Hiến máu tình nguyện có tốt không

SKĐS - Truyền máu giúp cứu sống được hàng triệu sinh mạng mỗi năm. Nó có thể giúp cho những bệnh nhân bị những bệnh như thiếu máu huyết tán kéo dài sự sống và cải thiện chất lượng sống cùng với hỗ trợ nhiều thủ thuật y tế và phẫu thuật phức tạp khác.


Điều quan trọng là cần biết rằng chúng ta không thể sản xuất được máu, vì vậy máu từ người hiến là nguồn cung cấp duy nhất và đó là lý do tại sao hiến máu rất quan trọng và giúp cho những người cần máu. Với những người hiến máu, việc đi hiến máu cũng mang lại cho họ nhiều lợi ích như sau:

Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hiến máu thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát được hàm lượng sắt. Lượng sắt dư thừa hình thành trong cơ thể có thể gây tổn thương oxy hóa, đây là nguyên nhân chính gây tổn thương mô. Vì vậy, hiến máu không chỉ giúp kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể mà còn giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim nói chung. Ngoài ra, nó cũng cải thiện sức khỏe tim bằng cách làm giảm nguy cơ lão hóa sớm, đột quỵ và đau tim.

Giảm nguy cơ bệnh gan và ung thư
Mặc dù chưa có nghiên cứu xác nhận rằng hiến máu làm giảm nguy cơ tổn thương và ung thư gan nhưng có vẻ như nó có tác dụng tích cực lên gan.


Cơ chế của tác động này dựa trên chuyển hóa sắt. Vì dư thừa sắt trong cơ thể gây áp lực cho gan, gây ra rối loạn ở gan, hiến máu giúp ổn định lại hàm lượng sắt trong cơ thể, do vậy giảm nguy cơ tổn thương gan. Ngoài ra, sắt dư thừa tích tụ trong gan gây oxy hóa mô gan, tổn thương cơ quan này, trong một số trường hợp có thể dẫn tới ung thư gan.
Vì vậy, thường xuyên hiến máu làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan.

Giúp giảm cân
Bạn có thể tiêu tốn 650 – 700 Kcal trong một lần hiến máu. Cân nặng của bạn có liên quan tới hấp thu calo và vì vậy, hiến máu có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, bạn nên chọn cách hiến máu an toàn và khoảng 1 lần/3 tháng [không nên thường xuyên hơn] vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và hàm lượng haemoglobin và sắt trong máu.

Mang đến cảm giác hài lòng
Hiến máu đem lại cho bạn cảm giác tuyệt vời vì nghĩ rằng bạn có thể cứu giúp tính mạng của ai đó. Phần máu bạn hiến được chia thành nhiều thành phần theo nhu cầu của bệnh nhân và có thể được sử dụng bởi những người nhận khác nhau vì những mục đích khác nhau. Mỗi lần bạn hiến máu, bạn có thể giúp được 3, 4 người nhận, điều đó khiến bạn có cảm giác hạnh phúc.

Theo SKĐS online

Bạn đang lo lắng về tình trạng thiếu máu sau khi thực hiện hiến máu nhân đạo? Bạn nghĩ vì sao mình nên hiến máu nhân đạo? Hiến máu có ảnh hưởng đến tình trạng máu trong cơ thể không? Nếu quyết định hiến máu nhân đạo thì cần biết những điều gì? Trong bài chia sẽ này sẽ giải đáp toàn bộ những câu hỏi đó của bạn

  1. 1. Tiêu chuẩn sức khỏe để hiến máu

Lượng máu của cơ thể trung bình có khoảng 77ml/kg cân nặng đối với nam, 66ml/kg cân nặng đối với nữ. Như vậy một người Việt Nam trưởng thành trung bình có khoảng từ 3, 5- 5 lít máu [bằng khoảng 1/13 trọng lượng của cơ thể].

Người hiến máu nhân đạo phải đạt các tiêu chuẩn sau nhằm đảm bảo sức khỏe của người hiến máu và người nhận.

Nữ đạt độ tuổi từ 18 – 55 tuổi, và nam từ 18 – 60, mang theo CMND hoặc các giấy tờ tùy thân khác

Là người tình nguyện hiến máu nhân đạo, vì mục đích cứu sống người khác, không vì lợi. Không mắc các bệnh lây truyền qua máu hoặc mắc các bệnh về máu

Lượng máu cho không quá 1/10 lượng máu của cơ thể.

Cân nặng trên 45kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng trên 50 kg, có thể hiến 350ml máu/lần.

Với người hiến máu nhắc lại thì phải đảm bảo khoảng thời gian cách lần hiến máu trước tối thiểu là 84 ngày.

  1. 2. Vì sao bạn nên hiến máu nhân đạo

Bạn sẽ trở thành anh hùng

Chúng ta luôn biết rằng, cho đi chắc hẳn sẽ được nhận lại, mỗi một lần bạn tình nguyện hiến máu là bạn đã góp phần vào việc cứu lấy 3 người trưởng thành hoặc nhiều hơn là các trẻ em sơ sinh trên thế giới. Máu bạn đã tặng sẽ được phân thành các phần khác nhau tùy theo nhu cầu của bệnh nhân. Nhiều trẻ em sơ sinh có thể được cứu sống bởi chúng cần lượng máu nhỏ hơn. Máu của bạn là thứ duy nhất, không có một sản phẩm nào có thể thay thế được, một khi bạn cho đi máu của mình – tức là bạn đã trở thành anh hùng cứu sống nhiều mạng người hơn.

