Hình ảnh so sánh là gì

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Luyện từ và câu: So sánh trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. 1. Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau :

  1. Bế cháu ông thủ thỉ :

Cháu khỏe hơn ông nhiều.

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.

PHẠM CÚC

  1. Ông trăng tròn sáng tỏ

Soi rõ sân nhà em

Trăng khuya sáng hơn đèn

Ơi ông trăng sáng tỏ.

TRẦN ĐĂNG KHOA

  1. Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

TRẦN QUỐC MINH

Phương pháp giải:

Em hãy tìm các sự vật có nét giống nhau được so sánh trong câu.

Lời giải chi tiết:

  1. Các hình ảnh so sánh :

- Sức cháu được so sánh với sức ông : Cháu khỏe hơn ông nhiều.

- Ông được so sánh với buổi trời chiều vì ông đã già.

- Cháu được so sánh với ngày rạng sáng vì cháu ngày càng lớn và khỏe mạnh.

  1. Hình ảnh so sánh :

- Trăng được so sánh với đèn : Trăng khuya sáng hơn đèn.

  1. Hình ảnh so sánh :

- Những ngôi sao được so sánh với mẹ : Những ngôi sao thức ngoài kia / Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

- Mẹ được so sánh với ngọn gió của con : Mẹ là ngọn gió của con suốt đời

Câu 2

Ghi lại các từ so sánh trong các khổ thơ trên :

Phương pháp giải:

Các từ so sánh thường dùng để chỉ sự ngang bằng hoặc hơn kém.

Lời giải chi tiết:

- Các từ so sánh đó là: hơn, là, là, hơn, chẳng bằng, là.

Câu 3

Tìm các sự vật được so sánh trong đoạn thơ sau :

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè, hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

TRẦN ĐĂNG KHOA

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

Các sự vật được so sánh :

- Quả dừa được so sánh với đàn lợn

- Tàu dừa được so sánh với chiếc lược

Câu 4

Hãy tìm từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.

Phương pháp giải:

Ở những câu thơ trên bài 3 chưa có từ so sánh [chỉ dùng dấu gạch ngang]. Em hãy thêm từ chỉ sự so sánh ngang bằng để hoàn thành câu. Ví dụ: như, là, tựa như, tựa là, giống như, giống,...

Lời giải chi tiết:

Quả dừa

như, là, tựa như, tựa là, giống như

đàn lợn con nằm trên cao

Tàu dừa

như, là, tựa như, tựa là, giống như

chiếc lược chải vào mây xanh

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Cuộc họp của chữ viết trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Giải câu 1, 2, 3 bài Cuộc họp của chữ viết trang 44 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì ?
  • Chính tả: Mùa thu của em trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Giải câu 1, 2 bài Chính tả: Mùa thu của em trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 2. Tìm tiếng có vần oam thích hợp với chỗ trống :
  • Tập làm văn: Tập tổ chức cuộc họp trang 45 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Tập làm văn: Tập tổ chức cuộc họp trang 45 SGK Tiếng Việt tập 1. Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em đã biết, hãy cùng các bạn tập tổ chức một cuộc họp tổ.
  • Soạn bài Mùa thu của em trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Giải câu 1, 2, 3 bài Mùa thu của em trang 42 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu ? Chính tả: Người lính dũng cảm trang 41 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Giải câu 1, 2, 3 bài Chính tả: Người lính dũng cảm trang 41 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 3. Chép vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau :

Một hình ảnh so sánh là gì?

Trả lời: Hình ảnh so sánh là sự so sánh giữa hai khái niệm khác nhau để tạo ra hình ảnh sống động và rõ ràng. Nó giúp tác giả truyền đạt ý nghĩa một cách sinh động và hấp dẫn.

So sánh là gì Tiếng Việt lớp 3?

So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

Thế nào là so sánh cho ví dụ minh họa?

So sánh được định nghĩa như sau: "So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó. Ví dụ: Tối như mực, Đen như gỗ mun, Nhát như thỏ đế, Chậm như sên...

Hình ảnh so sánh có tác dụng gì lớp 3?

Theo khái niệm chính xác trong SGK, hình ảnh so sánh được biết đến là một biện pháp tu từ nhằm đối chiếu, so sánh các sự việc, sự vật này với sự việc, sự vật khác có sự tương đồng tại thời điểm tương ứng, với mục đích tăng tính gợi cảm, gợi hình khi diễn đạt.

Chủ Đề