Hình ảnh về nét văn hóa việt nam năm 2024

Tại triển lãm, người xem sẽ được chiêm ngưỡng sen muôn màu qua 100 bức ảnh sen với chủ đề "Sen trong đời sống văn hóa Việt" của các nhiếp ảnh gia trong nước. 100 bức ảnh sen được lựa chọn trong hơn 500 bức ảnh sen của Nhà sưu tập - Kỷ lục gia Nguyễn Thị Thanh Tâm, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam.

Không gian sen với hàng ngàn bông sen tươi của Đồng Tháp và Huế cùng hoa sen làm bằng các chất liệu thiên nhiên gắn với môi trường tạo nên sự đa dạng của sen, được trưng bày trong Không gian “Sen trong đời sống văn hóa Việt” sẽ tạo nên khung cảnh đẹp, lý tưởng để chị em phụ nữ và đồng bào về tham dự “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” chụp ảnh, check-in lưu giữ lại những hình ảnh đẹp.

Cũng tại triển lãm, sẽ trình diễn 2 bộ sưu tập áo dài họa tiết sen của 2 nhà thiết kế: Lan Vy [Huế] và Việt Phượng [Thái Nguyên] với những mẫu áo dài họa tiết sen cho người lớn và trẻ em. Những người mẫu chuyên và không chuyên sẽ trình diễn những mẫu áo dài thướt tha, duyên dáng cùng hoa sen.

Một trong những bức ảnh đẹp về sen trong đời sống thường ngày

Giới thiệu 5 cặp xe peugeot cổ trong bộ sưu tập gần 200 chiếc xe peugeot của Kỷ lục gia thế giới Đào Xuân Tình, đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á và Liên minh Kỷ lục thế giới xác lập kỷ lục là “Bộ sưu tập xe đạp peugeot sản xuất tại Cộng hòa Pháp nhiều nhất thế giới”.

Trong khuôn khổ buổi triển lãm sẽ giới thiệu các nghệ nhân với các sản phẩm: Trà sen, bánh, mứt, kẹo sen, sản phẩm truyền thống… Giới thiệu, trình diễn pha trà sen phục vụ đại biểu tham dự và cộng đồng các dân tộc Việt Nam về tham gia các hoạt động “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2022.

Đây là một trong những hoạt động giao lưu văn hóa của những người yêu di sản, có tâm huyết với di sản văn hóa dân tộc. Đặc biệt nhằm tôn vinh hình ảnh hoa sen gắn với sự duyên dáng của phụ nữ Việt Nam, vị trí của hoa sen trong đời sống văn hóa của người Việt.

Thông qua triển lãm “Sen trong đời sống văn hóa Việt”, Ban Tổ chức hy vọng sẽ đem đến cho “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2022 một điểm nhấn ấn tượng, ý nghĩa và thiết thực đối với đồng bào cả nước về tham dự Ngày hội.

Triển lãm sẽ giới thiệu, quảng bá giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di tích, danh lam thắng cảnh, điểm đến của Việt Nam của các tỉnh: Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắk Nông, An Giang.

Những bức ảnh tại triển lãm góp phần khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa du lịch, tạo động lực thu hút các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Tại khu triển lãm chung, du khách sẽ được giới thiệu và tham quan không gian di sản văn hóa Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống thông qua hệ thống tư liệu, hiện vật và hơn 200 bức ảnh về di sản.

Hang Sơn Đoòng.

Tại khu trưng bày chuyên đề sẽ giới thiệu các di sản được UNESCO vinh danh, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam; triển lãm Đặc trưng văn hóa các dân tộc trong di sản văn hóa Việt Nam giới thiệu giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử của Trung du miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long.

Cụm trưng bày Tinh hoa nghề Việt giới thiệu các làng nghề truyền thống và những nghệ nhân đất Việt, đồng thời tái hiện không gian một số làng nghề như gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, gỗ Vân Hà, nón làng Chuông, lụa Vạn Phúc, thêu ren Thắng Lợi, mây tre đan Phú Vinh, gốm Bát Tràng, bánh kẹo truyền thống, hương Quảng Phú Cầu, sừng Thụy Ứng [Hà Nội]; gốm Chu Đậu [Hải Dương]; mỹ nghệ An Dương [Hải Phòng].

Một không gian đặc sắc tại triển lãm là gian trưng bày Nghề lụa là gấm vóc kể chuyện, Áo dài Phú Xuân - nghệ thuật thêu tay truyền thống Huế, trưng bày Cổ phục Việt, Quạt giấy dó Việt Nam, không gian văn hóa trà, không gian du lịch văn hóa cộng đồng…

Khu trưng bày ảnh Du lịch qua các làng nghề truyền thống Việt Nam giới thiệu 80 bức ảnh về nghề và làng nghề truyền thống từ bắc vào nam. Tại đây cũng trưng bày gần 100 tác phẩm đạt giải trong Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023.

Tại Không gian sắc màu di sản văn hóa và danh thắng giới thiệu di sản văn hóa thiên nhiên tiêu biểu của 15 tỉnh, thành phố, trong đó tỉnh Yên Bái với triển lãm ảnh “Yên Bái - Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc”; Ninh Bình với không gian sắc màu di sản văn hóa và danh thắng trưng bày, giới thiệu hình ảnh, hiện vật, tư liệu về cố đô Hoa Lư, quần thể danh thắng Tràng An, khu du lịch Tam Cốc-Bích Động, Nhà thờ đá Phát Diệm, rừng Cúc Phương.

Tỉnh Thanh Hóa có triển lãm văn hóa, du lịch xứ Thanh, giới thiệu Thành nhà Hồ, khu Lam Sơn-Lam Kinh, cầu Hàm Rồng, bãi biển Sầm Sơn, Vườn quốc gia Bến En.

Không gian trưng bày của tỉnh An Giang mang đậm sắc màu văn hóa Kinh-Hoa-Chăm-Khơme, Di chỉ văn hóa Óc Eo, giới thiệu các sản vật đặc trưng như đường thốt nốt, bánh phồng, cốm dẹp, sản phẩm của nghề dệt, đan lát…

Tại Không gian văn hóa ẩm thực, du khách sẽ được thưởng thức tinh hoa ẩm thực truyền thống bắc-trung-nam, trong đó điểm nhấn là hoạt động các nghệ nhân diễn xướng hành trình các món ăn như bánh chưng Đất Tổ [Phú Thọ], thịt heo xiên nướng [Điện Biên], chả cốm đèn lồng [Hà Nội], nem công, bún xào thập cẩm [Huế], nem cua chả mực [đồng bằng Sông Hồng], món ăn thức uống từ hoa xương rồng [Ninh Thuận]…

Trong khuôn khổ triển lãm sẽ diễn ra các hoạt động trải nghiệm làm sản phẩm của nghề thủ công, trình diễn di sản văn hóa vùng miền, giao lưu học sinh, sinh viên với chủ đề Tuổi trẻ với Di sản Văn hóa Việt Nam, chương trình nghệ thuật "Về miền di sản”…

Chủ Đề