Hib là bệnh gì

Bạn biết gì về bệnh nhiễm khuẩn do Hib?

Trước khi triển khai vắc-xin phòng bệnh, vi khuẩn Haemophilus influenza týp B [Hib] là tác nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Ngoài ra, Hib còn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm màng não cấp ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm từ 1/3 - 1/2 số trường hợp viêm màng não do vi khuẩn. Điều đặc biệt nguy hiểm là cơ thể mang vi khuẩn Hib sẽ không có dấu hiệu triệu chứng rõ ràng, khiến việc phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu rất khó khăn.[1]

Hãy phòng ngừa hiệu quả cho bé bằng việc tiêm vắc-xin sớm và đầy đủ.

Bệnh nhiễm khuẩn do Hib lây truyền như thế nào?

Vi khuẩn Hib tồn tại ở mũi và họng, dễ lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp, qua những giọt nước bọt do hắt hơi và ho. Nhiều trẻ mang vi khuẩn Hib mà không có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào của bệnh. Những trẻ này có thể gây bệnh cho các trẻ em khác và là nguồn lây bệnh chính trong cộng đồng.[1]

Bệnh nhiễm khuẩn do Hib gây ra những gánh nặng gì?

15-30%

CÓ THỂ ĐỂ LẠI DI CHỨNG
THẦN KINH VĨNH VIỄN

  • Vào năm 2000, ước tính trên toàn thế giới có 8.1 triệu ca bệnh Hib diễn tiến nặng và khoảng 363.000 ca tử vong.
  • Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2000 do Tổ Chức Y Tế Thế Giới [WHO] hợp tác với Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương tiến hành, ước tính hàng năm vi khuẩn Hib gây ra 625 trường hợp viêm màng não và 107.565 trường hợp viêm phổi nặng.
  • Từ 15–30% trường hợp mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn Hib có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần.
  • Từ 5–10% trẻ có thể tử vong khi bị viêm màng não do Hib.[1][2]

Đối tượng dễ nhiễm khuẩn do Hib là ai?

Bất cứ trẻ nào dưới 5 tuổi chưa có miễn dịch phòng bệnh đều có nguy cơ cao mắc bệnh này, đặc biệt là trẻ từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi.

Trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn do Hib có biểu hiện/triệu chứng gì?

Điều nguy hiểm là con bạn có thể mang vi khuẩn Hib mà không có dấu hiệu, triệu chứng rõ ràng của bệnh ở giai đoạn đầu nên khó phát hiện và dễ lây bệnh cho những trẻ khác. Vì vậy, khi thấy trẻ có một vài triệu chứng sau, bạn nên khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn:

  • Sốt, nhức đầu, cổ bị cứng, buồn nôn, ói và ngầy ngật: dấu hiệu viêm màng não.
  • Hụt hơi, sốt, yếu sức, ăn không ngon, nhức đầu, đau ngực và ho: dấu hiệu viêm phổi.
  • Thở và nuốt khó, xanh xao và sốt: dấu hiệu viêm nắp thanh quản.
  • Sưng, viêm và đau ở phần xương bị bệnh: dấu hiệu của viêm tủy xương.

Bệnh nhiễm khuẩn do Hib nếu được điều trị sớm và kịp thời sẽ hạn chế tối đa các di chứng.[4]

Phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn do Hib như thế nào?

Bệnh được phòng ngừa hiệu quả bởi vắc-xin nếu trẻ được tiêm ngừa đúng và đủ 3 mũi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

  • Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm đúng lịch, đúng mũi để tránh nguy cơ mắc bệnh & các biến chứng nguy hiểm.
  • Vắc xin phòng Hib được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam từ năm 2010 dưới dạng vắc xin phối hợp. Đến nay đã có hơn 8 triệu trẻ em được tiêm chủng phòng căn bệnh này. Điều này đã giúp cho hàng ngàn trẻ thoát khỏi nguy cơ mắc viêm phổi, viêm màng não do Hib, cũng như các biến chứng nguy hiểm và tử vong khi mắc bệnh.
  • Bên cạnh biện pháp tiêm vắc-xin để phòng bệnh, mỗi gia đình cần tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống.[1][3]

KIẾN THỨC BẠN CẦN QUAN TÂM

Vi khuẩn Hib mới được các bà mẹ “làm quen” trong những năm gần đây sau khi vắc xin phòng bệnh do vi khuẩn này được đưa vào sử dụng. Trước khi được biết đến, Hib đã là thủ phạm gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

90% ca nhiễm khuẩn nặng do Hib

Haemophilus influenzae là vi khuẩn thường tìm thấy trong mũi họng ở trẻ nhỏ. Vi khuẩn Haemophilus influenzae có 6 týp, trong đó týp b [Hib] gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng. Trong số các ca bệnh nhiễm khuẩn nặng do Haemophilus influenzae, 90%  các trường hợp do Hib gây ra.

