Hiến máu được bao nhiêu tiền 2022

Ngày 19-12, tiến sĩ-bác sĩ Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, cho biết thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2017/TT-BYT ngày 14-4-2017 của bộ trưởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần và chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn chính thức được áp dụng.

Hoạt động hiến máu - Ảnh minh họa

Theo quy định này, mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu [cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền]: 30.000 đồng/người/lần hiến máu. 

Cùng đó, thông tư sửa đổi cũng quy định số tiền chi trực tiếp cho người hiến máu toàn phần, cụ thể: một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng. Số tiền chi trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu là 400.000 đồng với một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml; 600.000 đồng cho một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 600.000 đồng; và 700.000 đồng cho một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.

Theo bác sĩ Khánh, với người hiến máu tình nguyện không lấy tiền có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu là 100.000 đồng đối với một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng; 150.000 đồng cho một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng; và 180.000 đồng cho một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng. Cùng đó người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu tương đương từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng, tuỳ thể tích chế phẩm máu. Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

Bác sĩ Khánh cho biết trước đây, những người hiến máu tình nguyện thường nhận quà tặng là gấu bông, USB hay một số vật dụng khác thì từ ngày 1-11- 2018 vừa qua, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương lựa chọn sử dụng gói xét nghiệm quà tặng cho người hiến máu tại các điểm hiến máu. "Chỉ một lần hiến máu, ngoài các thông tin về nhóm máu và kết quả sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường máu, người hiến máu có thể biết thêm những thông tin hữu ích về sức khoẻ như: Số lượng các thành phần tế bào máu, chức năng gan, thận, chẩn đoán sớm và kiểm soát nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường, các bệnh về máu, tầm soát ung thư... Người hiến có thể thực hiện xét nghiệm máu ngay tại lần hiến máu tình nguyện hoặc nhận giấy hẹn để thực hiện trong một dịp khác. Sau hơn 1 tháng triển khai đã có hơn 2.000 người hiến máu lựa chọn nhận gói xét nghiệm, chiếm 6% những người tự nguyện đến hiến máu tại viện"- bác sĩ Khánh chia sẻ.

TP HCM đang thiếu máu điều trị

Theo thống kê của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tính đến ngày 17-12, lượng máu dự trữ của viện là 7.400 đơn vị máu trong đó nhóm O chỉ có 2.550 đơn vị [chiếm 34%]. Dù có nhiều hoạt động hiến máu nhưng theo dự kiến từ nay đến tháng 2-2019, viện dự kiến thiếu khoảng 15.000 đơn vị máu để phục vụ cho nhu cầu cấp cứu và điều trị tại các cơ sở y tế. Hiện chỉ tính riêng Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức, số lượng máu viện cung cấp đã chiếm khoảng 60% tổng số lượng máu cung cấp cho các cơ sở điều trị.

Tình trạng khan hiếm máu cũng xảy ra tại TP HCM, trong đó Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP HCM đang thiếu hụt khoảng 13.000 đơn vị máu để đáp ứng nhu cầu điều trị cho hơn 100 bệnh viện tại thành phố.

Hiện nay, nhu cầu máu để điều trị hằng ngày, cho cấp cứu, tai nạn cần số lượng truyền máu rất lớn. Cử chỉ hiến máu cứu người là một hành động cao đẹp và luôn được xã hội tôn vinh.

Nhiều người thắc mắc rằng những ai có thể được hiến máu, Hiến máu được bao nhiêu tiền? hay có thể đi hiến máu ở đâu,v.v… Do vậy, qua bài viết sau đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả những thông tin:

Điều kiện để tham gia hiến máu?

Hiến máu là một hoạt động mà một người tự nguyện cho máu của mình để dùng cho mục đích truyền máu hay chế tạo dược phẩm bằng quá trình phân đoạn [tách các thành phần trong máu]. Hiến máu có thể là máu toàn phần, hoặc các thành phần khác của máu. Ngân hàng máu thường tham gia vào quá trình thu thập máu cũng như các thủ tục theo dõi máu.

Điều kiện để được hiến máu theo tiêu chuẩn của Bộ y tế cụ thể như sau:

– Tất cả mọi người từ 18 – 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.

– Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

– Không bị nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.

– Thời gian giữa 2 lần hiến máu tối thiểu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.

– Phải có giấy tờ tùy thân.

Bên cạnh đó, những người thuộc các trường hợp sau thì không nên hiến máu:

– Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.

– Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các virus lây qua đường truyền máu.