Kiểm tra sức khỏe miễn phí

Trước mỗi lần hiến máu nhân đạo, bạn sẽ được hưởng một loạt các bài kiểm tra sức khỏe hoàn toàn miễn phí. Chẳng hạn thông qua việc đo huyết áp bạn sẽ biết được tình trạng huyết áp của mình, được chuẩn đoán miễn phí bởi các y bác sĩ.

Sau khi hiến tặng, máu của bạn sẽ được sàng lọc và kiểm tra. Vì vậy, bạn sẽ biết sớm hơn nguy cơ mắc các bệnh.

Hiến máu giúp giảm nguy cơ ung thư

Lượng sắt quá cao đã được chứng minh là liên quan đến ung thư. Về mặt lý thuyết, hiến máu thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ ung thư. Nghiên cứu gần đây đã tìm ra những bằng chứng thuyết phục để chứng tỏ điều này. Hiến máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim Hiến máu thường xuyên giúp duy trì lượng sắt trong cơ thể, đặc biệt là ở nam giới. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Mặc dù sắt là yếu tố cần thiết cho sự hoạt động tốt của cơ thể, lượng sắt cao quá mức có thể dẫn đến tổn thương oxy hóa. Tổn thương oxy hóa là thủ phạm chính dẫn đến lão hóa nhanh, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Một nghiên cứu tại Đại học Florida [Mỹ] cho biết, khi hiến máu, sắt được loại bỏ nên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Do sắt làm tăng quá trình ôxy hóa cholesterol, một quá trình làm ảnh hưởng đến các mạch máu và cuối cùng là dẫn đến bệnh tim mạch. Người thường xuyên hiến máu trong nhiều năm có thể giảm được 88% các cơn đau tim và 33% bệnh tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ.

Hiến máu giúp đốt cháy năng lượng

Thời gian hiến máu giúp bạn đốt cháy 650 calo, từ đó giúp bạn kiểm soát cân nặng. Bạn có thể hiến máu 2-3 tháng một lần. Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn và hemoglobin – sắt trong máu.

Tránh ứ đọng sắt

Mỗi lần hiến máu, lượng sắt trong cơ thể có thể không bị ứ đọng. Khi lượng sắt trong máu cao nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch càng lớn vì nó làm tăng quá trình ôxy hóa cholesterol trong cơ thể, gây tổn thương động mạch. Nhờ đó, hiến máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Lưu ý trước và sau khi hiến máu

Thông tin cần biết trước khi hiến máu Khi hiến máu nhân đạo, các bạn cần lưu ý những điều trước và sau khi hiến máu sau:

Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, nên ăn nhẹ và không uống rượu bia.

Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao, không thức quá khuya, không uống rượu bia.

Những ngày đầu sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các chức năng sống của cơ thể.

Một số ít trường hợp những ngày sau hiến máu cảm thấy lo lắng và hơi mệt mỏi, nên bình tĩnh và yên tâm, đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể biểu hiện đang trong quá trình phục hồi và tái tạo máu. Nếu yên tâm, tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi tốt thì những biểu hiện này sẽ nhanh chóng qua đi.

Với những lợi ích của việc hiến máu nhận đạo và ý nghĩa cứu người vào ngày 24/8/2019  cán bộ nhân viên và học sinh trường Trung Cấp Đại Việt Tp. HCM tham gia hiến máu nhân đạo do phường Bình Thọ, quận Thủ Đức tổ chức tại trường Tiểu học Từ Đức, sau đây là một số hình ảnh của buổi hiến máu nhân đạo:

Hiến máu tình nguyện có ảnh hưởng gì không?

Hiến máu tốt hay xấu là thắc mắc rất thường gặp của nhiều người. Hiến máu thật ra là cho đi một lượng rất nhỏ máu trong cơ thể mà mình không thực sự cần. Nó hoàn toàn không gây tổn hại cho cơ thể, thậm chí còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt mà không có một phương thuốc nào thay thế được.

Hiến máu nhân đạo có lợi ích gì?

- Việc hiến máu còn là “sức ép” cho cơ thể sinh máu mới, nhất là hồng cầu để bù cho máu đã mất, kích thích tủy xương sinh máu. Như vậy, hiến máu giúp cơ thể và tủy xương “tập dượt”, phản xạ để huy động năng lượng và nguyên liệu, đáp ứng cho quá trình tạo máu, sẽ là thói quen lợi cho sức khoẻ.

Hiến máu có tác dụng phụ gì?

Tác dụng phụ: Việc hiến máu hoàn toàn an toàn đối với người trưởng thành sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, bạn thể gặp phải một số tác dụng phụ như bầm tím, chảy máu, hoa mắt, váng đầu, buồn nôn, suy nhược trong vòng vài phút sau khi hiến máu. Nếu các triệu chứng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ./.

Hiến máu tốt như thế nào?

Hiến máu thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát được hàm lượng sắt. Lượng sắt dư thừa hình thành trong cơ thể có thể gây tổn thương oxy hóa, đây là nguyên nhân chính gây tổn thương mô. Vì vậy, hiến máu không chỉ giúp kiểm soát hàm lượng sắt trong cơ thể mà còn giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim nói chung.

Chủ Đề