississippi từ phía tả ngạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14 Crow Sông Crow có lưu vực rộng 7140 km2 (2756 dặm vuông). Có 3 dòng suối chính chảy vào sông Crow:
  • Nhánh phía Bắc của sông Crow dài 253,4 km (157,5 dặm);
  • Nhánh giữa của sông Crow dài 72,6 km (45,1 dặm);
  • Nhánh phía Nam của sông Crow dài 186,7 km (116 dặm).

Sông Crow hợp lưu vào sông Mississippi từ phía hữu ngạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đoạn nguồn của sông Mississippi trên bờ hồ Itasca

 

 

 

Xem thêm: Danh sách các lưu vực sông theo diện tích

Sông Mississippi có diện tích lưu vực lớn thứ 4 trên thế giới. Lưu vực này rộng hơn 1.245.000 dặm vuông Anh (3.220.000 km2), bao gồm tất cả các phần của 32 bang Hoa Kỳ và 2 tỉnh của Canada. Lưu vực đổ vào vịnh Mexico, một phần của Đại Tây Dương. Lưu vực Mississippi phủ gần 40% đất liền của Hoa Kỳ lục địa.

Ở Hoa Kỳ, Mississippi thu nước chủ yếu từ các khu vực giữa đỉnh của dãy núi Rocky và đỉnh của dãy núi Appalachia, trừ các khu vực khác nhau chảy vào vịnh Hudson qua sông Đỏ; vào Đại Tây Dương qua Great Lakes và sông Saint Lawrence; vào vịnh Mexico qua Rio Grande, sông Alabama và sông Tombigbee, sông Chattahoochee và sông Apalachicola, và nhiều nhánh nhỏ khác dọc theo vịnh Mexico.

Sông Mississippi hòa vào vịnh Mexico cách New Orleans khoảng 100 dặm (160 km). Chiều dài của sông Mississippi từ hồ Itasca đến vịnh Mexico có nhiều con số khác nhau, tuy nhiên theo USGS là 2.340 dặm (3.770 km). Thời gian nước chảy từ hồ Itasca đến vịnh khoảng 90 ngày.[4]

Sông Mississipi mang đến khá nhiều lợi nhuận cho kinh tế nước nhà từ trước đến nay. Nó đóng vai trò nổi bật trong việc tạo lập những cảnh quan của Bắc Mĩ.

Nhưng có một nơi lại đánh dấu sự chuyển đổi bất thường mà được nhiều người biết là: vùng hạ lưu của sông Mississippi. Nó lại có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của con người nơi đây.

Sông Mississipi là một trong những dòng sông đẹp nhất nước Mỹ và nó cũng là một điểm đến du lịch hoàn hảo cho những ai yêu thiên nhiên hay những cảnh đẹp nên thơ, trữ tình.

  • Bemidji, Minnesota
  • Minneapolis, Minnesota
  • St. Paul, Minnesota
  • La Crosse, Wisconsin
  • Dubuque, Iowa
  • Bettendorf, Iowa
  • Davenport, Iowa
  • Rock Island (Đảo Đá), Illinois
  • Moline, Illinois
  • Burlington, Iowa
  • Quincy, Illinois
  • Hannibal, Missouri
  • St. Louis, Missouri
  • Cairo, Illinois
  • Memphis, Tennessee
  • Greenville, Mississippi
  • Vicksburg, Mississippi
  • Natchez, Mississippi
  • Baton Rouge, Louisiana
  • New Orleans, Louisiana

 

 

 

 

Những người sống quanh năm trong các nhà thuyền trên sông Mississippi ở Winona, Minnesota

 

 

 

 

  1. ^ The United States Geological Survey recognizes two contrasting definitions of a river's source.[1] By the stricter definition, the Mississippi would share its source with its longest tributary, the Missouri, at Brower's Spring in Montana. The other definition acknowledges "somewhat arbitrary decisions" and places the Mississippi's source at Lake Itasca, which is publicly accepted as the source,[2] and which had been identified as such by Brower himself.[3] Lưu trữ 2012-01-18 tại Wayback Machine
  2. ^ Median of the 1,826 daily mean streamflows recorded by the USGS for the period 1978–1983 at Baton Rouge.
  3. ^ decolonialatlas (ngày 12 tháng 1 năm 2015). “The Headwaters of the Mississippi River in Ojibwe”. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ “General Information about the Mississippi River”. Mississippi National River and Recreation Area. National Park Service. 2004. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2006.

 

  • Viện bảo tàng và Bể nuôi Quốc gia Sông Mississippi
  • Thông tin tổng quá về sông Mississippi
  • Bài viết trong Encyclopædia Britannica năm 1911

 

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sông_Mississippi&oldid=68116480”