– Người có các bệnh mãn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…

1 đơn vị máu bao nhiêu ml

 Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml

Mức chi cho người hiến máu lấy tiền

Để trả lời cho câu hỏi Hiến máu được bao nhiêu tiền? Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 17/2020/TT-BYT quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BYT mức chi cho người hiến máu lấy tiền như sau:

+ Chi tiền trực tiếp cho người hiến máu toàn phần:

– Một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng;

– Một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng;

– Một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

+ Chi tiền trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu:

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 400.000 đồng;

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 600.000 đồng;

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 700.000 đồng.

 Mức hỗ trợ cho người hiến máu tình tình nguyện

Theo điểm a, b, c khoản 4 Điều 4 Thông tư 17/2020/TT-BYT quy định về mức hỗ trợ đối với trường hợp người hiến máu tình nguyện như sau:

+ Người hiến máu toàn phần tình nguyện có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:

– Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

– Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;

– Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

+ Người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu như sau:

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng;

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.

+ Bên cạnh đó, đối với người hiến máu tình nguyện còn được hỗ trợ chi hỗ trợ chi phí đi lại: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

Hiến máu ở đâu?

Theo thông tin của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã thông báo, người hiến máu có thể lựa chọn đến một trong số những địa điểm để tham gia hiến máu tình nguyện như sau:

+ Hiện máu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương:

Địa chỉ: Phố Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội,

Làm việc từ 8h đến 20h tất cả các ngày [kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ].

+ Tại Hà Nội: làm việc từ 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7:

– Điểm hiến máu cố định Quận Hoàn Kiếm. Địa chỉ: 26 Lương Ngọc Quyến, Hà Nội, số điện thoại: [024] 3718 3154.

– Điểm hiến máu cố định quận Thanh Xuân. Địa chỉ: 132 Quan Nhân, Hà Nội, số điện thoại: [024] 3207 9699.

– Điểm hiến máu cố định quận Đống Đa. Địa chỉ: số 10, ngõ 122 đường Láng, Hà Nội, số điện thoại: [024] 3203 0032.

+ Hiến máy tại Tại TP. Hồ Chí Minh:

– Bệnh viện Truyền máu – Huyết học. Địa chỉ: 118 Hồng Bàng, quận 5; làm việc từ 7h đến 16h30 tất cả các ngày.

– Trung tâm Hiến máu nhân đạo. Địa chỉ: 106 Thiên Phước, quận Tân Bình; làm việc từ 7h đến 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6 [Thứ 7 và Chủ nhật làm việc đến 11h].

– Bệnh viện Chợ Rẫy. Địa chỉ: tầng 1, Trung tâm Truyền máu, 201 B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM; làm việc từ 7h đến 16h thứ 2 đến thứ 6.

+ Hiến máu tại Tại Hải Phòng: 

Trung tâm Huyết học – Truyền máu Hải Phòng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng. Địa chỉ: Số 1, đường Nhà Thương, quận Lê Chân, Hải Phòng; làm việc từ 8h đến 11h và 14h đến 16h tất cả các ngày.

+ Tại Thái Nguyên: Trung tâm Huyết học. Địa chỉ: tầng 7, nhà 15 tầng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, số 479, đường Lương Ngọc Quyến, T.P Thái Nguyên, làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 giờ hành chính. Số điện thoại: 0385.116.115.

+ Tại Đà Nẵng: Khoa Huyết học -Truyền máu, Bệnh viện Đà Nẵng. Địa chỉ:  103 Quang Trung, Đà Nẵng; làm việc tất cả các ngày.

+ Tại Thanh Hóa:

– Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hoá. Địa chỉ: số 263 đường Trần Phú, phường Ba Đình, Tp Thanh Hoá; Làm việc từ 7h30 – 11h30 thứ 4 hàng tuần. Số điện thoại: 0966 88 33 77

– Chùa Đại Bi. Địa chỉ: Đường Mật Sơn, phường Đông Vệ, Tp Thanh Hoá; làm việc từ 7h30 – 11h30 các ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.

– Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

+ Tại Quảng Ngãi: Khoa Huyết học Truyền máu, Lầu 1, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Địa chỉ:  đường Lê Hữu Trác – TP Quảng Ngãi; làm việc từ 7h đến 17h tất cả các ngày.

+ Tại Bình Định: Trung tâm Huyết học – Truyền máu, tầng 4, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Địa chỉ:  số 106 Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn; làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 giờ hành chính.

Ngoài ra, bạn cần liên hệ tới Bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố hoặc Hội Chữ thập đỏ gần nhất để được hướng dẫn về địa điểm hiến máu.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến hiến máu được bao nhiêu tiền? bao gồm: Điều kiện để tham gia hiến máu, mức chi cho người hiến máu lấy tiền, Mức hỗ trợ cho người hiến máu tình tình nguyện và hiến máu ở đâu?

Chủ Đề