Hiến máu có hại cho sức khỏe không vì sao

GIỚI THIỆU

  • Lịch sử hình thành
  • Sơ đổ tổ chức
  • Các khoa/ phòng
  • Thư viện
  • Văn bản bệnh viện

HOẠT ĐỘNG BỆNH VIỆN

  • Khám chữa bệnh
  • Ghép tế bào gốc
  • Ngân hàng máu
  • Ngân hàng tế bào gốc
  • Bản tin BTH
  • Thông cáo báo chí
  • Quan hệ Quốc tế
  • Lịch họp

DỊCH VỤ

  • DNA huyết thống
  • Dịch vụ máu cuống rốn
  • Giữ hồng cầu đông lạnh
  • Khám chữa bệnh
  • Xét nghiệm
  • HLA
  • Đào tạo - Chỉ đạo tuyến

Y HỌC THƯỜNG THỨC

  • Điểm tin bệnh
  • Dinh dưỡng
  • Bệnh lý huyết học
  • Truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Tạp chí APBMT

TIN TỨC - SỰ KIỆN

  • Điểm tin
  • Hội nghị - Hội thảo
  • Hoạt động Đảng và tổ chức Đoàn thể
  • Bảng giá dịch vụ
  • Câu lạc bộ bệnh nhân
  • Tin tức vận động hiến máu
  • Câu lạc bộ hiến máu
  • Cập nhật kỹ thuật
  • Lịch hiến máu
  • Tuyển dụng

HỎI ĐÁP

LỢI ÍCH CỦA VIỆC HIẾN MÁU

Máu là một dược phẩm quí mà cho đến nay chưa có chất thay thế hoàn toàn chức năng của nó, vì vậy nguồn máu để cho cấp cứu và điều trị bệnh nhân vẫn từ nguồn người hiến máu.

Hiện nay nhu cầu sử dụng máu của Việt nam là khoảng 1.600.000 đơn vị máu (Theo ước tính của WHO). Mặc dù số lượng máu hàng năm đều tăng nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng. Điếu này khiến cho cuộc sống của những người bệnh cần truyền máu bị đe dọa từng ngày.

Tất cả chúng ta, người có sức khoẻ bình thường đều có thể hiến một phần máu của mình để cứu người mà không hề ảnh hưởng đến sức khoẻ. Điều này đã được chứng minh bằng cơ sở khoa học và thực tiễn.

Người hiến máu ở độ tuổi nữ tữ 18- 55 và nam từ 18- 60. Cân nặng>45kg. Một năm hiến máu tối đa từ 3- 4 lần. Không mắc bệnh lý, không bị nhiễm các tác nhân lây qua đường truyền máu, không có hành vi nguy cơ, đều có thể hiến máu.

Mỗi lần tham gia hiến máu người hiến máu được bác sĩ khám và tư vấn cho người hiến máu. Lượng máu hiến một lần không quá 9ml/kg (<1/10 lượng máu của cơ thể). Ngay trong khi hiến máu số lượng máu trong cơ thể của bạn có thể thay đổi nhưng bạn đừng lo các chỉ số vẫn ở trong giới hạn sinh lý bình thường, và cơ thể tự điều hòa không ảnh hưởng đến chức năng sống còn của cơ thể.