Đáng lưu ý, vi khuẩn Hib là một trong các nguyên nhân chính gây viêm phổi nặng, viêm màng não và các bệnh xâm lấn khác ở trẻ dưới 5 tuổi.

Kẻ gây bệnh “ẩn mình”

Vi khuẩn Hib lây theo đường hô hấp trực tiếp từ người này sang người khác trong những giọt nước bọt qua ho, hắt hơi. Trẻ bị nhiễm có thể mang vi khuẩn Hib trong mũi và họng mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng gì của bệnh nhưng vẫn có thể gây lây bệnh cho người khác.

“Nhận diện” bệnh do vi khuẩn Hib

Viêm phổi và viêm màng não là hai thể bệnh thường gặp nhất do vi khuẩn Hib gây ra. Bệnh do vi khuẩn Hib diễn biến nặng thường xảy ra trước khi trẻ đủ 24 tháng tuổi và nguy cơ cao nhất ở trẻ từ 4 đến 18 tháng tuổi.

Tất cả trẻ có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng não, viêm phổi cần phải nghĩ đến nguyên nhân do vi khuẩn Hib.

Trẻ bị viêm phổi có triệu chứng sốt, ớn lạnh, ho, thở nhanh và rút lõm lồng ngực. Trẻ em bị bệnh viêm màng não có thể có dấu hiệu sốt, nhức đầu, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ và đôi khi lú lẫn hay rối loạn ý thức.

Biến chứng của bệnh do vi khuẩn Hib

Trẻ nhỏ bị viêm màng não do vi khuẩn Hib có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, có thể chiếm đến 40% trường hợp.

Bệnh viêm màng não do vi khuẩn dễ gây tử vong cho trẻ nếu không được điều trị kháng sinh sớm. Ngay cả khi được xử trí đúng bằng kháng sinh thì vẫn có từ 3 - 20% số trẻ bị mắc bệnh có thể tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới [WHO] ước tính trên thế giới hàng năm có ít nhất 3 triệu trường hợp mắc bệnh nặng và khoảng 386.000 trường hợp tử vong do Hib.

 Tiêm vắc xin phối hợp có thành phần Hib giúp phòng bệnh hiệu quả cho trẻ nhỏ 

Điều trị bệnh do vi khuẩn Hib như thế nào?

Bệnh do vi khuẩn Hib có thể điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu như Ampicillin, Cotrimoxazole, Cephalosporins và Chloramphenicol. Vi khuẩn Hib có thể kháng một số loại kháng sinh thường sử dụng và đã xuất hiện ở nhiều quốc gia. 

Phòng bệnh do vi khuẩn Hib  như thế nào?

Bệnh có thể chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin  Hib.

Từ tháng 6 năm 2010 vắc xin phối hợp DPT-VGB-Hib được đưa vào sử dụng trong TCMR tiêm miễn phí cho trẻ < 1 tuổi trên toàn quốc. Vắc xin phối hợp DPT-VGB-Hib sử dụng trong TCMR là vắc xin dạng dung dịch giúp phòng được các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi và viêm màng não mủ do Hib. Tiêm vắc xin phối hợp DPT-VGB-Hib cho trẻ lúc 2, 3 và 4 tháng tuổi. Tiêm chủng đầy đủ 3 liều vắc xin Hib sẽ giảm được nguy cơ bệnh Hib trên 90%.

Theo WHO, vắc xin Hib dưới dạng đơn hoặc phối hợp với các vắc xin khác được sử dụng tại 192 quốc gia. Tại Việt Nam, cho đến nay đã có khoảng hơn 29 triệu liều vắc xin DPT-VGB-Hib được sử dụng trong Chương trình TCMR với tỷ lệ tiêm chủng đủ 3 mũi vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi luôn đạt trên 90% trên quy mô toàn quốc

Dự án TCMR

Chủ Đề