Hẹp hòi, ích kỷ là gì

Người cho rằng Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó [Hồ Chí Minh toàn tập, sđd, t.5, tr.278-279].

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ích kỷ có mỗi quan hệ với nhiều tính xấu, với nhiều chứng bệnh khác như kiêu ngạo, óc địa vị, tham lam, bệnh địa phương, tham vọng, tự tư tự lợi, kèn cựa, tham ô... Từ kỷ trong ích kỷtheo quan niệm của Người, không chỉ có nghĩa là bản thân mình, mà còn có nghĩa là gia đình mình, địa phương mình; chỉ biết vì lợi ích của bản thân mình, gia đình mình, địa phương mình mà không quan tâm đến lợi ích của người khác, gia đình khác, địa phương khác đều là biểu hiện của bệnh ích kỷ. Trái ngược với ích kỷ là vị tha, biết suy nghĩ và hành động vì lợi ích của người khác, gia đình khác, của địa phương khác.

Bệnh ích kỷ có nhiều nguyên nhân, nhưng đối với cán bộ, đảng viên theo Bác thì nguyên nhân chủ yếu là kém tính đảng chưa đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết .

Để ngăn ngừa, phát hiệnvà loại bỏ bệnh ích kỷ, về phía cá nhân cần phải ráo riết dùng phê bình và tự phê bình để giúp nhauchữa cho hết những bệnh ấy. Về phía tổ chức đảng, phải thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra; kiên quyết thực hành kỷ luật. Đòi hỏi mỗi đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình, đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống bệnh tự mãn, tự tư tự lợi, kiêu ngạo. Phải thực hành khẩu hiệu chí công vô tư; cần, kiệm, liêm, chính như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Video liên quan

Chủ Đề