Thành phần máu bao gồm tế bào máu và huyết tương chúng luôn được đổi mới hàng ngày. Mỗi tế bào máu có đời sống nhất định như hồng cầu là 120 ngày. Tiểu cầu 8-12 ngày, bạch cầu. Mỗi ngày số lượng tế bào máu bị tiêu huỷ sinh lý do tới giới hạn của đời sống là khoảng 25-50 ml máu. Tủy xương là cơ quan tạo máu chính, nó sản sinh các tế bào máu mới tương đương với lượng máu bị hủy sinh lý. Khi máu ngoại vi thiếu hụt dưới tác động của cơ chế kích thích tạo máu, tủy xương sẽ tăng sinh gấp 7-8 lần bình thường để tạo ra hồng cầu và các tế bào máu mới. Sau thời gian hiến máu khoảng từ 3-4 tuần các thành phần máu được hồi phục gần như bình thường. Do đó khi hiến máu việc thay đổi một số lượng tế bào máu già cỗi bằng số lượng tế bào máu mới khỏe mạnh có đời sống dài đảm bảo chức năng tốt hơn. Ngoài ra các kích tố của một số cơ quan nội tiết, tiết ra để kích thích tạo tế bào máu còn tạo cho việc chuyển hoá của cơ thể tốt hơn sau khi hiến máu.

Người hiến máu khi tham gia hiến máu được tư vấn về sức khỏe, được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện có giá trị bồi hoàn lại máu (trong trường hợp không may bản thân cần phải truyền máu) tại các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc, Ngay sau khi hiến máu người hiến máu được bời dưỡng bằng một xuất ăn nhẹ, trao tặng quà, và hỗ trợ tiền chi phí đi lại. Ngoài ra người hiến máu được tôn vinh khen thưởng với số lần đã hiến máu. Người hiến máu tham gia hiến máu trở lại sau thời gian tối thiểu là 3 tháng.

Máu sau khi được thu nhận từ các nguồn hiến máu, Ngân hàng máu sẽ thử các xét nghiệm trên các túi máu về nhóm máu, các virút, vi trùng, ký sinh trùng lây qua đường truyền máu như viêm gan siêu vi B, C, HIV, HTLV, Giang mai, Sốt rét, kháng thể bất thường, để loại các túi máu có mầm bệnh. Từ một túi máu toàn phần Ngân hàng máu có thể tách ra thành nhiều loại sản phẩm máu khác nhau. Tùy từng nhu cầu của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ điều trị có những chỉ định sử dụng các sản phẩm máu đặc hiệu theo nguyên tắc thiếu thành phần nào truyền thành phần máu đó.

Hiến máu nhận đạo, người hiến máu làm việc thiện san sẻ với cộng đồng, có ý thức đảm bảo an toàn cho người nhận, bản thân giữ gìn sức khỏe có lối sống lành mạnh để tiếp tục tham gia hiến máu trở lại, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ không có hại cho sức khỏe.

Ngày 14 tháng 6 hàng năm là ngày thế giới tôn vinh những người hiến máu. Có những người hiến máu 20 lần, 30 lần, 40 lần, 50 lần và hơn nữa nhưng họ vẫn học tập và công tác bình thường. Có những gia đình cả gia đình đều tham gia hiến máu. Nếu không có người hiến máu thì không có máu để truyền cho bệnh nhân. Máu là một móm quá vô giá mà người hiến máu đã tặng cho người bệnh cần truyền máu để họ có thêm cơ hội để chống chọi với bệnh tật. Họ rất đáng được xã hội trân trọng và ghi nhớ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Bé (1998), Lâm sàng huyếtt học. Nhà xuất bản y học tr13-23.

2. Trần Văn Bé (2003), Thực hành huyết học-truyền máu, Nhà xuất bản Y Học TP. Hồ Chí Minh tr 197-209

3. Đỗ Trung Phấn (2003), Bệnh lý tế bào nguồn tạo máu, Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội tr 419-422

4. AABB (2005), Technical Manual 15th Edition pp 189-190,

5. Council of Europe Publishing (2005), Guide to the preparation use and quality assurance of blood component 11th Edition pp 113-115

6. Denise M. Harmening (1994), Modern blood banking and transfusion pratices, 3th Edition. pp 7-11, 124-125

7. Hillyer CD, Silberstein LE, Ness PM, Anderson KC, (2003), Blood banking and Transfusion Medicine. Basic Principles & Practice pp 21-23

Trương Thị Kim Dung

Trương Thị Kim Dung

TIN KHÁC